Saturday, January 30, 2016

Nguyễn Văn Tuấn: Hành vi nhỏ, ý nghĩa lớn

Hành vi nhỏ, ý nghĩa lớn
Nguyễn Tuấn
Trong đời thường, thỉnh thoảng tôi gặp những hành vi nhỏ nhưng nó lại nói lên một cái "văn hoá" không hay ở người Việt mình. Tôi muốn nói đến cái văn hoá đi máy bay và đi thang máy ở VN qua hai câu chuyện mà tôi chứng kiến.
Hôm đó, tôi đáp chuyến bay từ Đà Lạt về Sài Gòn, và ngồi cạnh tôi là một người hành khách rất phiền phức. Anh ta trong bộ trang phục quần đen, áo chim cò, lên máy bay một cách nghêng ngang. Ngồi xuống ghế hạng thương gia, anh ta móc hai cái điện thoại ra để cái cốp trên bàn, lấn sang "sân" tôi, và làm như ra vẻ khoe khoang điện thoại xịn. (Mà xịn thật, vì một cái là Vertu mạ vàng và một cái iPhone mới nhất). Trong tư thế hai chân để nguyên đôi giầy đạp vào bức tường trước ghế, anh ta bậc điện thoại nói chuyện oang oang và đùa cợt với ai đó bằng chất giọng Nghệ An hay Hà Tĩnh (tôi không phân biệt được). Khi cô tiếp viên trưởng đi ngang qua, cô ấy nhỏ nhẹ yêu cầu anh ta tắt điện thoại và để chân xuống, nhưng anh ta phớt lờ. Đến khi máy bay cất cánh, cô ấy lại đến nhắc nhở, nhưng anh ta nói "Tôi là người trong ngành của em mà, đừng nhắc nữa"; nói xong anh ta lại tiếp tục cuộc trò chuyện trên điện thoại cho đến khi mất sóng mới thôi! Qua cách nói chuyện mang tính "dê" của anh ta với tiếp viên (và cô tiếp viên cũng có vẻ vui vẻ được dê), tôi mới biết anh ta là thầy giáo dạy trong trường dành cho tiếp viên của VNA!
Chuyến đi này tôi mướn một căn phòng nhỏ nhưng đầy đủ trong nội thành Sài Gòn. Cái toà nhà 19 tầng, ngoài 10 tầng cho mướn như khách sạn, còn có rất nhiều văn phòng của các công ti nổi tiếng trong và ngoài nước. Mỗi ngày, có nhiều nhân viên văn phòng đi làm. Ai cũng xinh đẹp và ăn mặc rất "business". Nhất là các cô, ôi thôi, áo veston dạng business, váy trên đầu gối, nào là guốc cao gót (rất dễ té và gãy xương), nước hoa loại mắc tiền, mặt mũi thì phấn son rực rỡ cứ như là sắp đi hát cải lương. Tưởng những người như thế là hành xử lịch sự, nhưng tôi lầm to. Cứ mỗi lần thang máy mở cửa, họ xông vào thang máy, chẳng cần chờ người trong thang bước ra. Không có xếp hàng gì cả, mạnh ai nấy xông vào. Ngày nào cũng như thế. Có ngày tôi suýt không ra khỏi thang máy được, vì họ đông quá và chen nhau đứng, làm tôi rất khó di chuyển. Mấy ông bà Tây chỉ biết lắc đầu kiể "bó tay". Tôi thật không nghĩ ra tại sao những con người bề ngoài trông có vẻ sang trọng và "business" như thế mà lại có một hành vi hết sức kém văn minh và kém văn hoá.
Hai câu chuyện đó cứ ám ảnh tôi cho đến nay, sau khi đã về lại Sydney. Tôi nghĩ hai câu chuyện nói lên nhiều khía cạnh liên quan đến quan trí và đạo đức xã hội ở VN. Ai cũng biết các quan chức Việt Nam rất quan liêu, hống hách, xem dân như cỏ rác (dù họ lúc nào cũng tụng niệm câu "học tập và làm theo tấm gương bác Hồ vĩ đại")! Nhưng có một khía cạnh khác còn nguy hiểm hơn cái thái độ đó với dân, và đó là cách họ xem tài sản quốc dân như là ... của họ. Vì xem như thế, nên họ sử dụng các tài sản này một cách vô tội vạ. Họ có thể bảo một hãng máy bay nhà nước chờ cho họ xong buổi tiệc rồi hãy bay. Họ có thể chận khách lại để họ được ưu tiên bay trước. Thậm chí, họ có thể gạt một quốc khách sang một bên để họ chiếm luôn ghế của quốc khách đó. Khi lên máy bay, họ xem đó là nhà của họ, nên muốn làm gì thì làm, và chọn gì thì chọn, bất chấp qui định. Loại suy nghĩ được thể hiện qua thái độ như thế là biểu hiện của một tư duy chiếm đoạt, thậm chí cướp đoạt, chứ không phải tư duy dân chủ và bình đẳng.
Cái hành vi đi thang máy mà tôi đề cập theo tôi nó thể hiện một tư duy chụp giật. Họ muốn được đi trước, bất chấp lợi ích của người khác. Không phải chỉ đi thang máy, mà trong nhiều thói quen tôi quan sát trên đường, đặc biệt là lái xe, cũng có tư duy chụp giật. Ai cũng tranh giành cho mình một chút centimetre đường. Họ sẵn sàng chạy luôn lên lề đường, cắt đường, và bất chấp an toàn cho người đi bộ, chỉ để được đi trước người khác. Cái tư duy "cắt đường" này còn bàng bạc trong kinh doanh, dịch vụ, thậm chí trong thị trường mua quan bán tước. Từ cắt đường dẫn đến tư duy kì quái "đi tắt đón đầu" trong các chính sách về khoa học và giáo dục. Hệ quả là người ta chạy theo những cái ngọn, và mất cái gốc. Hệ quả là nhiều công trình chỉ làm cho có hay xây trên cát, làm để chào mừng cái gì đó, nhưng hoàn toàn không có thực chất. Những toà nhà được xây rất hoành tráng (nếu nhìn từ ngoài), nhưng nếu nhìn kĩ thì ngay cả cách lót những viên gạch cũng chưa đạt, cách làm cầu thang thiếu an toàn, và những đường nối thì ôi thôi nhếch nhác. Những nhà hàng trông sang trọng phía trước, nhưng khi xem cái toilet thì ... hỡi ôi. Nhưng nếu có ai đó nêu vấn đề thì sẽ bị mắng cho là "tiểu tiết"!
Tình trạng trên cũng giống như cách những chậu bông được dàn dựng thành những câu chữ màu mè như "quang vinh muôn năm" nhan nhản khắp nơi, nhưng khi đến gần và nhìn kĩ thì đằng sau dòng chữ đó thì mới thấy những đất cát vương vãi nhầy nhụa và chấp vá. Một đất nước mà chỉ chú trọng cái bề ngoài, nhưng không lo cái thực chất thì làm sao phát triển bền vững được; đó chỉ là giả tạo. Nhưng tiếc thay, hình ảnh thật của đất nước chúng ta cũng giống như những chậu bông đó.

Nguyễn Văn Tuấn: Việt Nam năm 2016 -- cảm nhận từ đường phố


Việt Nam -- cảm nhận từ đường phố

https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1541572419489212

Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương -- không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươi sáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN.
1. Một đất nước trên đà suy thoái
Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.
Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên. Đầu mùa thì vay ngân hàng để mua giống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiền lời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay - trả nợ lại bắt đầu. Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phí khác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quan công quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền người dân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí là phí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho con nghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến con đường tự tử.
Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực cực kì lớn đến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nói rằng hầu hết các con sông ở VN đang chết. Tất tần tật, kể cả heo gà và có khi cả người chết, cũng bị vứt xuống sông. Những con sông VN đang chết vì chúng đã biến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập của nước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cái đập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môi trường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.
Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trở thành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lan truyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạn để tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cái chữ "chạy" ở VN đã có một ý nghĩa khác. Dân chạy để đưa con cái vào đại học, vào cơ quan Nhà nước để hi vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vào các chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên là từ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ra trên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.
2. Đất nước đang bị "bán"
Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặp tôi là than thở rằng đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà, đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc, người ta "qui hoạch" đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xây resort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những "ông chủ" mới thừa tiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.
Chẳng những đất đai được bán, các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn Thái Lan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam. Tuy nhiên, người dân có vẻ "ok" khi người Thái kiểm soát các cửa hàng này, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đáng tin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.
Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy thoái về đạo đức xã hội.
3. Tham nhũng tràn lan
Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm "mùi tham nhũng". Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấp đến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá mà không hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, và họ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là "trí thức" như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn "tinh tế" hơn các ngành khác!
Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng trạng tham nhũng như "ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu", nhưng cho đến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.
4. Xã hội bất an
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tin tức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manh động của các vụ án càng ngày càng táo tợn. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!
Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngày xưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giết xảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôi trồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đã bị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưa bao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.
Đó là chưa nói đến tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.
5. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện
Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức. Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề có bất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vật chóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến của bất cứ một nhân vật "lãnh đạo" tương lai nào! Thay vào đó là những tiếng nói của những người mang danh "sư sĩ" nhưng cách họ nói và ngôn ngữ của họ thì chẳng khác sự "cò mồi" là bao nhiêu.
Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quan tâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng "chỉ lo việc chuyên môn". Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thì có thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảm thiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và ... cho phép. Một xã hội đối xử với giới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.
6. Guồng máy quản lí bất tài
Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài, nên họ thường "sản xuất" ra những qui định hài hước, và có khi cực kì vô lí và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh "ngực nở chân dài" để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốc gia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định "trời ơi": Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làm trò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đã là vô lí, họ còn cho ra một qui định "trên trời" như xe trên 10 chỗ ngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc!
7. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành dân
Sự hành dân của guồng máy quản lí & hành chính của Việt Nam phải nói là vô song trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗi sợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảy lần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyện hành dân mà nói theo tiếng Anh là "incredible" -- không thể tin được. Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như "Nguyển" thay vì "Nguyễn") là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quan chức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư. Họ tìm mọi cách, mọi lúc để "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay.
Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới trí thức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩn bị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC và những tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suy thoái, đất nước bị "bán", tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, trí thức không có tiếng nói, guồng máy quản lí bất tài nhưng giỏi hành dân, thì không nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trong AEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc 
Friday, January 29, 2016 5:45:59 PM 


Ngô Nhân Dụng
Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi.

Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...”
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19.
Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”
Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng nói đảng ông “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Một đảng đề cao “độc lập dân tộc” mà vẫn nhắm mắt cho Cộng Sản Trung Hoa chiếm đất, chiếm đảo của nước mình từ 1958 đến 1974, lại 1988 là làm sao? Tại sao chúng nó tấn công giết hại đồng bào năm 1979 mà lại cúi đầu khom lưng tiếp tục ôm chân “đồng chí anh em” khắng khít từ hội nghị Thành Ðô (1990)?
Nhưng cái lú hiển nhiên nhất là ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì chính miệng ông đã từng nói, “đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Chính ông cũng không biết cái chủ nghĩa xã hội nó thế nào mà xây dựng, bây giờ ông lại nhất định “lãnh đạo” hơn 90 triệu con người Việt Nam tiến đến cái thế giới mù mù mờ mờ đó! Phải nói rằng ông lú, lú quá!
Nói như vậy rồi, cũng phải công nhận rằng lời phê “Lú như Trọng” có phần hơi oan. Bởi vì con đường lú lẫn theo chủ nghĩa Cộng Sản ông Trọng đã đi học người khác chứ không phải chính ông nghĩ ra. Cả đảng Cộng Sản lú chứ không riêng mình Nguyễn Phú Trọng. Cái Lú của ông Trọng có tính chất hệ thống. Niềm hãnh diện lớn nhất trong đời Hồ Chí Minh là “Giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin.” Ðó là đại họa của các đảng viên Cộng Sản và cả dân tộc Việt Nam.
Trong đời sống cá nhân, lúc ứng xử với đời, Nguyễn Phú Trọng không lú chút nào cả. Trái lại, ranh ra phết! Nếu không tinh ma quỷ quái thì làm sao hạ Nguyễn Tấn Dũng rớt đài tơi tả một cách ngoạn mục như thế?
Một trò tinh ma hạ cấp nhất là khích động óc kỳ thị địa phương. Thế kỷ 16, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người Việt đã có mâu thuẫn Ðằng Trong chống Ðằng Ngoài. Thực dân Pháp chia ba miền Nam, Trung, Bắc, đào thêm hố chia rẽ. Trước ngày họp hành bầu bán, phe Nguyễn Phú Trọng đã cho truyền tai nhau, rằng chức tổng bí thư phải là người Bắc, “người ngoài mình!” Nguyễn Tấn Dũng tất nhiên không “đạt yêu cầu!”
Kỳ thị Bắc Nam là một món võ hiệu nghiệm. Vì hiện nay 70% đảng viên Cộng Sản là người Bắc, dù miền này chưa bằng 46% dân số Việt Nam. Tỷ lệ người miền Bắc vào đảng Cộng Sản cao hơn cả nước. Trong số 11 tỉnh mà số đảng viên chiếm 6% dân số hoặc cao hơn thì 9 tỉnh nằm ở châu thổ sông Hồng và ở biên giới Ðông Bắc giáp với Trung Quốc; hai tỉnh khác là Nghệ An và Quảng Bình. Những tỉnh với tỷ lệ đảng viên từ 4% tới 6% đều nằm từ Quảng Trị trở lên, cộng thêm thành phố Ðà Nẵng và Hà Nội, với số đảng viên hơn 5% số dân.
Ngược lại, số người vào đảng Cộng Sản ở miền Nam rất thấp, càng xuống phía Nam càng thấp. Bốn tỉnh ở ngay dưới vĩ tuyến 17 và Kontum, Daknong còn có được 3% tới 4% là đảng viên; các tỉnh Bình Thuận, Lâm Ðồng, Bình Phước, Ðồng Tháp, Kiên Giang, An Giang tỷ lệ đảng viên chiếm dưới 2%. Sài Gòn và các tỉnh khác có 2% tới 3% dân là đảng viên Cộng Sản.
Tỷ lệ đảng viên Cộng Sản ở miền Nam thấp dễ hiểu, vì điều kiện lịch sử và chính sách kỳ thị của đảng. Ðảng Cộng Sản đã hoạt động chính thức ở miền Bắc 30 năm trước khi vào Nam năm 1975, số đảng viên phải cao hơn. Dân miền Nam chán ghét Cộng Sản ngay từ những ngày đầu “mở mắt ra” cho nên ít người muốn theo đuôi. Hơn nữa, muốn vào đảng họ sẽ vướng cái rào cản lý lịch. Cha mẹ từng là quân nhân hay công chức Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn khó vào. Một người muốn vào đảng còn phải kê khai lý lịch cả thân bằng quyến thuộc, kể cả những bà con, anh chị em, cô dì, chú bác đang sống ở nước ngoài; đó là những hàng rào cản trở lớn.
Nhưng ngay tại các tỉnh miền Nam với số đảng viên thấp, hiện nay nhiều đảng viên cũng vốn gốc miền Bắc. Họ vào Nam để chiếm lấy các địa vị quan trọng trong mỗi đơn vị đảng. Tất nhiên khi chọn đại biểu từ mỗi tỉnh hay thành phố đi dự đại hội, số người gốc miền Bắc cũng chiếm đa số vì họ nắm trong tay guồng máy đảng.
Với những con số trên đây, trong thành phần dự trong đại hội vừa rồi, người gốc miền Bắc tất nhiên chiếm đại đa số, đa số áp đảo. Cho nên thủ đoạn kích thích tự ái địa phương có hiệu quả, âm mưu chia rẽ Nam Bắc đã thành công. Trong 19 người vào Bộ Chính Trị mới, có 13 người gốc miền Bắc, miền Nam có 4 người và miền Trung chỉ có 2 người. Trong khóa trước, mỗi miền Nam, Bắc có 6 người, với 4 người sinh ở miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, đến Quảng Nam. Nguyễn Phú Trọng đã đạt mục đích, ngồi yên ở ghế tổng bí thư, nhưng đã phá nát tinh thần đoàn kết dân tộc.
Tình trạng phân biệt đối xử đã diễn ra từ khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Sau năm 1975, cán bộ miền Bắc đã trở thành một đạo quân chiếm đóng trong vùng dưới vĩ tuyến 17. Trong đợt đầu, họ đã tháo gỡ nhiều máy móc, thiết bị đem về Bắc, nhiều khi không biết dùng làm gì, để han rỉ rồi phế thải. Trong khi đó cơ xưởng ở miền Nam phải ngưng hoạt động. Mặc dù bị cưỡng chiếm và bóc lột như vậy, sau thập niên 1980 miền Nam vẫn phát triển nhanh hơn, mức sống lên cao hơn, trở thành đầu tàu kinh tế cho cả nước. Ðể bảo vệ quyền lợi miền Bắc, đảng Cộng Sản đã thu góp tài nguyên cả nước để cung phụng cho miền Bắc. Người dân miền Nam sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn, nhưng tiền thuế họ đóng góp, tiền tiết kiệm họ gửi ngân hàng được đem nuôi dưỡng các cán bộ trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước khi các ngân hàng quốc doanh cho vay theo chỉ thị của đảng. Các xí nghiệp quốc doanh chiếm hơn 50% số tiền vay từ các ngân hàng trong khi đóng góp dưới một phần ba tổng sản lượng nội địa. Trong số 25 xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, 22 xí nghiệp nằm trong vùng Hà Nội.
Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục chính sách Lấy Nam Nuôi Bắc; Sài Gòn làm, Hà Nội ăn. Óc kỳ thị địa phương lên trở thành một chính sách không cần văn bản. Nhà báo Huy Ðức, người Thanh Hóa, tác giả sách Bên Thắng Cuộc, nói rằng: “Chế độ này không bao giờ muốn hòa giải thật sự. Họ lúc nào cũng tự xưng họ là kẻ thắng, họ là chủ nhân của đất nước.”
Một nước chia rẽ là một nước suy yếu. Thực dân Pháp đã theo chính sách chia để trị khi lập ra ba chế độ khác nhau ở ba miền. Năm 1945 cả nước bừng lên phong trào thống nhất. Ngày nay thực dân Pháp không có mặt nữa, vậy đế quốc nào được lợi nhất khi người Việt Nam tiếp tục tinh thần kỳ thị, chia rẽ Nam Bắc? Chỉ có đế quốc đỏ Trung Cộng.

https://www.youtube.com/watch?v=LqB7Z98Ki54

Wednesday, January 27, 2016

Tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa giảm : 26/01/2016


Tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa giảm

http://thanhnien.vn/thoi-su/tinh-trang-o-nhiem-tai-nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-van-chua-giam-661812.html
http://www.baomoi.com/Giam-sat-chat-tinh-trang-o-nhiem-tai-Nha-may-Nhiet-dien-Vinh-Tan/c/18549101.epi
http://phanri.info/threads/nhiet-dien-vinh-tan-2-treu-nguoi-tinh-binh-thuan.623/

26/01/2016 


Ông Lê Trung Trực - Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong, cho biết tổ công tác của huyện vẫn phát hiện nhà máy chở xỉ và than bằng xe ben.
Sáng 25.1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa, dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh này kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định về môi trường tại các nhà máy ở Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (H.Tuy Phong, Bình Thuận).
Tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa giảm - ảnh 1
Gió bụi mù mịt tại công trường Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân trưa ngày 25.1 - Ảnh: Quế Hà
Tham gia đoàn công tác còn có Giám đốc Sở TN-MT Hồ Lâm, đại diện Công an tỉnh và các ban, ngành liên quan. Đoàn đến quan sát tại bãi xỉ than (64 ha) của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Lúc này, gió ở khu vực ven biển Vĩnh Tân rất mạnh, nên dù được tưới nước liên tục nhưng bãi xỉ vẫn có khói bụi mịt mù.


Tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa giảm - ảnh 2
Bộ Công thương và Chính phủ đã đồng ý trong trường hợp nếu bộ tĩnh điện hút bụi của nhà máy bị hư hỏng, có sự cố về môi trường thì nhà máy có thể tự ngưng hoạt động, dù mỗi lần khởi động có thể tốn hàng tỉ đồng 
Tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa giảm - ảnh 3

Ông Thiên Thanh Sơn - Phó giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Theo báo cáo của lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, xỉ than được trộn với nước và vận chuyển đến bãi xỉ bằng xe chuyên dụng. Tuy nhiên, tại cuộc họp với các nhà máy trưa hôm qua, ông Lê Trung Trực - Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong, cho biết tổ công tác của huyện vẫn phát hiện nhà máy chở xỉ và than bằng xe ben.
Tại công trình cảng tổng hợp Vĩnh Tân (Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư), đoàn công tác xuống tận bãi lấn biển để kiểm tra. Thời điểm đoàn kiểm tra có mặt (9 giờ 30 cùng ngày) gió rất lớn, khói bụi mù mịt nhưng chủ dự án không hề tưới nước xuống công trường. Ông Nguyễn Đức Hòa chất vấn đại diện chủ đầu tư vì sao không tưới nước, thì họ cho biết “cứ mỗi tiếng chúng em tưới một xe”. Nhưng thực tế thì công trường của Cảng tổng hợp Vĩnh Tân khói bụi vẫn mù mịt.
Tại công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (nơi các nhà thầu Trung Quốc đang thi công), đoàn công tác vào sâu tận bên trong công trường, giáp với mặt biển để kiểm tra. Theo chủ đầu tư dự án Nhà máy Vĩnh Tân 1, do còn một bãi đất rộng trên 20 ha sát biển chưa sử dụng, không thể tưới nước phủ kín, nên vẫn còn nhiều khói bụi.
Tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa giảm - ảnh 4
Xe chuyên dụng dùng để vận chuyển xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Ảnh: Quế Hà
Lấy nước phân tích mức độ ô nhiễm
Báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh ngay tại công trường, Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong Lê Trung Trực, cho biết huyện cử một tổ công tác đặc biệt “cắm” 24/24 giờ tại khu vực nhà máy. “Mấy ngày nay gió cực mạnh, cả ngày lẫn đêm. Bà con lo ngại bụi than từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phát tán vào khu dân cư. Chúng tôi cũng lo ngại vì còn 6 điểm công trường đang thi công gây ô nhiễm nặng, đặc biệt là bãi xỉ than”, ông Trực nói.
Cũng theo ông Trực, hiện nay bãi xỉ giáp chân núi (mới chỉ được phủ bạt ngày 24.1) nếu chỉ ngưng một buổi không tưới nước thì tro xỉ sẽ gây ô nhiễm ngay. “Đề nghị nhà máy phải thường xuyên tưới nước. Chứ không phải thấy có đoàn của tỉnh ra kiểm tra thì mới tưới, khi đoàn công tác về rồi lại ngưng. Bãi than của Vĩnh Tân 2 đã đầy rồi, mai mốt còn 3 nhà máy nữa thì lượng than sẽ nhiều đến chừng nào, chúng tôi rất không yên tâm”, ông Trực lo lắng.
Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận, ông Hồ Lâm thì “điểm mặt” một số vị trí đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất nặng, đó là: Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, bãi xỉ than của Nhà máy Vĩnh Tân 2, khu san gạt của Vinacomin (do Công ty Đông Bắc thi công) và mỏ đá của Công ty Bắc Hà. Ông Hồ Lâm cũng cho biết hiện Sở TN-MT đang lấy mẫu nước ở Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân để đem đi phân tích mức độ ô nhiễm, dự kiến cuối tháng 1 sẽ có kết quả.
Ông Nguyễn Đức Hòa cho rằng các biện pháp của nhà thầu hiện chưa hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. “Để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, tôi yêu cầu các nhà thầu phải tưới nước thường xuyên. Nếu trong trường hợp gió quá mạnh thì phải ngưng thi công. Ngoài ra, yêu cầu Sở TN-MT chủ trì, cùng với Công an tỉnh và UBND H.Tuy Phong phải giám sát chặt diễn biến môi trường tại các nhà máy và có báo cáo hằng ngày cho UBND tỉnh. Trước, trong và sau Tết Nguyên đán phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Quyết không để tình trạng ô nhiễm xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”, ông Hòa nhấn mạnh.
Quế Hà
Mời đoc thêm tài liệu này:
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2015/04/nhung-tac-hai-nghiem-trong-tu-nha-may.html

http://phanri.info/threads/nhiet-dien-vinh-tan-2-treu-nguoi-tinh-binh-thuan.623/

[​IMG]

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đi kiểm tra thì Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 biết trước, cho tưới nước bãi xỉ tan ướt nhẹp. Lãnh đạo về rồi thì thôi không thèm tưới khiến tro bụi phát tán, ô nhiễm nặng, dân tình bức xúc. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận và Công an tỉnh đã có công văn khẩn gửi lãnh đạo UBND tỉnh này về việc ô nhiễm nặng ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Bãi xỉ than của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 không ổn cho cuộc sống của người dân nơi đây.

Sáng 25.1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa, dẫn đầu đoàn công tác của UBND tỉnh Bình Thuận đi thẳng đến đến bãi xỉ than (64 ha) của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để quan sát, kiểm tra đột xuất. Tại thời điểm quan sát, gió ở khu vực ven biển Vĩnh Tân rất mạnh, nên dù được tưới nước liên tục nhưng bãi xỉ vẫn có khói bụi mịt mù. 

[​IMG]
Bãi tập kết than của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đầy ắp vừa được che bạt 
Lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 báo cáo xỉ than được trộn với nước và vận chuyển đến bãi xỉ bằng xe chuyên dụng. Tuy nhiên, tại cuộc họp với các nhà máy lúc trưa qua, ông Lê Trung Trực- Phó Chủ tịch UBND H.Tuy Phong cho biết, tổ công tác của huyện vẫn phát hiện nhà mày chở xỉ và than bằng xe ben.

Tại công trình cảng tổng hợp Vĩnh Tân (Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư), đoàn công tác xuống tận bãi lấn biển để kiểm tra. Thời điểm đoàn kiểm tra có mặt lúc 9 giờ 30 sáng 25.1, gió rất lớn, khói bụi mù mịt. Chủ dự án không hề tưới nước xuống công trường. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hòa chất vấn đại diện chủ đầu tư vì sao không tưới nước, thì họ cho biết “cứ mỗi tiếng chúng em tưới một xe”. Thực tế thì công trường của Cảng tổng hợp Vĩnh Tân khói bụi mù mịt trong sức gió “kỉ lục”. 

[​IMG]
Tại công trường nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (các nhà thầu Trung Quốc đang thi công), đoàn công tác vào sâu tận bên trong công trường, giáp với mặt biển. “Các con đường nội bộ nhà máy đều mới được tưới nước, nên bụi có giảm so với những ngày trước”- Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong Lê Trung Trực nhận xét.

Theo chủ dự án nhà máy Vĩnh Tân 1, do còn một bãi đất rộng trên 20 ha sát biển chưa sử dụng, không thể tưới nước phủ kín, nên vẫn còn bụi.

Lo ngại trong mùa khô

Báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh ngay tại công trường, Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong Lê Trung Trực, cho biết huyện có một tổ công tác đặc biệt “cắm” 24/24 giờ tại khu vực nhà máy.

“Mấy ngày nay gió cực mạnh, cả ngày cả đêm. Bà con lo ngại bụi than từ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 lại phát tán vào khu dân cư. Chúng tôi cũng lo ngại vì còn 6 điểm công trường đang thi công gây ô nhiễm nặng, đặc biệt là bãi xỉ than”.

Cũng theo ông Lê Trung Trực, hiện nay bãi xỉ giáp chân núi, (mới chỉ được phủ bạt ngày 24.1) “với sức gió như hôm nay”, nếu chỉ ngưng một buổi không tưới nước thì tro xỉ sẽ gây ô nhiễm ngay. Đây là mối nguy lớn nhất. 

[​IMG]
“Đề nghị nhà máy phải thường xuyên tưới nước. Chứ không phải thấy có đoàn của tỉnh ra kiểm tra thì tưới, đoàn công tác về rồi lại ngưng. Bãi than của Vĩnh Tân 2 đã đầy rồi, mai mốt còn 3 nhà máy nữa thì lượng than sẽ nhiều đến chừng nào, chúng tôi rất lo”- Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phong lo ngại.

Tại công trường của dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 đang san gạt mặt bằng, cũng góp phần khói bụi, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hòa phê bình chủ dự án này vì trong cuộc họp ngay trưa qua, không hề có chủ đầu tư Cảng tổng Vĩnh Tân và Nhà máy Vĩnh Tân 3.

Không làm triệt để sẽ phạt nặng

Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận, ông Hồ Lâm “điểm mặt” một số vị trí đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất nặng, đó là: Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, bãi xỉ than của nhà máy Vĩnh Tân 2, khu san gạt của Vinacomin (do công ty Đông Bắc thi công) và mỏ đá của Công ty Bắc Hà. Ông Hồ Lâm cũng cho biết, hiện Sở TN-MT đang lấy mẫu nước ở Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân để đem đi phân tích mức độ ô nhiễm. Cuối tháng 1 sẽ có kết quả.

“Nếu các đơn vị thi công không có các giải pháp chặn đứng tình trạng ô nhiễm hiện nay, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xử phạt thật nặng”- giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận nói. 



“Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giá trị hàng tỉ đô-la Mỹ. Do vậy các nhà thầu, chủ đầu tư không tiếc gì đôi ba chục triệu đồng tiền nước tưới nhằm giảm khói bụi nơi công trường. Cái này là trách nhiệm, phải giữ gìn sức khỏe và coi trọng cuộc sống của người dân địa phương”- ông Nguyễn Đức Hòa- Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Trường hợp đặc biệt phải ngưng thi công

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa, cho rằng dù đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng “phải vì cuộc sống của người dân”. Ông Nguyễn Đức Hòa cho rằng các biện pháp của nhà thầu hiện chưa mang lại hiệu quả cao trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường. “Giờ đã là mùa khô, từ nay đến Tết gió rất mạnh. Để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, tôi yêu cầu các nhà thầu phải tưới nước thường xuyên. Nếu trong trường hợp gió quá mạnh, phải ngưng thi công”- ông Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh.

Về lâu dài, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là “không ổn”.

“Tôi nghĩ bãi xỉ không ổn khi nằm sát chân núi. Mỗi khi gió mạnh thổi vào gặp núi, tạo thành cơn lốc xoáy vào bãi xỉ than. Rất nguy hiểm”. 

[​IMG]
Gió bụi mù mịt tại các công trường Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân trưa ngày 25.1 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa cũng yêu cầu Sở TN-MT chủ trì, cùng với Công an tỉnh và UBND H.Tuy Phong phải giám sát chặt diễn biến của các nhà nhà máy và có báo cáo hằng ngày cho UBND tỉnh. “Trước, trong và sau tết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Quyết không để tình trạng ô nhiễm xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”- ông Nguyễn Đức Hòa nói.





Tuesday, January 26, 2016

Dân tộc này có gì tội lỗi mà ông Trời trừng phạt. Sao ông không trị tội bọn Việt cộng?

Dân tộc này có gì tội lỗi mà ông Trời trừng phạt 


Đỗ Minh Tuấn


Dân tộc này có gì tội lỗi mà ông Trời trừng phạt vào đúng lúc những con người tội nghiệp có nhiều hy vọng đổi đời? Tội đã phản bội tổ tiên, rước tà thuyết, rước kẻ thù truyền kiếp vào để chôn vùi những giá trị nhân văn cao cả của tổ tiên, biến dải đất này thành hang ổ của bọn cướp ngày, ăn cắp, ức hiếp dân lành, giết người hàng loạt?! Ông Trời có mắt ơi! Tổ tiên linh thiêng ơi! Tội lỗi ấy đâu phải là do những người dân hiền lành nhân hậu xả thân vì nghĩa lớn, sẵn sàng đi theo tiếng gọi giải phóng để "Người cày có ruộng", để "Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", để "sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới"? Họ đâu biết rằng họ bỏ xương máu ra để giành lại tự do độc lập nhưng một nhóm người câu kết với ngoại bang để cướp giật xương máu ấy, chiến thắng ấy, lời hứa ấy, tương lai đơn giản mà xa vời ấy?
Những con người trên núi non hẻo lánh, cơm còn chẳng đủ ăn, đi học phải leo dây qua vực thẳm núi cao, manh áo mỏng manh vá chằng vá đụp. Họ có được hứa một tượng đài lãnh tụ ngàn tỷ để ngắm nhìn, đón Tây du lịch như ăn cá gỗ, ăn khách sang, ăn biểu tượng, ăn lương rửa tiền cho bọn quan tham. Vậy mà ông Trời trút lên họ cái lạnh thấu xương, để trừng phạt họ? Sao ông Trời không ném tuyết lạnh xuống Hà Nội, Sài Gòn, Đà nẵng... nơi trùng điệp bê tông, sắt thép, ô tô, ngân hàng, sàn nhảy và quần áo thời trang... nặng hàng triệu triệu tấn vàng đè lên lưng họ gánh nợ ngàn đời chưa trả hết?
Sao ông Trời không trút lạnh lên cái gọ là Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình để trừng phạt những kẻ đại diện cho các tập đoàn tội ác khác nhau đang ngồi chia chác lần cuối xương máu, mồ hôi, hy vọng và tương lai của họ? Ông Trời có mắt sao không nhìn thấy họ làm ngơ trước những luật chơi gian trá, những dấu hiệu gian lận phiếu đề cử, phiếu bầu mà báo chí đã nêu, những mánh khóe tổ chức, những thỏa hiệp hèn hạ ích kỷ vô trách nhiệm trước tương lai dân tộc, vô cảm trước nỗi lo âu, niềm hy vọng và lo lắng của hàng triệu người đã trông chờ điều tốt và lẽ phải, hùng khí và trí tuệ dưới cái mái nhà lượn sóng như bị yểm bùa kia?
Ông Trời ơi! Cho dù ông Trời có đổ tuyết lạnh xuống Mỹ Đình hay Ba Đình, thì cái lạnh vẫn không tới bọn quỷ đột lốt người vì chúng không chỉ có quần áo ấm, kẻ hầu người hạ. Chúng còn ôm ấp nhau, sưởi ấm cho nhau trong bài toàn chia chác tiếp cuộc đời trụi trần tay trắng lạnh buốt xương của họ. Ông Trời ơi! Ông có mắt không? Ông có mắt không?!
Đỗ Minh Tuấn
Sau hơn 1 ngày nhiệt độ xuống thấp kỷ lục, nhiều huyện miền núi, biên giới ở Nghệ An đã chìm trong tuyết trắng. Nhiều trâu bò, hoa màu của người dân bị chết vì quá rét.
Ngày 25/1, theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, nhiệt độ ở các huyện miền núi, biên giới như: Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương vẫn tiếp tục giảm sâu xuống 0 độ C. Có nơi nhiệt độ xuống đến -8 độ C, tuyết rơi dày đặc.
Tại khu vực cửa khẩu lối mở thuộc bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, kỳ sơn, Nghệ An), tuyết bắt đầu rơi từ sáng 24/1.
Đến thời điểm hiện tại (chiều tối 25/1) tuyết vẫn rơi dày và nhiều hơn.
clip_image001
Ở các huyện miền núi Nghệ An, tuyết bắt đầu rơi từ ngày 24/1 và trong ngày 25/1 tiếp tục rơi nhiều và dày hơn. Ảnh:Bằng Trần.
Theo các cán bộ làm việc tại khu vực cửa khẩu lối mở Buộc Mú (Na Ngoi), vào thời điểm ban ngày nhiệt độ giảm xuống -8 độ C và đến đêm khuya có thể giảm sâu hơn.
Đến chiều tối 25/1, tình trạng tuyết rơi dày hơn 10cm và không có dấu hiệu ngừng. Dự kiến ngày mai 26/1 sẽ vẫn có băng tuyết tại khu vực cửa khẩu này.
Do ảnh hưởng của thời tiết giá rét và băng tuyết nên cuộc sống của người dân nơi đây cũng bị đảo lộn và ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, nhiều trâu bò, gia súc, gia cầm và hoa màu của người dân ở các huyện miền núi đã bị chết, thiệt hại vì giá rét.
Trao đổi với PV, ông Vi Thái Điệp - Chủ tịch UBND xã Quang Phong (huyện Quế Phong, Nghệ An) cho biết, mấy ngày qua nhiệt độ trên địa bàn giảm sâu xuống chỉ còn từ 5-8 độ C. Vì quá rét nên trên địa bàn xã đã có 8 con trâu bò bị chết.
clip_image002
Nhiều tuyến đường phủ trắng trong tuyết với độ dày hơn 10cm, đi lại rất khó khăn, trơn trượt. Ảnh: Bằng Trần.
Để phòng tránh tình trạng trâu bò, gia súc chết vì rét, người dân đã tìm nhiều cách để phòng tránh rét cho trâu bò như đắp chăn, đốt củi sưởi ấm cho trâu bò.
Hiện chính quyền xã Quang Phong vẫn đang tiếp tục thống kê số lượng trâu bò, gia súc, gia cầm và hoa màu của người dân bị chết để có phương án tìm cách hỗ trợ giúp người dân qua lúc khó khăn.
Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết: “Rét nặng nhất là ở xã Tri Lễ, Tối qua nhiệt độ xuống -2 độ C nên có tuyết rơi.
Chúng tôi đã chỉ đạo bà con đưa trâu bò thả rông lùa về nhốt ở chuồng và đốt lửa sưởi ấm. Tất cả mạ gieo trong vụ đông xuân cũng được bà con bọc ni lông”.
clip_image003
Ô tô mắc kẹt trong tuyết trắng ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An), người dân phải xuống cuốc bộ.
Trước tình trạng giá rét, nhiệt độ xuống thấp kỷ lục như hiện nay, Sở GD - ĐT Nghệ An cũng đã có chỉ đạo cho phòng giáo dục các huyện xem xét tình hình thực tế thời tiết để thông báo cho học sinh nghỉ học, đảm bảo sức khỏe của các học sinh.
Sở GD-DDT Nghệ An yêu cầu các phòng Giáo dục cần phải thường xuyên theo dõi tin tức trên các kênh dự báo thời tiết để cập nhật tình hình.
Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C sẽ cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ. Nếu dưới 7 độ C học sinh THPT và THCS sẽ nghỉ học.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD - ĐT Nghệ An cho biết, trong ngày 25/1, học sinh tiểu học và mầm non của TP. Vinh, huyện Tân Kỳ và huyện Con Cuông được nghỉ học.
Riêng huyện miền núi Kỳ Sơn như xã Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn do nhiệt độ đã xuống dưới 0 độ C nên toàn bộ các cấp học đã được nghỉ học.
Một số hình ảnh tuyết rơi trắng xóa ngày càng dày tại xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An):
clip_image004
Nhiều con đường ngập trong tuyết trắng. Ảnh: Bằng Trần.
clip_image005
Tuyết rơi ngày càng dày đặc trong ngày 25/1 ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An). Ảnh: Bằng Trần.
clip_image006
Xe máy lạnh quá không thể nổ được Ảnh: Bằng Trần.
clip_image007
Trạm Biên phòng Buộc Mú cũng "đóng băng" trong cái rét kỷ lục. Ảnh: Bằng Trần.
clip_image008
Nhiều dân phượt đổ xô về đây để săn ảnh khoảnh khắc tuyết rơi đặc biệt tại Nghệ An. Ảnh: Bằng Trần.
clip_image009
Hàng rào trắng xóa vì tuyết.
clip_image010
"Cây băng".
clip_image011
Mọi thứ từ đường đến cây cối đều phủ màu tuyết trắng.
clip_image012
clip_image013
Một xô hứng đầy tuyết trắng sau 2 ngày. Ảnh: Bằng Trần.
clip_image014
clip_image015
Những cánh hoa đào "đóng băng" trong tuyết. Ảnh: Bằng Trần.
clip_image016
Những cành cây cao cũng đóng băng vì tuyết.
clip_image017
Người tuyết mang thương hiệu "Nghệ An".
clip_image018
clip_image019
Lán trại công nhân mong manh và phủ trắng tuyết.
clip_image020
clip_image021
Nhiều đoạn đường bị đóng băng, trơn trượt.
N.T.