Tuesday, March 29, 2016

Trại Tù khổ sai Ba Sao của đảng Việt cộng, nơi nhốt và giết dần giết mòn sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hoà: Ba Sao Chi Mộ của 626 linh hồn tử vong


Ba Sao chi mộ (Phần 1)


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm hương trước tấm bia không mộ của 626 người tù chính trị đã chết trong nhà tù Ba Sao, Nam Hà giai đoạn 1975-1988. Và rất nhiều những người tù chính trị khác đã chết oan khiên trong ngục tù cộng sản

Lời đầu

Lẽ ra, câu chuyện này phải được chúng ta kể cho nhau nghe một cách trọn vẹn. Tiếc rằng, vì một số lý do ngoài ý muốn, “người trong cuộc” (1) đã ngừng sự giúp đỡ tôi nên việc thu thập, tìm hiểu thông tin đã bị gián đoạn.

Hơn nữa, xuất phát từ nhu cầu an toàn cá nhân của nhân chứng, nỗi lo về sự can thiệp hầu phá vỡ sự bình yên, tôn nghiêm của ngôi Chùa - nơi đặt tấm bia thờ 626 người tù chính trị nên người viết đã phải rất cân nhắc khi chuyển tải thông tin đến bạn đọc. Nhưng tôi tin, câu chuyện dù không được kể trọn vẹn như mong muốn cũng sẽ khiến chúng ta thấy xót xa cho Thân phận quê hương. Một Thân phận quê hương được phản chiếu từ Thân phận của những người con Việt bị bức tử bằng cách này hay cách khác trong một giai đoạn khốc liệt, đau thương nhất của lịch sử.

Phần 1: Chuyến tàu vét

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, một trong những hành động đầu tiên mà chế độ cộng sản thực hiện là trả thù những người từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hầu hết những cựu quân nhân cán chính, những viên chức từng làm việc trong chính quyền VNCH, hoặc bị nghi ngờ thuộc thành phần này đều bị đưa đi “cải tạo”, nhưng thực chất là chịu lưu đày tại các nhà tù trên khắp cả nước. Một trong những nơi khét tiếng tàn bạo ở miền Bắc, từng giam cầm hàng ngàn cựu quân nhân cán chính VNCH là nhà tù Ba Sao, Nam Hà.

Con tàu cuối cùng chở tù chính trị từ Nam ra Bắc có cái tên rất thơ mộng: Sông Hương. Rời Sài Gòn ngày 18/4/1977, sau 2 ngày 3 đêm (2), tàu cập bến Hải Phòng, tiếp tục hành trình lưu đày tù ngục của 1200 con người thuộc “bên thua cuộc”.

Chúng tôi, cứ hai người bị chung một chiếc còng. Vừa lên đất liền, hai bên đường đã có người dân Miền Bắc đợi sẵn. Họ ném gạch đá vào chúng tôi. Vừa ném, vừa chửi rủa, mạ lỵ rất thậm tệ. Nhiều người trong số chúng tôi bị ném trúng, vỡ đầu, chảy máu và thương tích”.

Đấy là lời kể của ông Nam, một trong những người tù bị đẩy ra Bắc trong chuyến tàu Sông Hương. Khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, ông Nam đang là thiếu úy quân đội VNCH. Chi tiết này cũng được Linh mục Nguyễn Hữu Lễ thuật lại trong cuốn hồi ký “Tôi phải sống”.

Từ Hải Phòng, số tù nhân này bị tách ra để chia rải rác cho các trại giam khác. Bài viết này xin chỉ đề cập tới những người tù ở Ba Sao, Nam Hà.

Không riêng gì những người tù Ba Sao, hầu như tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH đều bị bắt sau biến cố 30/4/1975. Một số bị đưa ra Bắc ngay thời kỳ đầu. Nhiều người khác bị giam cầm ở miền Nam sau vài năm mới bị chuyển ra Bắc, rồi lại trở ngược vào Nam để tiếp tục cuộc đời lao tù cho đến ngày chết, hoặc trở về khi sức cùng lực cạn.

Nhà tù Ba Sao lại “rộng cửa” đón thêm vài trăm người từ chuyến tàu vét Sông Hương, nơi đang đọa đày hơn 600 tù VNCH đã bị chuyển đến từ những chuyến tàu trước đó.

Tôi có dịp hỏi chuyện linh mục Nguyễn Hữu Lễ (ngài hiện đang sống tại New Zealand) và một nhân chứng khác (sống tại Sài Gòn), thì nhà tù Ba Sao thời bấy giờ chia làm 4 khu giam giữ.

Khu A: Giam cầm các thành phần thuộc viên chức chính phủ, dân biểu, nghị sĩ, sĩ quan cao cấp như thượng nghị sĩ Huỳnh Văn Cao, bộ trưởng Đàm Sỹ Hiến, Bộ trưởng Trần Ngọc Oành, tướng Lê Minh Đảo, ông Văn Thành Cao, tướng Nhu, tướng Trần Văn Chơn, ông Nguyễn Văn Lộc…, hay lãnh tụ Quốc dân đảng là ông Vũ Hồng Khanh.

Khu B: Giam những quân nhân cán chính, những người bị buộc tội “phản động” như linh mục Nguyễn Hữu Lễ, linh mục Nguyễn Bình Tỉnh...

Khu C: Giam tù hình sự miền Bắc.

Khu Mễ: Giam cầm những người bệnh tật, đau yếu. Trong khu Mễ lại có một khu “Kiên giam”. Khu “Kiên giam” dành cho các tù nhân bị kỷ luật với điều kiện giam giữ vô cùng khắc nghiệt. Đã có rất nhiều tù nhân chết trong khi bị “kiên giam”.

“Chúng tôi bị chuyển từ nhà tù miền Nam tới nhà tù Ba Sao miền Bắc trong chuyến tàu Sông Hương vào tháng 4/1977. Lúc ấy nhóm của tôi có 350 người ra đi từ trại Giaray tỉnh Xuân Lộc. Ở Ba Sao được 9 tháng, tôi bị chuyển lên trại Quyết Tiến còn gọi là “Cổng Trời” thuộc tỉnh Hà Giang, nằm sát ranh giới Trung Quốc. Một năm sau đó tôi về trại Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa. Mười năm sau, tức tháng 1/1987, tất cả tù chính trị miền Nam còn sót lại rải rác trong các trại miền Bắc được dồn hết về trại Ba Sao, Nam Hà, trong đó có tôi. Nhưng đội của tôi trước khi tôi rời Ba Sao ra đi nay đã chết quá phân nửa. 

Tết năm đó có một đợt tha tù, được tổ chức rất ồn ào. Đến tháng 5/1987, tất cả số tù nhân từ miền Nam còn sót lại, được chuyển hết về Nam để ở tù tiếp. Chỉ còn “sót lại” 3 người ở miền Bắc, đó là linh mục Nguyễn Bình Tỉnh, anh Nguyễn Đức Khuân và tôi. Hầu hết họ đã chết. Chết vì tuyệt vọng, đói rét, suy kiệt, tiêu chảy, kiết lỵ và nhiều bệnh khác”.

Tác giả Bút ký “Tôi Phải Sống” bùi ngùi kể lại.

Tôi rùng mình tự hỏi, có bao nhiêu tù nhân chính trị đã chết trong suốt thời kỳ từ 1975 trở về sau?

Bao nhiêu ở nhà tù Ba Sao? Bao nhiêu ở Cổng Trời, Thanh Hóa, Phú Yên, Xuân Lộc, Xuyên Mộc, Hàm Tân, Bố Lá...?

Bao nhiêu người đã bị bách hại bởi chính người đồng bào ruột thịt mang tên “cộng sản”, và chết lặng câm ở khắp các nhà tù từ Bắc-Trung-Nam trên dải đất đau thương này?

Không ai biết chính xác, nhưng số người phải bỏ xác ở khắp các nhà tù hẳn không phải là con số ít.

Một ngày nào đó, chế độ cộng sản sẽ phải trả lời những câu hỏi này trước quốc dân đồng bào. Cũng như trả lại sự thật lịch sử cho Dân tộc này.

(Còn tiếp)


Ba Sao chi mộ (Phần 2)

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2016/03/ba-sao-chi-mo-phan-2.html#more



Phần 2: Tấm bia thờ 626 người tù chính trị

“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu Giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.

Một người anh, cũng là cựu tù chính trị hiện sinh sống tại Pháp đã nhắn tôi như thế. Tôi chưa bao giờ trải qua cảm xúc đặc biệt và đầy ám ảnh như lần này. Chuyện thật khó tin: Một trùm cai tù cộng sản dựng một tấm bia và Am thờ những người tù Việt Nam Cộng Hòa!

Câu dặn dò “em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé” làm tôi xót xa. Hình như tôi sắp làm một công việc rất khó khăn và cũng rất thiêng liêng. Hai chữ “các anh” không còn là cách xưng hô nữa mà là tiếng gọi gần gũi, thân thương của những người chung khát vọng. Chứ theo tuổi tác, họ là bậc cha chú của tôi- đứa nhóc Bắc kỳ sinh sau biến cố 1975. 

Mãn án tù nhà (4), tôi lên đường. 

Địa chỉ ngôi Chùa không chính xác nên tôi phải đi tìm hơn hai ngày mới đến nơi. Đó là một ngôi Chùa nhỏ, nằm khiêm tốn bên một con phố khá đông đúc. Sư trụ trì đi vắng, tôi lang thang cho hết thời gian rồi trở lại vào buổi chiều. 

- Thưa thầy, con được người quen giới thiệu đến đây. Nghe nói nhà Chùa có đặt một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà?

Nghe tôi nhắc đến tấm bia, nét mặt thầy tái đi, không giấu được vẻ bối rối.

- Bác Thanh giới thiệu con đến đây. 

Nhận ra người quen, sư thầy trở nên cởi mở hẳn.

Sư thầy kể rằng vài năm trước, cô Thu Hương (một Phật tử) đưa viên cựu Giám thị đến gặp sư thầy. Viên Giám thị trao cho sư thầy một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ năm 1975 đến 1988. Vị này ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong nhà Chùa để thờ cúng các hương linh. Đây không phải ngôi Chùa đầu tiên họ gõ cửa. Những ngôi Chùa trước đều từ chối vì sợ. Các vị sư trụ trì không muốn giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thờ người tù ngay trong Chùa.

- Có cách nào liên lạc với hai người ấy không thưa thầy?

- Khó lắm. Người Giám thị sau khi làm xong tấm bia thì không trở lại đây nữa. Chỉ có cô Thu Hương thời gian đầu vẫn hay tới Chùa tụng kinh và thắp hương cho 626 vị ấy. Nhưng kể từ khi đứa con trai 15 tuổi của Thu Hương bị tai nạn giao thông chết hai năm trước, cô ấy không tiếp xúc với ai nữa.

- Thầy có nghe nói đến ngôi Am thờ 626 vị này không? 

Tôi hỏi, không giấu nổi vẻ hồi hộp khi chờ câu trả lời.

- Đúng là có cái Am thờ. Nhưng tôi chưa tới thăm bao giờ. Nghe nói nằm trong vùng đất của trại giam thì phải. 

- Vậy ai có thể đưa con tới đó?

- Chỉ có người Giám thị và cô Thu Hương thôi. Nhưng Thu Hương thì như tôi vừa nói đấy, cô ấy buồn chán, tuyệt vọng từ ngày mất con nên không còn thiết chuyện gì. Còn người Giám thị thì từ đó không thấy trở lại nữa. Số điện thoại cũng đổi rồi.

Tôi bắt đầu nhìn thấy sự mịt mù phía trước.

Người giữ sổ sách đi vắng. Sư thầy hẹn tôi dịp khác trở lại, sẽ cho tôi xem danh sách 626 người tù. Thầy dẫn tôi xuống nhà linh, nơi đặt tấm bia.

Tôi cảm thấy rợn rợn khi bước chân vào Nhà linh, nơi đặt di ảnh của những người quá cố. Có mấy người đội khăn tang đang ngồi tụng kinh cho người thân mới qua đời. 

Tìm mãi không thấy tấm bia đâu. Tôi bắt đầu lo. Sư thầy quả quyết rằng tấm bia đặt ở phòng này nhưng lâu ngày không nhìn lại nên ngài không nhớ chính xác vị trí nào.

- Ôi đây rồi! Sư thầy reo lên.

Tôi sững người lại. Vừa nhìn thấy tấm bia, nước mắt tôi ứa ra. 

Tôi không xác định được cảm xúc của mình lúc đó. Vui vì đã “tìm thấy các anh”, như lời người anh đồng tù nhắn nhủ, hay buồn vì tôi lại chứng kiến thêm một nỗi đau đớn của quê hương?

Tôi lập cập lục tìm trong túi xách chiếc máy ảnh. Tôi hay bị lúng túng mỗi khi cảm xúc bị “quá độ”. Sư thầy dặn chỉ chụp tấm bia thôi, đừng để những di ảnh xung quanh lọt vào ống kính. Cảm giác tủi thân và xót xa khiến tôi không nói nổi tiếng “vâng” một cách rõ ràng.


Trước khi về, tôi gửi một ít tiền để sư thầy giúp việc nhang khói cho “các anh”. Tôi cầm theo nải chuối, mấy quả cam thầy vừa cho, chậm rãi cuốc bộ trên con phố. Tôi không khóc, nhưng cổ họng nghèn nghẹn và bước chân nặng nề. 

Một tuần sau tôi trở lại Chùa. Sư thầy đi vắng. Vừa nghe tiếng tôi trong điện thoại, sư thầy nhận ra ngay:

- Chị Nghiên hả? Tiếc quá! Thầy đã hỏi người trông coi sổ sách của nhà Chùa rồi. Nhưng chị ấy nói là danh sách đã được hóa (4) đi từ hôm Rằm tháng bảy.

Tôi chết đứng người. Cố gắng lắm tôi mới thốt lên được một câu nghe như không phải giọng của mình.

- Sao lại đốt hả thầy, sao thế được?

- Thì nhà Chùa nghĩ là không cần dùng đến danh sách ấy nữa nên tiện dịp lễ Vu Lan thì hóa luôn cùng với áo mũ, vàng mã chị ạ.

- Thầy ơi! Thầy làm ơn kiểm tra lại giúp con với. Cái danh sách ấy... 626 người tù... thầy ơi, thầy làm ơn!

Tôi cố gắng trấn tĩnh để van lơn.

- Thầy không thể làm gì hơn chị Nghiên ạ. Chúng tôi sẽ hương khói đầy đủ cho các vị ấy.

Nói xong, sư thầy cúp máy.

Một cảm giác còn tệ hơn sự tuyệt vọng. Tôi ôm mặt ngồi thụp xuống giữa đường. Một đứa bé từ đâu chạy lại, trân trân nhìn tôi. Hình như bộ dạng tôi làm đứa bé sợ. Nó co chân chạy, không ngoái lại nhìn.

Bấy giờ tôi nhận thấy, có một thứ cảm xúc rất giống với nỗi buồn, rất giống với niềm tuyệt vọng. Nhưng không hoàn toàn như thế. Thứ cảm xúc thật khó gọi tên. 

Tôi về nhà, lầm lỳ đến vài hôm. 

Không thể dễ dàng bỏ cuộc được, tôi quyết định đi Nam Hà để tìm đến ngôi Am thờ. Người anh đồng tù buồn rầu bảo: 

- Không có cô Thu Hương hay vị Giám thị dẫn đường, em không tìm được đâu.

Lần này thì tôi thật sự tuyệt vọng. Tấm bia, danh sách và Am thờ, tôi chỉ hoàn thành một phần ba công việc.

Tôi nghĩ đến người Giám thị.

Không biết vì lý do gì viên Giám thị lại làm một việc cấm kỵ và mạo hiểm như thế. Hơn ai hết, người này phải ý thức được mức độ nguy hiểm của việc mình làm, nhất là nếu thông tin bị lộ ra ngoài. Chắc chắn phải có một lý do sâu xa và rất đặc biệt để người này làm thế. Vì lợi nhuận ư? Không ai dại dột vì chút giá trị vật chất mà đánh đổi cuộc sống bình yên của mình. Vả lại, bản thân nghề cai tù đã là một cơ hội để làm giàu một cách rất an toàn.

Người anh đồng tù và bác Thanh lý giải rằng, niềm tin tâm linh đã thúc đẩy người Giám thị và cô Thu Hương làm như thế. Có thể người Giám thị sợ bị vong hồn của những người tù tìm đến hỏi tội chăng? Lý giải này không hẳn là vô lý. Tôi đã từng nghe và được biết những chuyện tương tự như thế khi còn trong nhà tù Thanh Hóa. Đã là cai tù, không ít thì nhiều, không chủ ý thì cũng bắt buộc phải dính vào tội ác. Song dù với lý do gì, thì hy vọng cũng có phần trăm nào đó của sự ăn năn, của chút lương tâm bị hối thúc. 

Tôi vốn không mê tín, không tin chuyện dị đoan nhưng tin rằng luôn có một thế giới tâm linh đang nhìn ngó thế giới con người. Ước gì một ngày nào đó, duyên cớ run rủi để chúng ta được biết trọn vẹn câu chuyện về 626 người tù chính trị Ba Sao, Nam Hà. Chúng ta cần được biết về số phận của những người từng bị cộng sản bách hại để hiểu về một giai đoạn lịch sử đã tạo nên thân phận đau thương của dân tộc này.



29.03.2016


________________________________________

Chú thích

(3): Am: Trong tín ngưỡng tôn giáo là nơi thờ Phật, thờ cúng thần linh hoặc vong linh. Am có phạm vi, diện tích nhỏ hơn Miếu. 

(4): Mãn hạn tù nhà: Với tôi, án quản chế là một hình thức tù tại nhà. Tôi hết án quản chế vào tháng 9/2015. 

Thursday, March 24, 2016

Burying the horrors of Chernobyl: Nhà mồ vòm thép chôn vùi khu vực nhiểm phóng xạ khủng khiếp của lò phản ứng hạt nhân nhà máy điện nguyên từ Chernobyl bị nổ tan chảy!

Burying the horrors of Chernobyl: Extraordinary images of giant steel arch which will shut off radioactive site as countryside remains desolate 27 years on


This is the huge steel arch that will entomb Chernobyl's reactor four, and slash the risk of another radioactive disaster.
Đây là mái vòm bằng thép sẽ sao trùm khu lò phản ứng số 4 bị nổ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, và chặn đứng (hy vọng) mối nguy của một thảm họa nguyên tử khác.
The construction, which is one of the biggest engineering projects in history, is being built to seal off nuclear fuel buried inside reactor four which blew up in 1986.
Công trình xây dựng này, là một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất lịch sử, đang được xây dựng nhằm khóa kín những thanh nhiên liệu hạt nhân bị chôn vùi trong lò phản ứng hạt nhân số 4 mà đã bị nổ tung vào năm 1986.
Standing 360 feet tall, and 843 feet wide, the arch will be held together by 680,000 bolts.
Cao 360 feet(120mét), rộng 843 feet(280m), mái vòm được gắn liền với 68000 óc vít
The arches are being constructed a safe distance away from the reactor site, and will be moved into place when they are completed
Những vòm cong đang được xây dựng tại khu vực an toàn cách xa khu vực lò bị thiệt hại, và sẽ được di huyển đặt vào vị trí sau khi hoàn tất.
Costing £1.5billion to build the feat of engineering is a small price to pay to prevent another disaster like the one which blighted generations in the Ukrainian region.
Tuy tốn khoản 1,5 tỷ bản Anh để xây dựng công trình kiến trúc có môt không hai này nhưng so ra chỉ là chí phí nhỏ nhằm ngăn chặn môt thảm họa hạt nhân khác tương tự vụ nổ vừa qua (năm 1986) mà nó gây khổ nạn cho nhiều thế hệ người dân sống trong vùng Ukraine.


Radiation from the blast also spread across the former USSR and Europe prompting fears at the the time about the safety of nuclear power stations.
Phóng xạ gây ra tử vụ nổ cũng lan rộng cả nước Cộng hòa Liên Bang Sô Viết củ và cả khu vực Châu Âu đưa đến mối lo sợ vào thời điểm đó về tình trạng an toàn của các nhà may điện hạt nhân.
Don Kelly, an American nuclear industry veteran, is overseeing the project
Ông Don Kelly, một nhân vật kỳ cựu về kỹ nghệ nguyên tử, đang trông nom công tác thực hiện dự án này.
He told the BBC: 'Nothing like this has ever been attempted before.
Ông cho BBC biết:"từ trước đền nay chư có một dự án nào đước thực hiện như dự án này"
'For anyone in the nuclear business, this is the place you want to be: the biggest, most exciting project in the world right now.'
" Cho những người có liên hệ đến kinh doanh về hạt nhân, đây chính là nơi mà các bạn muốn làm: đây là một dự án lớn nhất, một dự án đầy thú vị và đầy thử thách ngay thời điểm này"
Specialists from 24 countries are working on the massive project which reached its halfway point in the autumn.
Nhiều chuyên viên đến từ 24 quốc gia đang làm việc với dự án khổng lồ mà nó sẽ đạt mức 50% tiến độ và mùa thu này.
Ukrainian veterans of the disaster are also advising on the works, which should be completed by 2015.
Những chuyên viên Ukraine đã từng tham gia ngăn chặn thảm họa tại lò phản ứng hạt nhân hiện đang cố vấn cho các công việc của dự án này, hyvọng sẽ hoàn thành vào năm 2015.
The reactor at the site was badly damaged in the original explosion and fire, and is too radioactive for the arch to be assembled directly above it.
Lò phản ứng hạt nhân tại khu nhà máy bị thiệt hại nghiêm trọng trong lần nổ và cháy trước đây, và bị nhiểm phóng xạ quá mức để mái vòm được lấp ráp ngay tại chổ trên khu lò bị thiệt hại.
So the construction is being put together at a safer distance in two parts, and when both are ready they will slide along tracks to be clamped together in the correct position.
Vì vậy mái vòm được xây dựng và lắp đặt thành hai phần tại một địa điểm xa an toàn, và khi ni phần của mái vòm được hoàn thành, chúng sẽ được đưa đến đúng địa điểm và được gắng liền nhau.
The project is being paid for by 40 countries, and all staff working at the site have an annual allowance of how much radiation they can be exposed to.
Chí phí cho dự án được 40 quốc gia chung trả, và tất cả công nhân viên làm viêc tại khu vực đưuọc chỉ định mức độ phóng xạ tối đa họ có thể bị nhiểm cho một năm.
For some working around the chimney at the site, an entire year's allowance could be used up in just a few hours.
Đối với những nhân viên làm việc tại khu vực ống khói củ lò phản ứng hạt nhân, với số lượng phóng xạ cho phép trong một năm họ chỉ cần  vài giờ là đã vượt qua.
When finished the arch will be big enough to house the Statue Of Liberty, and wide enough to encase a football pitch.
Khi nhà vòm này được hoàn tất, nó sẽ cao  đến mức độ chứa được Tượng Nữ Thần Tự Do, rộng đến mức bao trùm cả sân đá banh.




The Chernobyl arch is one of the biggest engineering projects in history
The Chernobyl arch is one of the biggest engineering projects in history
Mái vòm Chernobyl là một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử


A workman directs a crane at the Chernobyl site

A workman directs a crane at the Chernobyl site

Một công nhân hướng dẩn máy cần cẩu tại khu vực Chernobyl

People working have an annual allowance of radiation that they are allowed to be exposed to. When this allowance runs out they must stop work
People working have an annual allowance of radiation that they are allowed to be exposed to. When this allowance runs out they must stop work
Công nhân viên làm việc được qui địngh mức độ nhiểm phóng xạ cho một năm. Khi đạt mức phóng xạ cho phép, họ phải ngưng làm viêc tại đây.

The huge arch will seal off the reactor at the plant, which blew up in 1986 releasing deadly radiation across Europe

The huge arch will seal off the reactor at the plant, which blew up in 1986 releasing deadly radiation across Europe

The arches are being constructed a safe distance away from the reactor site, and will be moved into place when they are completed

The arches are being constructed a safe distance away from the reactor site, and will be moved into place when they are completed


Costing £1.5billion to build the feat of engineering is a small price to pay to prevent another disaster like the one which blighted generations in the Ukrainian region.



Radiation from the blast also spread across the former USSR and Europe prompting fears at the the time about the safety of nuclear power stations.
Don Kelly, an American nuclear industry veteran, is overseeing the project.

Workers and experts from 24 countries are working on the prestigious project
Workers and experts from 24 countries are working on the prestigious project

The reactor at the site was badly damaged in the original explosion and fire, and is too radioactive for the arch to be assembled directly above it
The reactor at the site was badly damaged in the original explosion and fire, and is too radioactive for the arch to be assembled directly above it

Workers at the Chernobyl site test themselves for radiation
Workers at the Chernobyl site test themselves for radiation

An abandoned auditorium at the Chernobyl site
An abandoned auditorium at the Chernobyl site

The 1986 disaster forced people to flee from their homes. And 27 years on they have not been able to return
The 1986 disaster forced people to flee from their homes. And 27 years on they have not been able to return

A worker gives directions to others working on one half of the giant arch
A worker gives directions to others working on one half of the giant arch


He told the BBC: 'Nothing like this has ever been attempted before.
'For anyone in the nuclear business, this is the place you want to be: the biggest, most exciting project in the world right now.'
Specialists from 24 countries are working on the massive project which reached its halfway point in the autumn.
Ukrainian veterans of the disaster are also advising on the works, which should be completed by 2015.


The arches are being built a few hundred metres away from the actual reactor site
The arches are being built a few hundred metres away from the actual reactor site

Workers at the Chernobyl chimneys can use up their radiation allowance for the entire year in just a few hours
Workers at the Chernobyl chimneys can use up their radiation allowance for the entire year in just a few hours

A set of tracks will be built to delicately slide the two halves of the structure into place
A set of tracks will be built to delicately slide the two halves of the structure into place


Workers on cherry-pickers asses the huge structure
Workers on cherry-pickers asses the huge structure


680,000 heavy bolts will be screwed in place to hold the structure together
Massive job: 680,000 heavy bolts will be screwed in place to hold the structure together

One of the huge screws which will hold the two halves of the arch together
One of the huge screws which will hold the two halves of the arch together


The reactor at the site was badly damaged in the original explosion and fire, and is too radioactive for the arch to be assembled directly above it.
So the construction is being put together at a safer distance in two parts, and when both are ready they will slide along tracks to be clamped together in the correct position.
The project is being paid for by 40 countries, and all staff working at the site have an annual allowance of how much radiation they can be exposed to.
For some working around the chimney at the site, an entire year's allowance could be used up in just a few hours.
When finished the arch will be big enough to house the Statue Of Liberty, and wide enough to encase a football pitch.

Workers must wear protective clothing as the site is still highly radioactive
Workers must wear protective clothing as the site is still highly radioactive

The structure looms large over Chernobyl, which was abandoned after the 1986 disaster
The structure looms large over Chernobyl, which was abandoned after the 1986 disaster

An abandoned block of flats in Chernobyl, which is too radioactive for human habitation
An abandoned block of flats in Chernobyl, which is too radioactive for human habitation

Ghost town: Abandoned buildings in Chernobyl set an eerie scene
Ghost town: Abandoned buildings in Chernobyl set an eerie scene

A sign warns travellers about the dangerous radiation in Chernobyl
A sign warns travellers about the dangerous radiation in Chernobyl

A worker at the Chernobyl nuclear power plant takes a reading of radioactivity inside the 'tomb' encasing the ruined unit 4 reactor which exploded and caught fire causing a nuclear meltdown on April 26 1986
A worker at the Chernobyl nuclear power plant takes a reading of radioactivity inside the 'tomb' encasing the ruined unit 4 reactor which exploded and caught fire causing a nuclear meltdown on April 26 1986










Điện hạt nhân và biến đổi khí hậu ở VN

Điện hạt nhân và biến đổi khí hậu ở VN


http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/03/160309_nguyen_khac_nhan_biendoikhihau?SThisFB

(Xin vô trang BBC trên để nghe phần audio)

Điện hạt nhân và biến đổi khí hậu ở VN

10 tháng 3 2016 Cập nhật lúc 00:09 ICT
Trong dịp đánh dấu tròn 5 năm thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản (11/3/2016), nhà khoa học gốc Việt Nam từ Pháp 'thiết tha' đề nghị chính phủ Việt Nam thay đổi chính sách năng lượng hạt nhân của Việt Nam trước ảnh hưởng ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Trao đổi với BBC hôm 09/3 từ Pháp, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Giám đốc Kinh tế và Chiến lược của Cơ quan năng lượng Quốc gia Pháp (EDF) nói:
"Vì sự sống còn của đất nước (Việt Nam) mến yêu, một lần nữa, tôi thiết tha, trân trọng yêu cầu chính phủ Việt Nam thay đổi chiến lược năng lượng, hủy bỏ gấp chương trình điện hạt nhân."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đề cập 3 kiến nghị mà ông đã trình bày tại Hội nghị "Chiến lược năng lượng cho Việt Nam hậu Hội nghị La COP 21?" tổ chức hôm 08/3/2016 tại Đại học Bách Khoa, ở Grenoble, Pháp.