Friday, September 25, 2015

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ “nằm vùng”

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ “nằm vùng”

https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/24/5205-can-dao-thai-nhung-giao-su-tien-sy-nam-vung/#more-152702
Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ "nằm vùng"
24-9-2015
H1Bài viết dưới đây của Gs Nguyễn Đức Dân (mà ông chỉ gọi là “Nhà giáo”) có thể đụng chạm đến rất nhiều người. Ông kêu gọi phải “đào thải” những người mà ông gọi là “giáo sư, tiến sĩ nằm vùng”, tức là những người có chức danh “giáo sư” do HĐCDNN phong mà không giảng dạy và không làm nghiên cứu. Như hôm trước tôi có đưa con số thống kê là từ 1976 đến nay, VN đã phong chức danh GS/PGS cho khoảng 11000 người; nhưng hiện nay số người giảng dạy và nghiên cứu trong các đại học và viện nghiên cứu chỉ 4100. Như vậy đa số của phần còn lại là “giáo sư nằm vùng”.
Cái khổ là các “giáo sư nằm vùng” chẳng những nhiều mà còn rất có quyền thế. Người có quyền cao nhất và lớn nhất là bác Trọng, và bác ấy là … giáo sư. Bác Thiện Nhân cũng là giáo sư. Bác gì bên quốc phòng là phó giáo sư. Còn hàng trăm, có thể hàng ngàn, quan chức như thế đang là GS/PGS trong các bộ, kể cả Bộ GDĐT. Làm gì với họ bây giờ, nếu theo lời khuyên của Gs Nguyễn Đức Dân? Tôi nghĩ chẳng làm gì cả, họ vẫn là GS/PGS, và không cần phải tái xét duyệt theo chuẩn mới. Chúng ta chỉ cần kiến tạo một cách làm mới và tiêu chuẩn mới cho tốt hơn thôi; những gì của quá khứ thì không sửa được. Những ai từng biết và trải nghiệm hệ thống và cách bổ nhiệm giáo sư ở các nước tiên tiến rất dễ đồng cảm với Gs Nguyễn Đức Dân.
Cần phải nói lại rằng việc bổ nhiệm và đề bạt giáo sư chủ yếu là qua bình duyệt, còn hội đồng học thuật của đại học (academic board) chỉ đóng vai trò trung gian. Còn hiệu trưởng kí bổ nhiệm thì chỉ là thủ tục, chứ không phải cá nhân hiệu trưởng bổ nhiệm giáo sư. Nó cũng giống như “nói cho tôi biết, bạn của anh là ai, tôi sẽ biết anh là ai”, việc bổ nhiệm giáo sư cũng thế: nếu các giáo sư bình duyệt có tên tuổi thì ứng viên được bổ nhiệm hay đề bạt cũng “thơm lây” và thấy mình xứng đáng vào ngôi đền học thuật. Cũng giống như học tiến sĩ, người ta thường tự hào khoe thầy của mình là ai, vì tên người thầy đóng góp một phần lớn vào uy danh của trò. Ngược lại, nếu trò trở nên khá và nổi tiếng thì thầy cũng “thơm lây” một chút. Ngôi đền học thuật là như thế.
Do đó, vấn đề không phải là chỉ có đại học quốc gia mới có năng lực “phong giáo sư” (thật không?), mà là phải xét theo từng trường hợp cụ thể. Những người xứng đáng được đề bạt giáo sư thì dù họ ở ĐH Đồng Tháp, hay Nha Trang, hay Đà Nẵng, hay Trà Vinh, họ vẫn nên được đề bạt. Không nên bị cái hào nhoáng của-cái gọi-là “đại học lớn” làm lu mờ phán xét công minh.
____

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ “nằm vùng”

Nhà giáo Nguyễn Đức Dân
24-9-2015
Lời tòa soạn: Theo dõi tranh luận xung quanh câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, GS Nguyễn Đức Dân gửi tới VietNamNet bài viết “Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm”.
Từ năm 2003, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã đề nghị “Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên “sôi nổi” vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông.
Học hàm, học vị như thương hiệu công ty
Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học.
Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nhưng có những người tìm kiếm một văn bằng không vì mục đích chuyên môn, không vì động cơ khoa học mà vì động cơ quyền lực và địa vị.
Nguyễn Đức Dân, giáo sư
Ảnh Văn Chung
Cần đào thải những người dùng bằng cấp tiến sĩ (TS) như một thứ hàng hóa, một thư “mác” làm “cần câu cơm”, dùng để “chạy sô” kiếm tiền nhanh hơn, nhiều hơn.
Hàng hóa dùng lâu thì mòn hỏng. Hàng hóa để lâu cũng “quá đát”, hết thời hạn dùng. Con người cũng vậy. Khoa học luôn luôn phát triển với tốc độ ngày một nhanh. Nhà khoa học không chịu nghiên cứu, tự bằng lòng với những kiến thức cũ mèm tất không đáp ứng nhiệm vụ được trao. Theo đúng quy luật phát triển của xã hội, họ cần bị đào thải.
Nhiều người sau khi được học vị TS, học hàm phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) thì không nghiên cứu gì nữa (GS Hoàng Tụy cho rằng số này chiếm hơn 2/3). Họ trở thành những nhà khoa học “nằm vùng”, cả chục năm không hề có một công trình khoa học. Nhưng họ vẫn đường đường có “mác” TS, PGS… như ai và xã hội không biết họ là TS thực, PGS thực… hay là “tiến sĩ giấy”, “PGS giấy”.
Cần đào thải những ai, những gì không còn thích hợp, không còn đáp ứng nhiệm vụ được giao phó. Để thực hiện điều này, ngoài những biện pháp hành chính tôi đề nghị một cơ chế dùng dư luận xã hội.
Không thể có một thương hiệu sơ mi Việt Nam, giày dép Việt Nam, cà phê Việt Nam …chung chung do nhà nước bao cấp để cạnh tranh với thiên hạ mà phải là “sơ mi Việt Tiến”, “giày Biti’s”, “giày Thượng Đình”, “cà phê Trung Nguyên”…
Các công ty theo quy luật của thị trường cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Vậy thì cũng không nên có những học vị, học hàm, TS, PGS, GS chung chung.
Cái “mác” chung chung như vậy đồng nghĩa với việc Nhà nước đã bao cấp chất lượng cho những học vị, học hàm này. Nếu như Nhà nước không thể bao cấp chất lượng cho các thương hiệu thì Nhà nước cũng không thể bao cấp chất lượng cho các học hiệu.
Cần theo đúng quy luật: Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung.
Nhưng cần gán nhãn chất lượng học vị, học hàm cho từng giảng viên mỗi trường đại học. Có vậy xã hội mới có điều kiện tốt hơn trong việc bình giá chất lượng và do đó sàng lọc con người và sàng lọc các trường đại học.
“Dán nhãn” như thế nào?
Thiết tưởng ở đây chúng ta nên nhắc tới châm ngôn “publish or perish” (công bố hay tàn lụi, công bố công trình khoa học hay tự đào thải) trong giới khoa học Mỹ. Chúng ta nên dùng cơ chế công bố công trình khoa học như nhiều quốc gia đã thực hiện để gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm: Hằng năm mỗi trường đại học phải xuất bản niên giám khoa học công bố danh sách những công trình khoa học của những giảng viên cơ hữu trường mình trong 3 năm gần nhất.
 
Những giảng viên là GS, PGS, TS nhất thiết phải được ghi tên vào niên giám này dù không có công trình khoa học nào. Dễ dàng xây dựng được những quy định đảm bảo cho những niên giám này là trung thực.
Bộ GD-ĐT cũng cần có niên giám chính thức cho các GS, PGS ở từng khối ngành. Khó khăn chính trong việc xuất bản những niên giám này không phải ở chỗ không có kinh phí xuất bản. Chỉ bớt đi vài bữa “tiếp khách” hay “mừng thành tích” là mỗi trường có đủ tiền để thực hiện. Khó khăn chủ yếu là có những GS, PGS không thích công bố niên giám này, trước hết là những GS quan chức ở các ban, bộ trên trung ương.
Tôi dùng “GS quan chức” để phân biệt với “GS đứng lớp”, theo cách dùng phân biệt “kiến trúc sư hành nghề và kiến trúc sư quan chức”. Thủ tướng, một mặt nên có những quy định miễn giảm công trình khoa học cho các GS quan chức – GS VIP, mặt khác cần có sự can thiệp trực tiếp bằng văn bản buộc các trường đại học phải công bố niên giám khoa học trường mình. Có thế cơ chế gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm mới có cơ may thực hiện được.
Một khi thực hiện được việc gán nhãn chất lượng học hiệu cho các trường, học vị, học hàm cho cá nhân, xã hội sẽ đòi hỏi mỗi giảng viên, mỗi trường đại học phải cố gắng nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy để xây dựng uy tín cho mình, cho trường mình tồn tại.  
Xác định điều kiện trường xứng đáng
Quay trở lại với câu chuyện “GS trường”, tôi nhấn mạnh PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung”.
Điều này đồng nghĩa với những trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS thì được quyền tự chủ phong. Có điều, cần ngăn chặn ngay từ đầu những hiện tượng tự phong quá đáng như đã xảy ra: Một người không đạt sau mấy lần đăng ký phong hàm PGS nay tự phong vọt lên thành GS! Vậy cần xác định điều kiện cần cho một trường xứng đáng có chức danh GS, PGS.
Thế nào là một trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS? Điều này liên quan đến việc phân loại, xếp hạng các trường ĐH ở Việt Nam. Cần có một tổ chức độc lập đánh giá, phân loại, xếp hạng các trường ĐH. Loại, hạng mà mỗi trường có được là điều kiện cần để một ngành, một trường có (hay không có) và có bao nhiêu GS, PGS… Điều này không thể làm được trong ngày một ngày hai, mà cần một lộ trình khoa học và nghiêm  túc.
Hệ quả thứ nhất khi có “GS trường” là: Không cần thiết tồn tại Hội đồng chức danh xét phong học hàm quốc gia nữa. Nó dần dần được thay thế bằng những hội đồng khoa học của những trường có đủ điều kiện tự phong GS, PGS.
Và hệ quả thứ hai, những GS, PGS đã về hưu và không còn tham gia đào tạo, hướng dẫn khoa học nữa, hoặc đã trở thành GS, PGS VIP, nếu vẫn muốn giữ danh hiệu này thì cần thêm chữ “nguyên” trước học hàm của mình.
GS. TS Nguyễn Đức Dân, sinh 1936, cháu của cụ Nguyễn Khuyến.
Tốt nghiệp toán ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1958, về Sở Giáo dục Hà Nội, phụ trách môn Toán.
Cuối năm 1966, ông làm NCS ở Ba Lan. Vì không còn GS toán học nào hướng dẫn, nên ông làm NCS về Ngôn ngữ. Về nước thầy được phân công về khoa Ngữ văn ĐHTH HN dạy ngôn ngữ.
Năm 1996, Khoa Ngôn ngữ học được thành lập, và GS Dân là người khai sinh bộ môn thống kê học ngôn ngữ ở Việt nam. Sau nàyGS.TS Dân chuyển vào ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, và nghỉ hưu tại đây.
Nhà giáo Nguyễn Đức Dân

Thursday, September 24, 2015

Giáo sư là gì, ai là giáo sư?

Giáo sư là gì, ai là giáo sư?
Những thảo luận chung quanh việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trương bổ nhiệm giáo sư dẫn đến tranh luận về ý nghĩa của chữ “giáo sư”. Nhưng hình như chưa có ai lí giải thế nào là một giáo sư. Lí giải được câu hỏi này sẽ giúp cho sự hiểu biết về chức danh giáo sư tốt hơn. Trong bài này, tôi sẽ "ôn cố tri tân" để giải thích những thành tố nào làm nên một giáo sư. Bài này lấy ý tưởng từ một bài của Philip Knox và trang Wikipedia viết về sự nghiệp của Socrates, và tôi diễn giải lại theo ý nghĩa hiện đại của chức danh "giáo sư".
Socrates
Bàn về chức danh giáo sư, không thể không nhắc đến một nhân vật rất quan trọng trong văn minh phương Tây: Socrates. Có lẽ nhiều người biết rằng Socrates (sinh ra vào khoảng 470 trước Công nguyên) là một triết gia cổ đại Hi Lạp, nhưng ông còn là một "tượng đài" của giới hàn lâm. Tuy nhiên, điều kì lạ là ông không để lại đời một tác phẩm nào. Tất cả những gì người đời sau biết về ông là qua những tác phẩm của hai người học trò danh tiếng là Plato và Xenophon. Di sản học thuật của Socrates đã được viết thành nhiều bộ sách, tôi thiết nghĩ không cần (và cũng không thể) nói ra một cách đầy đủ ở đây. Chỉ nói ngắn gọn rằng Socrates được xem là "cha đẻ" của tư tưởng triết học phương Tây.
Sự nghiệp sáng chói của ông bị kết thúc một cách bi thảm. Năm ông 70 tuổi, Socrates bị đưa ra toà án công chúng xử về tội không công nhận Thượng đế mà Nhà nước thì công nhận Thượng đế, và tội làm hư hỏng giới trẻ. (Nghe giông giống như vài phiên toà ở Việt Nam ngày nay!) Cuộc xử xét công khai ở Thủ đô Athens, với sự tham dự của cư dân và môn sinh của ông. Bồi thẩm đoàn kết tội ông với số phiếu 280 là có tội và 220 phiếu vô tội. Khi toà cho ông tự định tội, ông mỉa mai nói rằng đáng lí ra ông nên được tưởng thưởng cho những việc làm và tư tưởng của ông. Toà cho ông chọn hình phạt tử hình hoặc lưu vong; ông bình thản chọn án tử hình và ông là người tự thi hành án. Ông vẫn kháng án và đề nghị án phạt tiền, nhưng tòa không chấp nhận đề nghị đó. Ông được điệu đến một nhà tù, và người ta để ông tự uống độc dược. Theo Plato, trong giây phút cuối đời, ông trăn chối với một người học trò là "Chúng ta còn nợ Asclepius một con gà trống. Nhớ trả cho ông ấy." Xin nhắc lại rằng Asclepius là thần thành hoàng của nghề y. Và, thế là ông ra đi vĩnh viễn ở tuổi 70. Có người cho rằng ông chết vì tính ngạo mạn, nhưng cũng có người đề cao tính "nói là làm" của ông.
Trong giới khoa bảng, Socrates là một tượng đài về học thuật, một người được xem là Á Thánh. Ông là người đề xướng cái mà giới hàn lâm thường gọi là Phương pháp Socrates. Những suy nghĩ và cách làm trong Phương pháp Socrates đặt nền móng cho Phương pháp Khoa học (Scientific Method) mà chúng ta sử dụng ngày nay. Theo Phương pháp Socrates, để giải một vấn đề phức tạp, chúng ta chia vấn đề ra thành nhiều câu hỏi nhỏ, đặt ra giả thuyết, rồi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, sau cùng đúc kết thành một giải đáp toàn diện. Đó cũng chính là cách thức vận hành của khoa học hiện đại, theo cái mà chúng ta vẫn gọi là Scientific Method -- Phương pháp Khoa học.
Socrates là một tấm gương tuyệt vời của một giáo sư, một anh hùng học thuật. Thật vậy, khi nói đến ý niệm về chức năng của -- và những thành tố làm nên -- một giáo sư, giới hàn lâm đều dùng Socrates làm mô hình chuẩn. Điều này hợp lí, vì Socrates không chỉ là một người thầy vĩ đại, mà còn là một nhà khoa học mẫu mực.
Giáo sư như là ... người hùng
Có lẽ ít ai nghĩ rằng thời xưa ý niệm về giáo sư có liên quan mật thiết với ý niệm "anh hùng". Xuyên suốt lịch sử nhân loại, anh hùng là người có tài năng, có đóng góp lớn, có khí phách, và họ tồn tại như là những tấm gương tốt của nhân loại. Vào thế kỉ 18-19, các học giả chia anh hùng thành 6 nhóm chính:
thần thánh;
nhà tiên tri;
thi sĩ;
giáo sĩ;
văn sĩ (những người trong thế giới văn chương); và
vua chúa.
Điều thú vị là vua chúa được xếp sau cùng trong bảng xếp hạng anh hùng! Anh hùng theo cách hiểu thời đó là những cá nhân có những hành động và việc làm siêu nhân. Người được tôn vinh là anh hùng chẳng những tài năng, mà thường mạnh mẽ hơn, thông thái hơn, can đảm hơn, sùng đạo hơn, và kiên nhẫn hơn người thường. Xin nói thêm là ý niệm về "anh hùng" thời đó không giống như "Anh hùng lao động" thời nay.
Danh từ "Giáo sư" trong tiếng Việt tương đương với danh từ “Professor” trong tiếng Anh. Chữ Professor trong tiếng Anh có xuất xứ từ tiếng Latin, có nghĩa là “Người thầy công chúng” (Public Teacher). Theo các đặc tính trên, các học giả thời thế kỉ 18-19 xem giáo sư như là những anh hùng. Những người như Socrates (và học trò ông là Plato), Aristotle, Đức Phật Thích Ca, Khổng Tử, v.v. là những người thầy công chúng, và cũng là những anh hùng.
Theo nghĩa hiện đại, giáo sư là người thầy. Vậy thì điều gì phân biệt một giáo sư với một người thầy tiểu học hay thầy dạy nghề? Để trả lời câu hỏi đó, các học giả dựa vào những đặc tính của sự nghiệp của Socrates để định nghĩa thế nào là một giáo sư hiện đại. Đó là 6 đặc tính liên quan đến học thuật, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, thẩm quyền chuyên môn, chính kiến, và làm gương cho sinh viên.
1. Học giả
Giáo sư trước hết là một học giả, hiểu theo nghĩa “scholar” trong tiếng Anh. Chính cái “chất” học giả này làm cho giáo sư khác với thầy giáo thông thường. Học giả theo cách hiểu thông thường là người có kiến thức uyên thâm về một lĩnh vực chuyên môn. Lĩnh vực chuyên môn có thể là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Tính cách học giả còn có nghĩa là giáo sư phải giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho môn sinh, chứ không phải chỉ giữ kiến thức cho cá nhân.
Thật ra, chữ “scholar” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là “schole”, có nghĩa là “thì giờ thư nhàn.” Những người như Socrates và môn sinh của ông có thời gian nhàn nhã, nên họ có điều kiện để suy nghĩ sâu về những vấn đề mang tính triết lí và ý nghĩa của cuộc đời. Có lẽ chính vì thế mà công chúng thường có ấn tượng về giáo sư như là những người nhàn hạ, ngồi ở tháp ngà, chuyên bàn chuyện “trên mây”, chẳng liên quan gì đến thực tế. Dĩ nhiên, ấn tượng về giáo sư tháp ngà như thế có thể đúng với thời xưa, nhưng không còn đúng trong thời đại ngày nay. Khi nghĩ đến giáo sư như là học giả, tôi nghĩ ngay đến những người như cụ Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, hay xa xưa hơn là Nguyễn Trãi.
2. Nhà nghiên cứu
Socrates quan niệm rằng tri thức có thể đúc kết từ nghiên cứu khoa học theo Phương pháp Socrates (tức Phương pháp Khoa học ngày nay). Nhưng tri thức do Socrates tạo ra không phải để ông hưởng lợi cá nhân, mà là để đem lại phúc lợi cho xã hội và nhân loại. Do đó, quan niệm về người giáo sư hiện đại phải là người có khả năng tạo ra tri thức mới qua nghiên cứu, và chuyển gia tri thức đó giúp cho xã hội và nhân loại tốt hơn.
Vì thế, giáo sư không chỉ là một học giả, mà còn là một nhà nghiên cứu. Thời gian nhàn nhã của giáo sư không phải để tiêu khiển, mà thực chất là để nghiên cứu. Nghiên cứu là một hoạt động không thể thiếu được của một giáo sư, và chính nghiên cứu là yếu tố làm nên tính cách của một giáo sư, để phân biệt họ với người thầy dạy nghề. Người thầy dạy nghề hay thầy bậc tiểu học không làm ra tri thức mới bằng phương pháp khoa học.
3. Thành viên của cộng đồng học thuật
Vào thế kỉ 18-19 (và vào thời của Socrates), Âu châu có một những cộng đồng gọi là “Cộng hoà văn chương” (Republic of Letters). Theo cách hiểu ngày nay, Cộng hoà văn chương thực chất là cộng đồng học giả, là những hiệp hội chuyên ngành. Socrates và học trò ông từng tham gia vào những cộng đồng học thuật ở thủ đô Athens, và họ đàm đạo chuyện triết lí trong các cộng đồng đó.
Theo nghĩa hiện đại, giáo sư phải là một thành viên tích cực trong “cộng hoà văn chương” hay cộng đồng học thuật. Nói cách khách, giáo sư phải là một thành viên của các hiệp hội chuyên môn. Cộng đồng học thuật không có biên giới chính trị, không phân biệt ý thức hệ. Giáo sư ở Nga hay ở Mĩ vẫn có thể trao đổi trong cộng đồng học thuật. Giáo sư phải tương tác với các đồng nghiệp (trong và ngoài nước) trong các cộng đồng học thuật. Hình thức tương tác là công bố những tác phẩm, những công trình nghiên cứu, những công trình học thuật trên các tập san của cộng đồng. Ngày nay, chúng ta hiểu rằng đó là công bố quốc tế. Do đó, giáo sư phải có công bố quốc tế, vì đó là một thành tố tạo cái chính danh của giáo sư.
4. Người có thẩm quyền
Giáo sư là người có thẩm quyền về một lĩnh vực chuyên môn. Xã hội kì vọng rằng chiều sâu và bề rộng về kiến thức của giáo sư phải cao và rộng hơn người thầy tiểu học. Giáo sư không chỉ phải có kiến thức sâu và rộng, mà kiến thức không được “bất biến”. Điều này có nghĩa là giáo sư phải là người năng động, lúc nào cũng tìm cái mới, lúc nào cũng tự trau dồi kĩ năng và kiến thức. Theo cách hiểu hiện đại, giáo sư phải liên tục có những công trình khoa học công bố trong các diễn đàn học thuật.
Những kiến thức của giáo sư phải được chuyển giao qua hình thức cố vấn cho Nhà nước hay các tổ chức hoạt động vì lợi ích chung của dân tộc. Lúc sinh tiền, Socrates là một mẫu mực về thẩm quyền. Ông phân biệt những vấn đề lớn và những vấn đề nhỏ, những vấn đề lâu dài và những vấn đề cấp thời. Môn sinh của ông là những người xuất thân từ các gia đình giàu có ở Hi Lạp. Ông dùng kiến thức của mình để đào tạo những môn sinh, với kì vọng họ sẽ trở thành những lãnh đạo tương lai. Đó cũng chính là một trong những chức năng của giáo sư thời nay.
5. Người phản biện
Giáo sư là một học giả, một nhà khoa học, và cũng là một nhà trí thức. Nhà trí thức thời nào cũng có những tính phổ quát là tôn trọng lí tưởng chân thiện mĩ, độc lập trong suy nghĩ, hoài nghi lành mạnh, và tự do sáng tạo. Giáo sư phải có niềm tin, hay cái mà tiếng Anh gọi là “conviction” (có lẽ hiểu là “lập trường”). Giáo sư, do đó, phải có chính kiến, nhưng chính kiến của họ không phải dựa trên cảm nhận cá nhân, mà qua đúc kết từ các nghiên cứu của chính họ. Nói theo ngôn ngữ thời nay, giáo sư phải có tinh thần phản biện, và sẵn sàng nói ngược lại những gì mà Nhà nước làm, và tinh thần phản biện vì lợi ích của cộng đồng.
6. Tấm gương
Lúc sinh tiền, Socrates là một nhà giáo mẫu mực, người mà lời nói đi đôi với hành động. Dù ông không chấp nhận bản án dành cho ông, nhưng ông thượng tôn pháp luật do chính ông đề ra, và ông sẵn sàng chọn cái chết vì tinh thần đó. Do đó, một cách lí tưởng, giáo sư hiện đại phải là tấm gương cho sinh viên và học sinh. Giáo sư phải thực hành những gì họ giảng, và qua đó mới tạo được niềm tin ở sinh viên. Có thể có người không đồng ý với đặc tính này của giáo sư, nhưng đó là một thực tế. Sinh viên và học sinh nhìn vào giáo sư để phấn đấu và để tìm cho mình một hình tượng mẫu, để theo đuổi một định hướng.
Tóm lại, sáu đặc điểm trên đây trong cuộc đời và sự nghiệp của Socrates chính là những thành tố tạo nên một giáo sư hiện đại. Ý niệm về giáo sư có gốc gác từ ý niệm về người hùng vào các thế kỉ trước, và người hùng tiêu biểu là triết gia Socrates, Đức Phật Thích Ca, Khổng Tử. Có lẽ đa số giáo sư ngày nay không dám nhận mình đứng ngang hàng với các bậc tiền bố đó, nhưng việc làm của họ cũng không khác gì mấy so với việc làm của giáo sư ngày nay: giảng dạy, nghiên cứu, và phụng sự xã hội.
Nói gì thì nói, giáo sư là nhà giáo, là một thành phần trong giai cấp thầy. Nhưng giáo sư là thầy giáo công chúng, chứ không đơn thuần là thầy giáo tiểu học hay dạy nghề. Giáo sư khác với thầy giáo thường ở điểm họ chẳng những giảng dạy, mà còn nghiên cứu khoa học và sản sinh ra tri thức mới. Tri thức mới không phải cho cá nhân họ, mà phải đem lại phúc lợi cho xã hội và nhân loại. Cần nói thêm rằng danh từ "giáo sư" trong tiếng Latin có nội hàm là người có thẩm quyền và chuyên gia. Nội hàm thẩm quyền và chuyên gia được xây dựng trên giảng dạy (đào tạo) và nghiên cứu của cá nhân giáo sư. Do đó, một người không hành nghề giảng dạy và cũng không nghiên cứu không thể là một giáo sư đúng nghĩa.
Bài viết này lấy cảm hứng từ tranh luận chung quanh ý nghĩa của danh từ "Giáo sư". Có ý kiến cho rằng rằng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã "phạm huý" khi sử dụng danh từ "Giáo sư", vốn là chức danh do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tiến phong. Nhưng chiếu theo những lí giải mang tính "ôn cố tri tân" trên đây, tôi thấy chính Hội đồng Nhà nước mới lạm dụng danh xưng "Giáo sư", bởi vì rất nhiều người được Hội đồng tiến phong không hành nghề giảng dạy mà cũng chẳng làm nghiên cứu, chẳng tạo ra tri thức mới, chẳng tham gia các "cộng hoà văn chương".
Đã đến lúc cần cải cách qui trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư. Cũng như một số người phát biểu trên báo chí, tôi cho rằng nên trả danh từ "Giáo sư" về cho đại học, và nên trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho đại học. Bất cứ đại học nào cũng đều có quyền bổ nhiệm giáo sư, nếu đại học có sẵn một qui trình minh bạch và một bộ tiêu chuẩn khoa học.

Saturday, September 12, 2015

Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=214212&zoneid=7

Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó 


Ngô Nhân Dụng
Nhà báo Ðỗ Hùng vừa mới bị một thứ trưởng bộ Thông Tin Truyền Thông (4T) rút thẻ nhà báo vì viết trên trang facebook của mình một bài “tếu.” Tếu nghĩa là đùa cợt, nói chơi để cười cho vui. Chỉ viết tếu thôi mà bị mất chức phó tổng thư ký, mất thẻ là mất cả quyền làm nghề viết báo, cúi đầu nhận lỗi mất luôn cả danh dự.

Cái tội chính của nhà báo Ðỗ Hùng, tức Mít Tờ Đỗ, là tếu. Cái óc hài hước này rất quý, loài người mà không biết cười thì chẳng khác gì đười ươi. Mít Tờ Đỗ nghĩ ra một trò tếu, kể một chuyện toàn bằng dấu sắc. Thích quá nhịn không được, bèn đưa vào facebook cho bạn bè đọc chơi. Thế là mang vạ!

Điều tội nghiệp cho nhà báo này, là ngay trong lúc tếu anh ta vẫn cố giữ “đúng lập trường” của một đảng viên cộng sản! Anh không hề chỉ trích mà chỉ ca tụng Đảng! Nếu quý vị chưa đọc đủ chuyện này thì tôi xin dẫn ra mấy câu trong bài của Ðỗ Hùng để coi có thể nào gán cho anh ta là “chống cộng” hay không: “Lúc ấy, Thế chiến (thứ mấy tớ đéo nhớ), Đế quốc đánh với Phát xít. Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết đéo sót mấy mống. Phía Đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc. Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bốt, cứ thế đánh tới bến.”

Đỗ Hùng làm đúng bổn phận một đảng viên, đã ca tụng những công trạng đảng, như “bác Ái Quốc, tướng Giáp” … “đánh Phát xít, đánh Pháp,” dù đó là những chuyện không có thật. Thực ra ai cũng biết trước ngày 19 tháng Tám năm 1945 Nhật đã đầu hàng rồi; còn quân lính, sĩ quan Pháp còn đang bị Nhật nhốt trong tù. Các bác ấy chỉ cướp lấy quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam kể từ thời Pháp thuộc. Nhưng là một đảng viên nên Ðỗ Hùng vẫn cứ ca tụng “các bác” theo đúng sách lịch sử đảng. Đỗ Hùng “giữ lập trường” rất kỹ, tránh không nhắc cả đến tên nước Mỹ. Ai cũng biết Mỹ đã đánh thắng Nhật Bản, nhưng Hùng viết rằng “Phía Đế quốc thắng lớn,” làm như Nhật Bản không phải là một đế quốc. Đỗ Hùng khen đảng mà lại muốn tếu viết toàn dấu sắc, tưởng quá lắm cũng như làm Thơ Bút Tre mà thôi! Ấy thế mới chết!

Một độc giả Người Việt, ông hay bà ký tên ClassicalMood đã nhại lối văn tếu này để tỏ lòng thông cảm với Đỗ Hùng: “Chú bốc máu, thiếu lý trí nói quá gáy nó giáng chức…. Nếu đám hiếu chiến nó nuốt sống, chú hết hí hoáy. Nhớ đến chết tránh chiếu ánh sáng cái trái hướng tới cái tốt; chớ mó máy lý thuyết, giáo phái, gái gú chắc chắn chú sống tới lúc chết.” Một vị độc giả khác, DukeVan còn giải thích: “chính cách viết thấu cáy thách đố đó mới giết chết chú viết báo xấu số, dám chống đối đám dốt nát” Và nhân đó khen: “Các chú viết báo trí thức khá lắm, khí phách lắm. Các chú có chức, có tiếng thế chứ, dám quyết chí tố Bác lí nhí lấp liếm quốc khánh, "móc" chú Giáp thấp kém. Viết thế đám cán ngố Pác Bó dốt nát tức ói máu muốn chết.”

Cái kiếp nhà văn, nhà báo phải sách cặp đi hầu các “cán ngố” rất tội. Vì đám cán ngố không biết tếu! Cán Trương Minh Tuấn, thứ trưởng bộ 4T sung sướng công bố rằng Đỗ Hùng đã ăn năn hối lỗi: “Hùng thừa nhận và cam kết (từ nay) chỉ sử dụng facebook để từ thiện, nghiệp vụ báo chí và không đề cập các vấn đề nhạy cảm, đã thừa nhận những sai phạm từ 2014, chấp nhận mọi hình thức kỷ luật.” Nhờ thế còn giữ được một chỗ ngồi ké trong toà báo. Theo Bích Minh, trong bài “Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Ðỗ Hùng bị tước thẻ” trên trang mạng Viet Studies, thì nhà báo Ðỗ Hùng gặp nạn chỉ vì Thứ Trưởng Trương Minh Tuấn muốn lập công đánh báo chí, hy vọng sẽ được cất nhắc. Anh bị dùng như “một ‘xác chết’ được đạp xuống để Tuấn 4T tiến lên cao hơn trên bậc thang quyền lực.”

Đỗ Hùng đã bị Quan 4T cấm không cho cười! Dù chỉ cười trong đám bạn bè. Đúng là cười trong đám bạn bè, không ra công chúng. Bởi vì facebook dù gọi là “mạng xã hội” nhưng vẫn là một cõi riêng tư; không phải nơi công cộng như trên một tờ báo bán ra, ai coi cũng được.

Facebook là một mạng lưới của những người quen biết nhau, một nhóm riêng, tự nguyện gia nhập, không phải của cả “xã hội.” Viết trên facebook, người ta chỉ cốt nói riêng với một số bạn bè có liên lạc với mình, không viết cho cả “xã hội,” cho bàn dân thiên hạ đọc.  Người nào dịch “social network” là “mạng xã hội” đã dịch sai nghĩa; rồi mọi người cứ nhắm mắt dùng theo, lâu ngày quên cả cái nghĩa “riêng tư.” Chữ “social” đứng trước chữ network chỉ có nghĩa là “giao du,” đem dịch là “xã hội” tức là làm sai nghĩa gốc. Như một “asocial event” có nghĩa là một cuộc tập họp, tiệc tùng, vân vân, không phải công việc của cả xã hội. Ai không hiểu đúng nghĩa đó, mở tự điển coi rồi ghép hai chữ lại, dịch đại là “biến cố xã hội” là … giết cả chữ nghĩa. Từ “civil society” mà dịch là “xã hội dân sự” cũng vậy, chỉ ghép hai nghĩa dễ thấy trong tự điển mà thôi; mất luôn nội dung quan trọng nhất của civil society là cách gọi chung những tổ chức của các công dân tự do, tự nguyện và độc lập.

Viết trên facebook cũng giống như ngồi uống cà phê với nhau, tha hồ nói tếu, tha hồ chọc ghẹo, có khi vui đùa chửi nhau, văng tục ra cũng chẳng ai “để bụng.” Vì ai cũng biết, đó là chỗ riêng tư, nghe rồi bỏ qua. Nếu có ai vào facebook của một người rồi đem chuyển cho người khác, thì cũng giống như người ta thuật lại một câu nói tếu trong quán cà phê, ai cũng biết nghe qua rồi nên bỏ!

Nhưng các quan cộng sản không có thói quen nghe qua rồi bỏ. Họ đã được đào tạo trong một xã hội mà người dân có bổn phận lén nghe hàng xóm nói, rình mò coi hàng xóm ăn món gì, để báo công an lập công! Ai lỡ nói gì là họ ghim lấy trong đầu để có dịp là “mách bu” cho nó chết. Ngày xưa mấy văn nô tố cáo Trần Dần đã dùng chữ “Người” để nói về con người chung chung, thế là đủ chết, vì “phạm húy.” Chế độ cộng sản không chấp nhận một “không gian tư nhân.”

Tội của Đỗ Hùng là do cái tính tếu. Nhưng trong một chế độ do các ông “Nghiêm Văn Túc” cầm quyền thì không được tếu tự do! Trong chế độ cộng sản, óc hài hước cũng bị hạn chế giống như khi mua gạo, phải có tem phiếu. Ai cũng vẫn có thể mất hộ khẩu trong “làng tếu.” Tếu trên lề bên phải thì được, bước chệch một bước là bị chúng nó thiến! Vua Hài Liên xô Yakov Smirnoff kể rằng mỗi năm một diễn viên hài hước phải nạp trước các đề tài và câu chuyện cho Sở Kiểm duyệt, rồi suốt năm chỉ được nói trong vòng cái “giáo án” đó mà thôi. Nếu trong lúc đang diễn trên sân khấu mà có khán giả la lối chê bai, anh chỉ có thể hẹn: “Yêu cầu sang năm đồng chí trở lại đây, tôi sẽ có câu trả lời được sở kiểm duyệt chuẩn y!” Vua hài Smirnoff cho biết ông có thể kể chuyện cười về loài vật, về tôm cá, hay về các bà mẹ chồng, mẹ vợ; nhưng không được đụng tới chuyện chính trị, nhà nước, tôn giáo, và tính dục.

Thí dụ, Smirnoff kể chuyện cô anh kiến kết hôn với một anh voi. Sau đêm động phòng, chú rể lăn ra chết. Cô dâu khóc: “Anh ơi, từ nay suốt đời em sẽ chỉ lo đào hố chôn anh!” Chuyện tếu về kiến với voi thì được, không cấm. Nhưng thử nghe một câu chuyện khác. Một khách hàng đi mua xe hơi Lada. Sau khi thu tiền, người bán hẹn: “Hai mươi năm nữa, chúng tôi sẽ có xe, mời ông tới lấy.” Khách hỏi: “Thưa đồng chí, lúc mấy giờ?” “Ông này lạ, 20 năm nữa kia mà? Hỏi giờ trước làm cái gì?” “Thưa đồng chí, vì sáng hôm đó tôi đã có hẹn. Ông thợ sửa ống nước hẹn tới lúc 10 giờ!” Câu chuyện này thì bị cấm. Nó thuộc về một “vấn đề nhạy cảm,” theo lối nói của các cán ngố ở Liên xô thời 1950 – 1990, và Cán ngố Trương Minh Tuấn bây giờ.

Nhưng không ai có thể đoán trước tất cả những gì là nhạy cảm, cái gì không nhạy! Có lúc cái máu tếu nổi lên, quên hết cả. Trong thời còn chế độ cộng sản, Đông Đức là nơi sung túc nhất Đông Âu, thực phẩm đủ no. Ba Lan thì dân được nói tếu nhiều hơn nhưng đói hơn (vì con bò sữa Ba Lan có cái vú rất dài, bên Nga vẫn vắt sữa). Có một con chó Ba Lan đi trên đường qua Đông Đức kiếm mẩu xương, thấy có con chó Đông Đức đang đi ngược chiều. Nó hỏi: Sang bên tớ làm gì? Có cái chó gì mà ăn đâu? Con chó Đông Đức đáp: Tớ no bụng! Nhưng lâu lâu cũng muốn sủa mấy tiếng cho nó sướng miệng chứ!

Đấy, cái nhu cầu muốn nói cho sướng miệng nó làm hại một nhà báo! Đỗ Hùng ngứa miệng quá, quên mất mình đang làm công chức được đảng trọng dụng, phạm ngay cái tội mà ngày xưa nhà văn Chu Tử (báo Sống, xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1966) gọi là “mó dế ngựa.” Sờ một cái sẽ bị ngựa nó đá cho. Mó dế chó thì chắc chắn bị nó cắn tay.

Đỗ Hùng đã “phấn đấu vào đảng,” đã đạp lên trên bao nhiêu đồng đảng khác để leo lên được cái ghế phó tổng thư ký, có cơ hội “thắt cà vạt đỏ, đi giầy da vàng, ăn tiệc nhồm nhoàm, bay đó bay đây,” theo cách mô tả của nhà văn Nguyễn Tuân, mà tại sao lại dại dột đi “mó dế chó” như vậy? Có thể giải thích do cái máu tếu nó mạnh quá, quên đi cả những quyền lợi phải vất vả mới được hưởng. Nhưng có một lý do quan trọng, là khung cảnh xã hội chung quanh đang thay đổi.

Xã hội Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Như Lưu Quang Vũ đã viết từ thời 1980: Dưới hạ giới chúng nó hết sợ từ lâu rồi! Dân gian đổi trước, đảng viên đổi sau, cán bộ cũng đổi nhưng đổi chậm hơn. Xã hội giờ hiện đang thay đổi với tốc độ gia tăng, mỗi ngày một nhanh hơn, một bạo hơn. Sống trong cảnh chung quanh ai cũng hết sợ, chính những công chức nhu mì ngoan ngoãn nhất cũng “sinh nhờn!”

Một thay đổi lớn trong xã hội là người ta nhìn thấy chế độ đang rạn nứt rõ ràng. Từ trên xuống, đấu đá nhau công khai, không thằng nào nể mặt thằng nào. Bộ mặt thật hiện ra, chính chúng nó không thấy cần phải che đậy nữa. Nhà văn, nhà báo ý thức cảnh phá sản của đảng cộng sản nhậy bén hơn dân thường. Những người còn muốn giữ phẩm tiết đã lánh xa chúng nó. Các nhà văn lập văn đoàn độc lập. Các nhà báo lập Câu lạc bộ nhà báo tự do. Những người còn phải lụy chúng vì miếng cơm manh áo thì ngoài miệng vâng vâng dạ dạ nhưng trong bụng chửi thầm. Ai cũng chờ tới khi nắm chắc cái sổ lương là viết những lời “ai điếu” cho chính mình, như Chế Lan Viên, như Nguyễn Khải.

Chú viết báo tếu quá. Với máu tếu chú dám mó dế chúng nó, chúng nó mới cắn chú. Chú không biết đám cán ngố bắt chước bác chúng nó thích nói thánh nói tướng chứ không biết tếu!

Saturday, September 5, 2015

Nhớ Đỗ Hùng


Nhớ Đỗ Hùng
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/09/nho-o-hung.html
Nguyễn Hùng, Lê Quang Long (Danlambao) -











Tháng 3 năm 2010, sau khi được báo tin Hội Điạ Dư Quốc Gia Hoa Kỳ (NGS) in phổ biến bản đồ quần đảo Hoàng Sa dưới tên Tây Sa và kèm theo tên nước China, chúng tôi vội vàng viết thư phản đối gởi đến ban lãnh đạo Hội.


Phóng viên Đỗ Hùng của báo Thanh Niên là người đầu tiên trong nước tham gia tích cực vào việc làm này từ lúc đầu và cũng chính là cầu nối của chúng tôi với bà con trong nước để tạo thành một khối đoàn kết đưa đến thành công của cuộc đấu tranh phản đối các sai trái của Hội Địa Dư Quốc Gia Hoa Kỳ. 

Đỗ Hùng đã nhiệt tình phổ biến tin này trên báo Thanh niên đến cả nước và tin này được nhiều báo trong nước theo đó đăng tải lại, tạo ra một sự kiện đặc biệt của sự nối kết trong và ngoài nước vì việc chung của đất nước. 

Với sự quan tâm sâu xa và đồng cảm đến tình hình đất nước biển đảo đang bị Tàu chiếm đóng, Đỗ Hùng là một phóng viên trẻ đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc đấu tranh đòi lại sự thật về chủ quyền của nước Việt Nam trên cả vùng biển và lãnh thổ vùng biên giới.

Tin Đỗ Hùng bị ban tuyên giáo cộng sản cực đoan và mù quáng buộc bải nhiệm và rút thẻ phóng viên một cách phi pháp là một tin rất tệ hại và cần phải bị mọi người nhất là cộng đồng phóng viên và blogger lên án trước công luận, đòi trả lại công lý và công tâm cho anh Đỗ Hùng.

Chúng tôi tin tưởng ở sự can trường và lòng yêu nước chân chính của anh Đỗ Hùng. Mong anh sớm giành lại quyền viết báo của mình, nhanh chóng trở lại là một phóng viên trẻ yêu nghề, yêu nước, vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngày 05/09/2015


***

Để nhớ lại việc làm của anh vì đất nước, xin copy lại một bài viết trong những bài viết của anh Đỗ Hùng trên báo Thanh Niên về quần đảo Hoàng Sa trong vụ phản đối Hội Địa Dư Quốc Gia Hoa Kỳ. 


Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa


Cuộc phản đối của người Việt về bản đồ sai sự thật

20/03/2010 17:51

Cuộc phản đối của người Việt khắp nơi trên thế giới trước việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ đăng bản đồ sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa một lần nữa cho thấy sức mạnh của thế giới ảo. Mời nghe đọc bài

Câu chuyện bắt đầu từ ba người Việt là các anh Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long. Họ sống ở những nơi rất xa nhau: Úc, New Zealand và Mỹ. Vào ngày 11.3, sau khi phát hiện Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society - NGS) phát hành một loạt bản đồ, trong đó viết tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam theo tên "Tây Sa" của Trung Quốc kèm thêm chữ "Trung Quốc" bên dưới. Cách ghi này hiển nhiên làm cho người xem bản đồ hiểu rằng quần đảo này thuộc Trung Quốc, một điều sai sự thật. 

Từ ba quốc gia, những người con Việt đầy trách nhiệm với chủ quyền đất nước đã thảo thư phản đối gửi tới NGS đồng thời gửi thông báo tới hàng loạt cơ quan báo chí và cơ quan chính quyền tại Việt Nam. Với một cái nhấp chuột vào nút "gửi đi", thông tin đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới. 

Sau khi tiếp nhận thông tin từ nhóm của anh Nguyễn Hùng, Báo Thanh Niên đã hồi đáp rằng "chúng tôi sẽ lên tiếng" và từ đó trở về sau luôn giữ liên lạc với nhóm phát hiện. Tiếp đó, nếu như bài báo Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa đã khởi động một "chiến dịch" trên báo chí thì trên mạng, những người con Việt khắp nơi cũng khởi động một "chiến dịch" ồ ạt để phản đối việc làm sai trái của NGS. 

Từ blog cá nhân đến diễn đàn, các công dân mạng thông báo cho nhau những tin tức mới nhất, hướng dẫn cách thức phản đối. Trong chốc lát, hàng loạt ý kiến phê phán NGS cũng như nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được chuyển đi, từ châu Á tới châu Úc, từ châu Mỹ tới châu u. Các hình thức phản đối bằng ký tên vào thư kiến nghị cũng đã được thực hiện, với sự tham gia của người Việt toàn cầu, trong đó có những trí thức sống ở Anh, Mỹ, Úc… Trong đợt vừa qua, có ít nhất hai trang huy động chữ ký trên mạng để gửi tới NGS. Chỉ trong vòng một tuần, các trang này đã thu hút hàng ngàn chữ ký của những người cùng quan tâm đến chủ quyền đất nước từ khắp hành tinh. Đó thực sự là một cuộc tập hợp sức mạnh Việt lớn thông qua internet. 

Nhóm phát hiện của anh Nguyễn Hùng thu thập chữ ký và tập hợp vào e-mail rồi gửi tới NGS. Mỗi tuần họ cập nhật danh sách chữ ký một lần và gửi đi. Trong một e-mail gửi cho tôi, anh Nguyễn Hùng viết: "Vì thời gian tính quá cấp bách nên anh em chúng tôi không thể xin ý kiến và gom thêm tên bà con trong ngoài nước để kèm theo lá thư vừa gửi đi này... Chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt và sau đó sẽ chuyển về VN qua báo chí trong nước và các chương trình thông tin trên thế giới. Chúng tôi vừa làm việc này vừa "cày" kiếm sống nên có hơi trễ chút đỉnh về bản dịch tiếng Việt… Anh có thể giúp chúng tôi thu thập danh sách khoảng 100 bà con trong nưóc không anh? Tôi nghĩ với công việc của anh cộng với bà con anh em thân thiết anh dư sức có 100 tên. Anh cứ lên danh sách rồi e-mail cho tôi và tôi sẽ tổng kết gửi đi liền. Thời đại internet mà, chỉ cần nhấn vô send (gửi đi - PV) là xong ngay".

Làm sao có thể từ chối một sáng kiến như vậy của một con người hằng ngày vẫn phải "cày để kiếm sống" nhưng không bao giờ quên ý thức với đất nước, dân tộc. Và tôi đã tham gia sáng kiến của anh, theo cái cách anh nói: "chỉ cần nhấn vô send là xong ngay". 

Thế giới phẳng thật, đúng như nhà báo Thomas Friedman khẳng định. Trong thế giới phẳng đó, chỉ sau một giây là người ta, dù ở cách xa nhau ngàn dặm, có thể truyền cho nhau những thông điệp và có thể cùng tham gia một cuộc đấu tranh vì lẽ phải. Sức mạnh kết nối trên thế giới ảo đã tạo thành sức mạnh ở thế giới thực.

"Chiến dịch" trên mạng cuối cùng đã thu được kết quả bước đầu, khi NGS vào ngày 17.3 đã ra thông cáo giải thích về những tấm bản đồ sai sự thật của họ. Dù lời giải thích chưa thỏa đáng, nhưng đây vẫn là một kết quả đáng ghi nhận. 

Vào hôm qua, khi ngồi viết bài này, tôi lại nhận được e-mail của anh Nguyễn Hùng từ Úc: "Chúng tôi không vui gì khi đọc thư trả lời của NGS. Không thể chấp nhận lối biện luận cho xong chuyện... Chúng tôi xin chuyển đến anh lá thư đối chất từng điểm họ nêu trong bản tuyên bố với báo chí của họ để anh chuyển đến những anh chị quan tâm tham khảo và chính thức lên tiếng".

Thế là cuộc đấu tranh của họ - của tất cả chúng ta - vẫn còn tiếp tục. Mạng internet với những tính năng ưu việt của nó tiếp tục giúp chúng ta truyền đi thông điệp vì chủ quyền đất nước, một cách nhanh nhất, với khả năng hội tụ sức mạnh cao nhất.

Chỉ tiếc là một số mạng có tính năng kết nối cực cao, như Facebook chẳng hạn, rất khó truy cập ở Việt Nam trong dịp này. 

Đỗ Hùng

Friday, September 4, 2015

Nhà báo Đỗ Hùng bị mất chức ‘vì bài về 2/9’

Nhà báo Đỗ Hùng mất chức ‘vì bài về 2/9’
Posted by adminbasam on 04/09/2015
BBC
4-9-2015
Ảnh: AFP
Ảnh: AFP
Một nhân vật cấp lãnh đạo tại một tờ báo lớn của Việt Nam đã bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ngày 4/9 loan báo thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Văn Hùng, thường được biết với tên Đỗ Hùng.
Hôm 3/9, báo Thanh Niên đã miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên với ông Hùng.
Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông không nêu nguyên do, nhưng giới nhà báo trong nước tin rằng nó xuất phát từ một đoạn ngắn trên Facebook cá nhân.
Hôm 2/9, trong lúc Việt Nam đánh dấu 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh, ông Hùng đăng một đoạn trên Facebook nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giọng văn hài hước của ông Hùng sau đó bị một số người trên mạng lên án là giễu cợt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Quyết định nhanh chóng của báo Thanh Niên và của Bộ Thông tin và Truyền thông dường như cho thấy giới chức xem đây là vấn đề nghiêm trọng.
Loan báo của Bộ Thông tin và Truyền thông nói báo Thanh Niên phải thu hồi thẻ nhà báo của ông Hùng và nộp về Bộ trước ngày 18/9.
___
Clip Việt Vision đấu tố nhà báo Đỗ Hùng
____
Dân Luận
Nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên bị thu hồi thẻ nhà báo vì một status Facebook?
Châu Văn Thi
4-9-2015
DL – Nhà báo Đỗ Hùng, Phó tổng thư ký Toà soạn báo Thanh Niên Online vừa bị Bộ Thông tin & Truyền thông (4T) thu hồi thẻ nhà báo vì một status vui về ngày 2-9 vừa qua. Trong Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Hùng, bộ 4T cũng đồng thời gửi cho Cơ quan an ninh A87 Bộ công an và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Một nguồn tin từ Diễn đàn Nhà báo trẻ cho biết, ông Hùng bị thu hồi thẻ nhà báo vì status về lễ 2-9 toàn dấu “sắc” đả kích và xuyên tạc về ngày này.
Dòng trạng thái trên Facebook cá nhân của ông sau đó được rút xuống, nhưng các trang mạng thân nhà nước (dư luận viên) đã dẫn lại và cho rằng ông đã: “đả kích chiến thắng này bằng giọng điệu giễu cợt thô bỉ các lãnh tụ khai quốc công thần đang được nhân dân, quân đội kính trọng như Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Dòng trạng thái trên FB được cho là lý do khiến ông bị rút thẻ. Ảnh: Blog Loa Phường.
Dòng trạng thái trên FB được cho là lý do khiến ông bị rút thẻ. Ảnh: Blog Loa Phường.
Thậm chí nhiều trang blog còn nói ông không xứng đáng là Phó tổng thư ký toà soạn báo Thanh Niên.
Facebook Nguyễn Đình Bổn ngay sau khi nhận được thông tin nhà báo Đỗ Hùng bị thu hồi thẻ đã nói rằng: “Cái status toàn dấu sắc tếu táo của Đỗ Hùng chỉ là giọt nước tràn ly, là cái cớ đẩy đến việc ngày 3/9/2015, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã ban hành quyết định về việc xử lý miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên đối với anh và ngày 4.9 anh bị Bộ TT&TT thu hồi thẻ nhà báo.”
Quyết định rút thẻ nhà báo Đỗ Hùng của Bộ 4T. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Long.
Quyết định rút thẻ nhà báo Đỗ Hùng của Bộ 4T. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Long.
Được biết nhà báo Đỗ Hùng từng tham dự nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn vào năm 2011, khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02. Trước đó, đã nhiều lần các “dư luận viên” gọi ông là “rận chủ” vì những quan điểm của mình trên trang cá nhân.
Cũng xin được nhắc lại, mới đây Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố phúc trình thường niên đã tiếp tục liệt kê VN trong danh sách 10 nước kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất trên thế giới. Theo đó, CPJ nói VN là một trong những nhà tù lớn nhất cho giới ký giả, với ít nhất 16 phóng viên đang bị cầm tù.

Chớp ông thầy – Một cuộc đàm thoại trong lớp chính trị

Chớp ông thầy – Một cuộc đàm thoại trong lớp chính trị

Posted by adminbasam on 05/09/2015
Cafe Ku Búa
Tác giả: Mộng Hỏa
Biên soạn: Ku Búa
3-9-2015
H1Giới thiệu: Tôi là một thanh niên 97-er vừa vào đại học (ĐH) trong một trưa trời dịu mát của Sài Gòn viết vào nhật ký chuyện sáng nay mang tên: Chớp Ông Thầy. Những chuyện dưới đây được cam đoan là có thật, tuy sẽ thay đổi một số tình tiết nhỏ không đáng kể để giữ bảo mật thông tin và an toàn về sau.
Tôi vừa bước vào lớp, trễ 10 phút do ban đầu tôi tưởng là nghỉ hôm nay, vì mai là 2 tháng 9. Nhưng không, bật laptop lên, lấy số điện thoại và hỏi trường ĐH, thì được báo: ”sinh hoạt như thường em.”
Các bạn nữ thì ồ lên khi thấy tôi vào lớp, như một ngôi sao, một số bạn nhăn mặt, họ đã than phiền rằng tôi hay xen vào bài giảng làm họ không ghi và nghe được đầy đủ bài. Các bạn nam thì hú tôi, gọi Tuấn, qua đây ngồi mậy. Tôi cười, nhưng lịch sự, tôi cúi đầu thấp khá lâu về phía thầy, rồi khi ngẩng lên tôi nói: ”Chào thầy, em xin phép.”
Bước vào, ngồi kế bọn con trai, bọn nó vỗ vai cười đùa, tôi cũng cười lại và lấy ra giáo trình môn. Môn gì ? Môn gì mà sao tôi lại chớp thầy vậy ? À, môn Chính Trị – Pháp Luật.
Lúc bước vào là thầy đã giảng được một ít đầu bài rồi, rồi thầy nói, để tiếp tục bài giảng về Luật Lao Động, tôi đã giảng sơ về khái niệm rồi, bây giờ nói tới hai chủ thể trong đây là Người Lao Động (NLĐ) và Người Sử Dụng Lao Động.
Rồi thầy bật slide lên, chia hai cột, một bên, là hình ảnh những người công nhân ngồi tụ lại, cắm cúi làm, một bên là hình ảnh một lão già, mập, hói, áo quần sang trọng tuy hơi nhếch nhách, miệng ngậm xì gà đang phả khói.
H1Dưới hình ảnh người công nhân, là khái niệm về NLĐ. Dưới đó thầy viết, là những người làm công, làm thuê, để kiếm được đồng tiền lương, là thuộc về tầng lớp yếu. Rồi thầy giảng thêm:
  • ”Các em thấy đó, bọn chủ nó có tiền, có quyền hà hiếp người làm hay làm đủ trò hành hạ, các em có thấy chúng ác không?”
Rồi tôi giơ tay xin phép cắt ngang, thầy đồng ý cho tôi nói, tôi hỏi: ”Sao thầy biết họ là phái yếu, thử thầy mà động gì hành hạ họ, hay là làm gì trái pháp luật xem, họ kiện vỡ mặt ra. Còn nếu động đến quyền lợi số đông, họ đình công, bãi công, có thể làm doanh nghiệp phá sản, nếu vậy sao gọi họ là phái yếu ?”
Thầy liền trả lời: ”Ấy em đừng nói vậy. Em muốn kiện hay gì cũng phải có chứng cứ, mà nếu em muốn bãi công thì mình em làm được gì, phải có người ủng hộ, phải có người lãnh đạo, mình em có làm được không ?”
Tôi vừa định tiếp thì thầy đã giơ tay ngưng cuộc đàm luận và tiếp tục bài giảng. Thầy giảng về cái gì? Cái….. ác của tư bản với hình ảnh gã trọc phú kia. Và những việc đáng thương, đáng lo như cái nghèo đói, bệnh tật, hoàn cảnh giai cấp công nhân do bị chủ đối xử tệ, và rằng bọn chủ đúng là có đóng góp cho xã hội nhưng chủ yếu vẫn là lo vét bộn túi chúng. Tôi ngồi cười nhạt và nhìn ra cửa sổ thở dài. Thầy thấy vậy ngưng giảng lại và hỏi tiếp: ”Hình như em vẫn còn mắc mứu với tôi thì phải. Lần này em có thể nói tiếp.”
Tôi tuy trong bụng có hơi nhạt đi, nhưng vẫn khó chấp nhận luận điệu này, tôi mới nhẹ đứng dậy nói:
  • ”Nếu thầy bảo là họ là thế yếu, bị đối xử bất công, thì bảo họ là đừng có đi làm, ở nhà cho khỏi bị giai cấp tư bản khỏi bóc lột! Em học Tài Chính Kinh Tế, tương lai sẽ là một chủ doanh nghiệp, những lập luận của thầy em thấy rõ sai lầm. Em có kề súng vào họ bắt họ đến xin việc không? Em có dí dao vào bảo họ ký hợp đồng không? Không ! Đó là lựa chọn của họ.
  • ”Vả lại, em biết cái tương lai làm chủ doanh nghiệp nó cực nhọc, khổ ải thế nào, em phải lèo lái công ty, phải đảm bảo thu nhập cho những người dưới quyền em, đảm bảo công ty được hoạt động tốt, đúng luật, và có thể cạnh tranh với công ty khác. Bao nhiêu là việc cần làm và những những rủi ro em phải chấp nhận, chất xám em phải bỏ ra, thì túi em dày thêm là chuyện khỏi bàn cãi.”
  • ”Lạ một điều nữa là em chưa nghe những công nhân của Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn, hay Đài Loan nào đó phải than khóc vì đói thầy ạ. Em thấy họ bóc lột cũng dữ lắm đó thầy, vậy mà bên nước ta vẫn kêu gọi, thu hút vốn đầu tư. Và nếu thầy bảo là làm chủ là bóc lột, thì em nghĩ dân Việt cứ làm công cho Nhật, Hàn và Đài dài dài đi cho khỏi mang tiếng.”
Thầy đớ mặt có đến nửa phút, rồi thầy mới “quyết liệt đấu tranh cho giai cấp công nhân” bằng cách….. công kích cá nhân tôi:

  • ”Em nói vậy là không được, sao em lại áp đặt suy nghĩ của em cho người khác vậy chứ, dù họ có bóc lột thật nhưng họ vẫn tạo việc làm, vẫn có đóng góp cho ta, em đừng nghĩ rằng những gì em nghĩ là đúng, cái tật đó nên tránh. Thầy thấy em đang hiểu sai lời giảng của thầy.”
  • ”Đơn giản là lời giảng của thầy làm em cảm thấy mặc cảm với việc mình sẽ làm, và làm cho em cảm thấy như mình là một thằng móc túi họ làm giàu cho mình vậy.”
  • ”Không, không, em hiểu sai rồi, phải nghĩ là họ cũng có mặt tốt, và mình cần họ, chứ không phải xem họ như kẻ thù,  ngồi xuống trước đi rồi mình tiếp tục bài giảng.”
Rồi thầy lại lôi một mớ lý thuyết ra tiếp tục giảng, tôi nản chẳng muốn nghe. Trong đầu tôi lại nghĩ, đúng là giai cấp bọn nông dân có khác, năm 1954 đánh giết trí thức, tư sản. Năm 1975 lại đuổi thêm một mớ đi, nên bây giờ để một bọn cùng nông cố nông lên lãnh đạo nhân dân. Đúng là giống khỉ. À mà khoan, ổng khen tư bản tốt kìa, vậy có phản động không nhỉ?
Những lời giảng tiếp theo của thầy về luật lao động, hợp đồng, tôi cảm thấy khô khan và buồn ngủ. Tôi cũng tham gia vào bài giảng nhưng theo tôi thì nó đi vào tai trái ra ngay tai phải, mọi thứ đều có trong giáo trình, nói lại y hệt khó gì.
Và may sao, một anh bạn nhà kế bên là thành phần có người thân trước đây đánh cho Việt Nam Cộng Hòa, nên hai bên nói chuyện thoải mái. Nói hết bài giảng, hết chuyện. Rảnh thì làm cái Chớp Ông Thầy 1 Và 2 cho các bạn coi.

Thursday, September 3, 2015

Thanh niên trẻ Việt trong nước tham gia lên tiếng đòi cải cách tự do dân chủ

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/09/thanh-nien-tre-viet-trong-nuoc-tham-gia.html

Thanh niên trẻ Việt trong nước tham gia lên tiếng đòi cải cách tự do dân chủ



Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - 









“Một trong những việc làm mà thanh niên trẻ Việt Nam quan tâm đến đất nước có thể tham gia đấu tranh giành lại quyền con người, quyền tự do dân chủ, nhanh chóng thoát khỏi sự kềm chế của đảng cộng sản mà không gây khó khăn cho bản thân mình nhưng lại nói lên nguyện vọng và bày tỏ sự bất tuân dân sự mà thế lực cai trị không thể nào ngăn chăn được, đó là việc tận dụng các “binh đoàn” xe gắn máy hai bánh hằng triệu chiếc trên cả nước.”


***

Việt Nam là một nước có số lượng người trẻ cao. Thống kê dân số năm 2011 ghi tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 15 – 30 chiếm khoảng 30% dân số của cả nước (26 triệu). Là nước nghèo nhất trong vùng Đông Nam Á, hậu quả của 40 năm bị cai trị dưới chế độ độc tài cộng sản toàn trị với đại nạn tham nhũng, nhưng là một trong số 20 quốc gia hàng đầu trên thế giới dùng internet qua các trang mạng blog, facebook, youtube. 

Internet là cánh cửa giải phóng trí tuệ con người, mang con người đến với thế giới của tự do tư tưởng mà không một chế độ độc tài nào dù cho họ có tất cả quyền hành trong tay và có một binh đoàn công an mật vu tay sai chỉ biết còn đảng còn mình có thể bọp chết, ngăn chặn hay phản “tuyên truyền” của chế độ tàn bạo vô nhân do đảng công sản áp đặt như tại Việt Nam. 

Internet là vũ khí mạng siêu việt hiện đại khắc tinh của chế độ độc tài toàn trị, nhất là chế độ toàn trị mang tên “cộng sản”. Không như thời đại của bưng bít thông tin, của những cái loa phường tuyên truyền ra rả loại tin một chiều tôn thờ cá nhân và nâng bi chế độ tuy chính họ chẳng biết trong trăm năm tới sẽ đưa đất nước đi dâu nhưng nếu họ vẫn còn tồn tại để cai trị đất nước thì triển vọng Việt Nam bị xóa sổ và là một tỉnh lỵ của Tàu. 

Với internet, tất cả những điều dối trá hay bưng bít của chính quyền lưu manh gian dối, của chế độ gọi là cộng sản xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay những hành động hành hung khủng bố của bọn nha sai công an đội lớp côn đồ tức thời bị phơi bày, dù cho đảng cộng sản VN có cả một hệ thống kiểm soát, những hành động khủng bố, tù tội với những thứ luật rừng loại còng số 8 cũng không thể nào ngăn chặn tin tức hại dân bán nước được nhanh chóng phổ biến sâu rộng đến mọi nơi, mọi người. 

Sự bùng phát và phát triển của internet đã vượt khỏi tầm kiểm soát của các chế độ độc tài toàn trị trong đó có chế độ cộng sản đột-biến-định-hướng-tư-bản-đỏ Việt Nam. Việc các trang blog cá nhân được thiết lập dễ dàng không tốn tiền xin tên miền, đã làm bùng phát một hệ thống báo mạng độc lập. Ai ai cũng có thể xuất bản một “Tờ báo” của mình – DÂN LÀM BÁO”. Không chỉ người Việt Nam ở nước ngoài sở hữu các blog mạng cho riêng mình mà rất nhiều thanh niên nhiều lứa tuổi trong nước hiện đang sài blog cá nhân dưới nhiều hình thức. Ngoài ra, trang mạng xã hội “FACEBOOK” đang rất thịnh hành trên thế giới và trong giới trẻ Việt Nam. Trang mạng Facebok là một hình thức liên kết và liên lạc giữa mọi người xuyên biên giới và là một trang mạng rất phổ biến trong nước. Qua facebook, tin tức được lan tuyền, chia sẻ (SHARE) nhân rộng với tốc độ ánh sáng đến hàng triệu người. 

Không chỉ hằng triệu thanh niên Việt, mà cả cơ quan tuyên giáo của đảng cộng sản vì không còn độc quyền chọn lọc tin tức nhằm phục vụ và đánh bóng chế độ nên đành phải “ăn” theo phong trào và cho lực lượng dư luận viên chuyên nghiệp ăn lương lập blog, facebook nhằm đánh hỏa mù, tráo trở đỏ/vàng, quốc gia/cộng sản, đánh bóng chế độ với những trò hề tuyên truyền giả dối, một chiều tôn hầu chống trả và đánh bóng chế độ cộng sản, chủ nghĩa cộng sản, một quái thai của thế kỷ đã bị toàn thế giới đào thải và bị loài người kết án tội diệt chủng.

Facebook, youtube, twitter… là thứ vũ khí “hạch tâm internet” đã và đang góp đáng kể trong việc tiêu diệt một loạt các chế độ độc tài khát máu vô nhân đạo khét tiếng: (3) 

Tháng 01/2011: Cuộc cách mạng “Hoa Lài” tại Tunisia đã lật đổ tổng thống độc tài Zine El Abidine Ben Ali cai trị độc đoán trong thời gian dài 23 năm tại nước này. (4)

Tháng 02/2011: Cuộc biểu tình bất tuân dân sư tại các thành phố tại Ai Cập đã lật đổ tổng thống độc tài Hisnu Mubarak đã cai trị Ai Cập trong thời gian dài 30 năm. (5)

Tháng 08/2011: Gaddafi nhà độc tài khét tiếng tàn ác lập dị đã cai trị Libya hơn 43 năm bị lật đổ và chết thảm khi trốn chạy trong đường ống cống.

Tháng 08/2011: tại Myamar - Miến Điện, cuộc cách mạng ôn hòa thay đổi chế độ quân phiệt sang xã hội dân chủ đã đạt kết quả ngoạn mục sau cuộc đấu tranh của dân chúng Miến Điện cùng bà Suu Kyi kéo dài trong nhiều thập niên, từ năm 1989. (6)

Từ năm 2012, cuộc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ vẫn còn đang tiếp diễn tại Syria đang bị cai tri không kém độc đoán bởi dòng họ Assad củaTổng thống Syria Bashar al-Assad, người đã tiếp tục quyền hành cai trị nước Syria từ cha của mình.

Tháng 02 năm 2014, cuộc đấu tranh của dân Ukraina lật đổ thành công tổng thống độc tại Victor Yanukoych tay sai của tổng thống mafia Putin Nga. (7)

Cuộc cách mạng truyền thông của thế giới trong thế kỷ 21 qua các hình thức trang mạng internet xã hội đã nhanh chóng khai phóng dân chúng Việt Nam thoát khỏi vỏ bọc sắc máu của chế độ cộng sản, phá vỡ nạn độc quyền thông tin đại chúng của hệ thống tuyên giáo cộng sản Việt Nam. Nhóm đặc quyền của đảng cộng sản Việt Nam - Việt cộng- thông qua hệ thống tuyên truyền của ban tuyên giáo tuy trong tay có nhiều quyền lực mềm để kiểm soát và định hướng tư tưởng của người dân và nhất là lớp thanh thiếu niên nhưng “gậy ông trở lại đập lưng ông”, họ đang bị đánh ngược lại với chính những trò tuyên truyền của họ. Những màn dàn dựng cũng như bắt chước dùng internet tung hô chế độ, tung hô lãnh đạo dùng đã nhanh chóng bị dân “mạng” vạch trần sự ngu dốt trước toàn dân và dân theo dõi trang mạng của thành phần chóp bu cộng sản, trò gian dối, trò tham nhũng cướp cạn tài sản của dân tài nguyên quốc gia, trò bán nước cho Tàu của đảng cộng sản xuyên suốt từ khi Nguyễn Tất Thành-HCM vâng lệnh Nga Tàu lập đảng cộng sản VN đến nay.

Qua internet, thanh niên Việt Nam đã phá vỡ vòng kim cô kềm kẹp của Việt cộng kéo dài trên nửa thế kỷ qua, công khai lên tiếng và phản đối đảng cộng sản đòi lại quyền làm chủ thực sự của mình và của toàn dân:

Những cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông đã được hàng trăm thanh niên tham gia.

Nhiều tổ chức xã hội dân sự đối lập với các tổ chức ngoại vi của việt cộng được các bạn trẻ công khai thành lập để đòi lại quyền tự do dân chủ và quyền làm chủ đất nước của người dân.

Qua kỹ thuật ghi hình tân tiến của phone di động, những việc làm phản dân hại nước của đảng cộng sản được dân mạng ghi lại và tố giác trước công luận trong ngoài nước. Những hành vị tàn ác của cộng sản chống lại dân chúng, nhất là những hành vị bạo lực đàn áp nông dân để cướp đất được nhanh chóng phát tán trên các trang mạng facebook, youtube, gây câm phẫn ngất trời trong nhân dân đối với bọn lãnh đạo đảng CSVN. Với hàng triệu điện thoại di động trong tay, những việc làm tàn ác vô nhân đạo trước kia và hiện tại của đảng cộng sản không còn là những bí mật của cung-đình-cộng-sản mà bị ghi lại và bị phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Đảng cộng sản không còn an nhiên tự tại, không còn ngang nhiên xem mình là vua thiên hạ trong khi có hàng triệu cặp mắt thần “di động” đang có mặt khắp nơi 24/7. 

Việt cộng đang rúng động và kinh sợ trước sự vùng lên đòi lại chủ quyền của người dân.(8)

Internet đang được các tổ chức xã hội dân sự tích cực tận dụng bảo vệ mình chống lại và tố giác trước công luận hành động gian ác ném đá giấu tay của đảng cộng sản VN. 

Internet đang được dùng để tập hợp lớp trẻ và những người quan tâm đến vận mệnh quốc gia trước sự nhu nhược của đảng cộng sản chỉ biết còng đảng còn mình.

Những việc tự phát đã xảy ra trong những ngày vừa qua tuy không liên quan trực tiếp đến việc đấu tranh giành lại quyền tự do dân chủ của toàn dân chống lại đảng cộng sản VN nhưng đã nói lên được sực tác động của thông tin mạng trong xã hội dân sự, nhất là trong cộng đồng thanh niên trẻ, cái nôi một nước Việt Nam mới phi chế độ độc tài toàn trị dưới bất cứ hình thức nào. Đó là sự tập trung tự phát của hàng ngàn thanh niên Sài Gòn trên những chiếc xe motor hai bánh tại khu trung tâm thành phố trên đường đi bộ Nguyễn Huệ vào đêm Thứ Hai ngày 03/08/2015. Tuy đây chỉ là sự hiếu kỳ, ham vui nhất thời, đi xem cảnh hai thiếu nữ choi choi thách đấu với nhau trên facebook(9). Sự kiện tương tự lại xuất hiện trên facebook tại Huế tối ngày 22/08/2105 với hàng ngàn thanh niên tham gia (10).

Tin nhắn từ facebook đã tập hợp hàng ngàn thanh niên tại Sài Gòn (03/08/15) và Huế (22/08/15)

Trang mạng internet/facebook/twitter/youtube đã được chứng minh khả năng tuyệt vời để tập hợp dân chúng nhất là lớp thanh niên trẻ năng động. Đó là vũ khí “số” lý tưởng của những người đấu tranh ôn hòa chống lại chế độ độc tài đảng trị, nhất là chế độ toàn trị của cung-đình đảng cộng-sản Việt Nam với chân rết của họ vươn đến tận ngang cùng ngỏ hẻm trên khắp nước. 

Để nhân rộng sự tham gia của tầng lớp trẻ trong nước trước sự đàn áp khốc liệt và sự kiểm soát tuyệt đối của đảng cộng sản VN, chúng ta cần tận dụng mạng lưới internet/ facebook/ youtube/ twitter... 

Qua việc tham gia có tính tự phát để vui chơi giải trí của hàng ngàn thanh niên, chỉ với tin riêng cá nhân trên facebook giữa hai cô gái trẻ ham vui đình đám đã lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng facebook trẻ; tổ chức xã hội dân sự tranh đấu cho quyền tự do dân chủ có thể dùng cách thức này, qua mạng facebook/blog/youtube để khởi động và nhân rộng phong trào yêu nước quan tâm đến dân quyền, tự do, dân chủ, độc lập, chủ quyền của đất nước trong thanh niên trẻ. Trước mắt nhắm vào hành động xâm lược cướp tài sản giết hại ngư dân ngoài biển Đông, và sau đó là những vấn đề liên quan đến quyền tự do dân chủ. Với phương châm hàng đầu là các hoạt động xã hội dân sự vì tương lai của đất nước không gây ảnh hưởng đến an toàn cho cá nhân họ, tạo thêm lòng tự tin và đánh tan nổi sợ bị thế lực uy quyền của đảng CSVN trực tiếp hay gián tiếp khủng bố đàn áp. 

Thanh niên Việt Nam với truyền thống yêu nước ngàn đời của tổ tiên, yêu chuộng tự do dân chủ, quyết tâm chống ngoại xăm từ phương Bắc. Thanh niên Việt Nam là lực lượng lớn đang trên đà vương dậy đòi quyền tự do và giành lại quyền tự quyết của họ đang bị đảng cộng sản VN khống chế và tước đoạt. Trong những năm qua công cuộc chuyển đổi từ phản đối thụ động thờ ơ sang phản đối tích cực công khai của thanh niên trẻ đang phát triển mạnh và rất khích lệ. Phong trào xã hội dân sự độc lập, đối lập với đảng và các tổ chức bình phong của đảng cộng sản VN đang gây hoang mang lo sợ trong nhóm lãnh đạo chóp bu đảng. Đảng cộng sản không còn tự do lũng đoạn thanh niên. Các trò tuyên truyền vô vọng dùng hình tượng Hồ Chí Minh hay thành phần đảng viên đội lớp quần chúng tung hô đảng, dùng hệ thống báo, đài TV của đảng CSVN và lớp văn nô viết những bài tuyên truyền thô kệch ngu dốt chỉ gây thêm phản cảm trong dân chúng. Chính những tên văn nô ngu muội đang bôi thêm bùn nhơ trên bộ mặt trơ trẽn phù nộng của đảng. Các chương trình phát hình trên VTV của đảng CSVN dùng cờ Tàu với 5 ngôi sao, và trong chương trình kỷ niệm ngày liệt sĩ 27/07/2015 mới đây bọn tổ chức trong ban tuyên giáo tay sai cho tàu cộng của đảng CSVN dùng một bài ca được Tàu xem là quốc ca “Trở về đất mẹ” để mở đầu cho chường trình gọi là “Ngày Khát Vọng”(11), họ đã tự phơi bày trước toàn dân rằng chính đảng cộng sản Việt Nam là một đảng phản quốc, chúng đang làm tay sai bán nước và đã dâng hiến cả nước Việt Nam cho bọn Tàu cộng từ thời HCM cai trị miền Bắc năm 1954.

Tương kế tựu kế, các tổ chức xã hội dân chủ đã và đang liên tục dùng công cụ facebook, youtube, twitter xây dựng và phát triển các phong trào bất tuân dân sự rất đa dạng. Thí dụ hội dân oan, hội phụ nữ nhân quyền, hội nhà báo độc lập, hội bầu bí tương thân,…(12), phong trào phản đối đảng CSVN hủy hoại mội trường cây xanh tại Hà Nội, phong trào chống lại hành động cấu kết giữa nhóm lợi ích và đảng lấp sông Đồng Nai, phong trào phản đối xây tượng đài HCM ngàn tỷ trong khi không có trường học cho con em học, chiến dịch phanh phui hành động bí mật thanh toán, thanh trừng giữa các thế lực kình chống tranh giành quyền lực trong thượng tầng lãnh đạo đảng cộng sản VN: vụ qua đời vì tự dưng bị ung thư gan của thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ (13), vụ Nguyễn Bá Thanh chết do bị đầu độc phóng xạ (14), vụ đại tướng “tâm tư chủ bại” tay sai án nước cho Tàu Phùng Quang Thanh đột nhiên mất tích (bị thủ tiêu chết?) rồi đột nhiên xuất hiện v.v... là những thí dụ được cộng đồng mạng phát tán trên các trang mạng internet tự do.

Một trong những việc làm mà thanh niên trẻ quan tâm đến đất nước có thể tham gia đấu tranh giành lại quyền con người, quyền tự do dân chủ, nhanh chóng thoát khỏi sự kềm chế của đảng cộng sản mà không gây khó khăn cho bản thân mình nhưng lại nói lên nguyện vọng và bày tỏ sự bất tuân dân sự mà thế lực cai trị không thể nào ngăn chăn được, đó là việc tận dụng các “binh đoàn” xe gắn máy hai bánh hằng triệu chiếc trên cả nước. 

Chúng ta dùng tiếng kèn xe của những chiếc xe hai bánh này để làm phương tiện lên tiếng đòi hỏi về những quyền con người chống độc tài toàn trị trên đường phố tại các khu thị tứ, các thành phố trên cả nước. Các tổ chức xã hội dân sự cùng nhau phát động chiến dịch bóp kèn xe mỗi cuối tuần vào những ngày giờ cụ thể, thí dụ 7 giờ tối bóp kèn liên tục hay theo nhịp điệu trong một phút (thí dụ: đả đảo CS tham nhũng/ Hoàng Sa Trường Sa VN thì dùng 4/6 lần nhấn kèn với cùng nhịp điệu…) Các xe gắn máy trong lúc di chuyển, khi đến giờ định trước thì đồng loạt nhấn kèn xe đồng tình với chiến dịch bày tỏ bất tuân dân sự. Việc làm này, trước tạo nên sư thích thú của các bạn trẻ được tham gia vào việc nước và nhất là hành động đó không gây phiền phức cho cá nhân mình, và từ đó làm cho các bạn thanh niên thoải mái nhiệt tình và tích cực hơn trong tương lai.

Có thể còn có những ý tưởng bất tuân dân sự độc đáo khác để chúng ta cùng nhau phổ biến sâu rộng trên trang mang Facebook/ blog/youtube được nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tính tích cực, giành lại quyền quyết định vận mệnh của đất nước trong đó có mình. Chúng ta không thể nào thờ ơ để tiếp tục bị thế lực chuyên quyền cung-đình-cộng-sản Việt Nam lường gạt và cướp đoạt đất nước dâng hiến cho bọn Tàu cộng.

Ngày 03/09/2015

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
danlambaovn.blogspot.com

______________________________________
Tham khảo:

(1) Cơ cấu dân số và lực lượng lao động tại Việt Nam 2011

(2) Việt Nam vào top 20 quốc gia có nhiều người dùng Internet nhất

(3) Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia 

(4) Cách mạng Tunisia

(5) Cách mạng Ai Cập 2011

(9) Hai thiếu nữ hẹn trên Facebook, giải quyết mâu thuẫn ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP HCM), khiến hàng nghìn người kéo đến theo dõi.

(10) Hai cô gái thách đấu cả phố Huế náo loạn

(11) "Ca Ngợi Tổ Quốc/Trở về đất mẹ" -歌唱祖國 của Tàu được VTV1 của đảng CSVN sử dụng trong “ Ngày khát vọng” trở về đất mẹ (Tàu?)-nhân ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27.07.2015
https://www.youtube.com/watch?v=EBbuHm6yzQU

(12) Tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự độc lập đối lập
(13) Tướng Phạm Quý Ngọ: Sự “bất thường” ở một cái chết bình thường

(14) Ai giết ông Nguyễn Bá Thanh