Sunday, November 9, 2014

Injustice treatments and broken hearts of Vietnamese people of the whole country through the century since 30/04/1975

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/11/injustice-treatments-and-broken-hearts.html

Injustice treatments and broken hearts of Vietnamese people of the whole country through the century since 30/04/1975
Nguyen Hung, Tran Hoai Nam (Danlambao) - After the Vietnamese Communist Party had occupied the whole country of Vietnam, farmers, voiceless people of all three regions of the country thought they would be living in peace, freedom to make a living without hindering. But their simple and common dream has become fantasy, and also nightmares.

Their cultivating land, manufacturing and business facilities were blatantly robbed by the Vietnamese communist party members and their minions that the Southerners called them "April 30 revolution gang" to make them their own, winning trophies of the invaders, not the army they bloated themselves as “the liberators”. After they had arrived, houses were smashed, families were disintegrated, dead was everywhere, on land in the bush, in rivers, in the East Sea.

They did not stop there. Since the 80s of the 20th century to the present day, after their campaign of robbing of land and production base of the South such as: the campaign to destroy capitalists, the campaign of re-educating commercial activities, the campaign of cooperative activities...; the Vietnamese Communist Party officials did not cease their evil and brutal actions, they in concert with the so called "red capitalist interest groups", who were their relatives or clan, to proceed to rob the last tiny piece of land which the country farmers rely only on to make a living day by day. New words created by the Vietnamese communist party to cover in velvet clothes for their coward and mindless actions, under their so-called Socialist Constitution, the remaining small piece of land in the hands of people across the country right through from Nam Quan Pass (now belongs to Chinese communist as a gift from the Vietnamese communist party) to Ca Mau Cape which they called "Forced Repatriation". And thus another group of new words are added to the dictionary of modern day of Vietnamese language under the Vietnamese communist regime, which is as painful and heartbroken to hear it mentioned, like the word "Boat People" of the years from 1975 to 1985. People of the whole country who have been experienced with this “Forced Repatriation” actions from the Vietnamese communist party have named themselves “Injustice People”

In recent decades, the “Injustice people” throughout the country have been doing what old folks used to say "rolling sand balls on the beach of the East sea" against the Vietnamese communist government thugs. Even they do know that their pains going from local to central provinces, and where the headquarters of the Vietnamese Communist Party are located, year after year, one decade to another decade, they could not shake off from the dirty and bloody hands of the communist robbers while in their hands they have the so-called Socialist and Republic Constitution written by their own communist party and used it as the shield for their so called “forced repatriation”, but the hapless farmers are still doing the unyielding work of " rolling sand balls on the beach of the East sea". The purpose of making their hopeless cries is to awaken the conscience of the people inside the country and abroad, of people around the world, of international agencies, of various governments around the world. Even though communist party officials consider people’s cries are worth not even equal to dirt, worth much less than mice in their Chinese porcelain vase of Vietnam Communist Party, but they are very afraid of adverse opinions from outside countries because they are afraid of those countries will not continue to give money, in million dollars, into their bottomless vase of the party where their party’s mice are residing and are being fatten.

During October and November 2014, injustice people - “Dân Oan” across the country have been and are continuing to gather in Hanoi ion force, the capital city where the headquarters of the Vietnamese Communist Party are based, to protest on the streets to demand, despite being assaulted and being detained. They have been continuously protesting in front of all the Vietnamese communist party organizations headquarters, the party’s government offices, party’s congress building, mansions of the elite top communist Party members like Nguyen Sinh Hùng, Nguyen Phú Trọng Trương Tan Sang, Nguyễn Tấn Dũng... Injustice People- “Dân Oan” promise not to give those communist party public officials the life of leisure in the stately mansions, on silk clothes obtained from the coercion, plundering, sucking bloods of poor and hapless ordinary people, farmers and workers.

Thank to the advance of internet, thanks to the thin mobile phone, which have been carrying and channeling the jobs and hopes of very courageous and tenacious Injustice People - “Dân Oan”- to all Vietnamese living inside of Vietnam and abroad. Injustice People-“Dân Oan” are both demonstrators standing up to publicly denounce the Vietnamese communists (Việt cộng) who have treated them so heartlessly and unscrupulously. “Injustice People” have been doing the task as “Reporters on the Pavements”. They were not afraid of difficulties and dangerous assaults throwing at them by the Vietnamese communist police thugs. They enthusiastically gathered and disseminated news of their demonstrations to everyone. Injustice People are the true “Injustice People making News”-"Dan Oan Making News".

Below is the video clip combining few short video clips recorded by the Injustice People (Dan Oan) while they were protesting and living in the past few days: 

Nỗi lòng oan ức xuyên thế kỷ của người dân cả nước từ ngày 30/04/1975

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/11/noi-long-oan-uc-xuyen-ky-cua-nguoi-dan.html
Nỗi lòng oan ức xuyên thế kỷ của người dân cả nước từ ngày 30/04/1975
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Từ khi đảng cộng sản Việt Nam thâu tóm cả nước, bà con nông dân, người dân thấp cổ bé miệng của cả ba miền đất nước cứ tưởng họ sẽ được sống trong an bình, được tư do làm ăn sinh sống, nhưng ước mơ đơn giản và bình thường của họ đã trở thành ảo mộng và luôn cả ác mộng.

Đất đai canh tác, cơ sở làm ăn buôn bán bị các đảng viên CSVN và tay sai của chúng mà người dân miền Nam gọi là bọn “30 tháng Tư” tịch thu làm của riêng, làm chiến lợi phẩm của đoàn quân cướp nước chứ không phải đoàn quân mà chúng tự gọi lài “giải phóng”. Chúng vào là nhà tan, cửa nát, gia đình lý tán, chết bờ, chết bụi, chết trên sông, chết ngoài biển Đông.

Bọn chúng không chịu ngừng ở đó. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay, sau các chiến dịch cướp tài sản đất đai và cơ sở sản xuất của người dân miền Nam như: tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác xã…; các quan chức đảng cộng sản không chịu chấm dứt hành động tham tàn, chúng kết hợp với bọn “nhóm lợi ích tư bản đỏ”, là bà con dòng tộc của chúng, lại tiếp tục tiến hành cướp nốt số đất đai nhỏ nhoi cuối cùng còn lại của bà con nông dân cả nước chỉ còn dựa vào đó để sinh sống qua ngày. Từ ngữ mới do chính cộng đảng sáng chế để phủ nhung cho hành động tán tận lương tâm cướp trắng, theo cái gọi là hiến pháp XHCN tự biên tự diễn, những mảnh đất nhỏ nhoi còn lại trong tay của bà con trên cả nước suốt từ Ải Nam Quan nay (bây giờ là của Tàu do đảng cộng sản dâng) đến Mủi Cà Mau mà chúng gọi là: “CƯỠNG CHẾ”. Và cũng từ đó một từ ngữ tiếng Việt mới trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam, đau đớn không kém hai chữ “THUYỀN NHÂN” của những năm từ 1975 đến 1985, người dân cả nước dùng để nói lên nỗi oan khiên của họ là: “DÂN OAN”. 

Dân oan cả nước trong mấy chục năm qua đã và đang làm chuyện có thể nói là “dã tràng se cát biển Đông” trước cường quyền cộng sản. Tuy biết là việc họ làm lặn lội từ địa phương đến tỉnh thành rồi trung ương nơi đặt cơ quan đầu não của đảng cộng sản, hết năm này đến năm khác, hết thập niên này đến thập niên khác, không thể làm bọn cướp lay chuyển khi trong tay chúng đã có một bản hiến pháp do chính đảng CSVN viết và sử dụng bảo kê cho hành động “cưỡng chế” của chúng, nhưng bà con nông dân vẫn kiên cường làm công việc “dã tràng se cát biển Đông”. Mục đích của việc làm vô vọng của bà con dân oan là đánh động lương tâm của đồng bào trong nước và ngoài nước, của dân chúng trên khắp thế giới, của các cơ quan quốc tế, của chính quyền trên khắp thế giới. Bọn quan chức cộng sản tuy coi người dân không bằng cỏ rác, thua những bọn chuột nhắt trong bình sứ Tàu của đảng, nhưng chúng rất e dè các nước vì chúng sợ các nước không tiếp tục trao tiền triệu đô Mỹ cho chúng bỏ thêm vào bình đựng chuột của đảng.

Trong suốt tháng 10 và tháng 11/2014 bà con dân oan trên cả nước đã và đang tiếp tục tập hợp về Hà Nội, thành phố tập trung toàn bộ đầu não của đảng cộng sản, liên tục xuống đường biểu tình, bất chấp bị hành hung và giam cầm, tại tất cả những cơ quan đảng, nhà nước đảng, quốc hội đảng, dinh thự nơi an nghỉ của tầng lớp đảng viên cộng sản chóp bu như Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Tương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng... Bà con dân oan không để cho quan chức cộng sản sống an nhàn trong các căn biệt thự uy nghi, trên nhung lụa có được từ việc cưỡng chế, cướp đoạt hút màu người dân, nông dân, công nhân.

Cám ơn kỹ thuật intenet, cám ơn những chiếc mobile phone mỏng manh, đã mang những việc làm rất can đảm và ngoan cường của bà con dân oan đến với mọi người dân Việt trong ngoài nước. Bà con dân oan vừa là người đi biểu tình đứng lên tố cáo nhà nước cộng sản đối xử vô lương tâm với bà con, vừa là “Phóng Viên trên những Vĩa Hè” không ngại khó khăn và nguy hiểm, nhiệt tình thu thập và phổ biến tin tức đến mọi người. Bà con dân oan là “Dân Oan Làm Báo”.

Dưới đây là kết hợp một số video clip ngắn do chính bà con dân oan quay cảnh bà con bao vây trước dinh thự của những đảng viên chóp bu đảng cộng sản trong và một số cảnh xuống đường và sinh hoạt trong những ngày vừa qua:

Saturday, November 8, 2014

Việt Nam là nơi tốt nhất để sống: Một cách hiểu khác. GS Nguyễn Văn Tuấn

http://tuanvannguyen.blogspot.ch/2014/11/viet-nam-la-noi-tot-nhat-e-song-mot.html

Friday, November 7, 2014

Việt Nam là nơi tốt nhất để sống: Một cách hiểu khác


Đến hôm nay mới đọc bài báo "Sốc vì Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới!" Nếu chỉ xem qua cái kết quả bình bầu và đối chiếu tình trạng môi trường xuống dốc thê thảm hiện nay thì đúng là sốc thật. Nhưng thật ra, nếu xem kĩ nguồn thông tin (2) thì cũng không đến nổi sốc đâu.



Nguồn thông tin là " The 20 Best Places To Live Overseas" (Hai mươi nơi tốt nhất để sống ở nước ngoài" trên BusinessInsider (2). Tại sao "nước ngoài"? Tại vì đây là một cuộc điều tra xã hội mà đối tượng tham gia là những thương gia làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia. Những người này được công ti gửi đi khắp thế giới để làm ăn, nên họ có cơ hội trải nghiệm và so sánh. Nhóm thực hiện là ngân hàng HSBC. Họ hỏi đối tượng tham gia về trải nghiệm cuộc sống, tình hình kinh tế, nuôi con cái ở nước ngoài. Dựa vào các tiêu chí này, Việt Nam được bình bầu là một trong 20 nước tốt nhất để sống ở nước ngoài.

Đọc xong bản tin này tôi thử tưởng tượng mình là một doanh nhân (hạng "executive") đang sống ở Sài Gòn. Và, tôi sẽ bầu VN vào một trong 10 nước tốt nhất để sống như là một doanh nhân nước ngoài. Lương của tôi là khoảng 200K USD một năm, và tôi sống trong một nước mà thu nhập bình quân ~2K một năm thì dĩ nhiên là tôi thấy thoải mái quá đi chứ.



Này nhé, tôi đâu có sống ở những nơi chật chội trong nội thành như đám dân đen kia; tôi sống ở Phú Mĩ Hưng hay những khu đô thị mới, thoáng mát và có nhiều cây xanh. Tôi đi làm đâu phải bằng xe Honda để phải chật vật với "triều cường" như đám dân địa phương; tôi đi làm bằng xe hơi, "four-wheel car" cao ngông nghênh trên đường phố được thiết kế cho xe ngựa là chính. Tôi không cần lái xe như bọn Việt Nam; công ti mướn tài xế lo cho tôi từng bước đi, thậm chí đi ăn trưa và uống cà phê! Đến văn phòng thì máy lanh đã bậc xong, tôi không biết cái nóng hừng hực bên ngoài là gì. Thật ra, sống ở VN chứ tôi có biết cái nóng nhiệt đới là gì đâu, vì dù ở nhà hay office tôi đều có máy lạnh.

Vợ tôi không bận bịu với con cái như đám nữ nhân viên của tôi; tôi có đã oshin người Việt lo đưa đón con tôi đi học. Con tôi cũng cảm thấy thích đất nước này, vì chúng không chung đụng với đám học trò Việt Nam đầy cạnh tranh kia. Oshin Việt Nam thì rẻ bèo, chỉ 200 USD/tháng là có một cô gốc miền Tây phục vụ cực kì tốt, kể cả nấu ăn ngon. Chúng tôi chẳng cần sợ bọn Tàu đầu độc với những thực phẩm độc hại, vì oshin chúng tôi toàn mua cá sống, gạo hảo hạng, bánh mì nhập từ Singapore, bơ sữa nhâp từ Pháp, Úc, Mĩ. Chúng tôi không cần nấu ăn, vì oshin lo. Chúng tôi không biết đến mấy quán nhậu bầy hầy mà đám dân địa phương lui tới, vì chúng tôi đã quen với buffet ở Caravelle, New World, Pullman, InterContinental, Sheraton, Sofitel, Nikko. Rex? Ồ, đó là khách sạn của Nhà nước, tồi lắm. Chúng tôi không phải lo chuyện lau nhà hàng tuần, bởi vì hàng ngày đã có oshin làm việc đó. Vui vui, chúng tôi đi ăn ở ngoài quán, và dĩ nhiên, chúng tôi đâu có dám léo hánh đến mấy chỗ vớ vẩn và mất vệ sinh ở trong hẽm. Xe four-wheel của tôi làm sao vào được mấy cái hẽm đó?! Lương 200K USD/năm thì việc đi ăn tối ở hàng quán up-market ở VN chỉ là chuyện nhỏ. Mà, món ăn VN lại cực kì ngon, chắc chắn ngon hơn tất cả những nước như Mĩ, Úc, Canada, Ý, Saudi Arabia, v.v.

Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến mấy chuyện quyền con người này nọ; chuyện đó chẳng dính dáng gì đến tôi, vì đó là chuyện của đám oshin và anh tài xế của tôi. Tôi đâu có lo VN sẽ lệ thuộc hay mất vào tay của Tàu ở phương Bắc, vì đối với tôi, chỗ nào cũng là kinh doanh, kiếm lời. Tôi đâu có hiểu mấy chương trình văn nghệ và những bản tin tức tuyên truyền vớ vẩn đó; tôi xem đài BBC, NBC, CNN. Trong khi đám dân đen đó chẳng biết gì tình hình đằng sau chính trường VN, tôi biết khá tốt! Vì thế, chẳng ai làm phiền tôi, và tôi thấy thoải mái về tinh thần. Ngày cuối tuần, chúng tôi bay ra Đà Nẵng chơi, xuống Hội An tắm biển, bay về Hà Tiên làm một chuyến du ngoạn sang Kampuchea, bay ra Hà Nội thưởng thức tô phở 800 ngàn đồng (chuyện nhỏ), và bay về sân golf ở Tân Sơn Nhất đánh một phát với mấy đồng nghiệp nước ngoài đang chờ. Buồn buồn, tôi đổi không khí bằng cách bay qua Singapore mua đồ điện tử, và dĩ nhiên tôi đời nào để ý đến cái Sim Lim Square chết tiệt đó. Tôi cũng chẳng cần chen lấn, vì tôi đi máy bay hạng 1 của Singapore Airlines, chứ Vietnam Airlines, thì xin lỗi, tồi quá. Nhìn như thế, tôi đang sống một cuộc sống vương giả, một cuộc sống mà nếu tôi ở Mĩ có mơ cũng không có được.

Ôi, tôi yêu cái đất nước Việt Nam này quá. Tôi thấy mình như anh thực dân Tây ngày xưa ở Sài Gòn. Thật ra, tôi còn hơn mấy anh Tây ngày xưa, vì ngày nay tôi có tất cả tiện nghi mà mấy ảnh không có trước kia. Mấy anh ấy thời đó còn bị xua đuổi liên miên, còn chúng tôi thời nay thì được chào đón nồng nhiệt. Môi trường làm ăn ở VN có phần khó khăn vì nạn tham nhũng ư? Ồ, chúng tôi chỉ cần áp dụng triết lí dùng tiền của Năm Cam, một người vĩ đại trong nhóm những triết gia vĩ đại. Có tiền là cái gì cũng có ở VN, và hàng rào nào cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Bọn Bio-Rad còn chỉ 2.5 triệu USD, thì việc các tập đoàn Nhật chi 10 lần con số đó cũng chỉ là "bỏ con tôm bắt con cá" thôi. VN có câu "nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế", và tất cả 4 yếu tố đều có thể mua bằng tiền. Chúng tôi cũng áy náy khi dùng tiền cho mục tiêu như thế, nhưng thử hỏi, ở cái nơi này mà người ta có câu "rừng nào cọp nấy" thì chúng tôi cũng phải chơi theo luật chơi địa phương thôi.

Ngày xưa, Graham Greene ngồi uống cà phê ở Tự Do viết "Người Mĩ trầm lặng", ngày nay tôi viết những chương sách huy hoàng cho Samsung, LG, Hyundai, Kumho, Mercedes-Benz, BMW, Ford, Volvo, Toyota, Mitsubishi, Novartis, Merck, Pfizer, sanofi, novo nordisk, HSBC, Deutsche Bank, Huawei, IBM, v.v. Vinh quang thay, đội doanh nhân nước ngoài ở VN. Chúng tôi xứng đáng có một bài tráng ca! Có lẽ phải mướn một tay nhạc sĩ nghèo VN sáng tác thôi.

OK, tôi đã đóng vai doanh nhân nước ngoài ở VN, bây giờ tôi quay về tôi: một người Việt Nam. Tôi nghĩ với quan điểm của những doanh nhân nước ngoài sống ở VN, thì VN đúng là một trong những nơi sống rất thoải mái nhất. Do đó, cái kết quả survey của BusinessInsider không hề sốc chút nào. Tuy nhiên, thay vì kết quả đó nói Việt Nam là nơi tốt nhất để sống, tôi đề nghị nên hiểu một cách khác: Việt Nam là một trong những môi trường lí tưởng nhất cho doanh nhân nước ngoài, vì họ có thể khai thác con người Việt Nam hữu hiệu nhất.

====


Monday, November 3, 2014

Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha thời nay

Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha thời nay

Nguyễn Văn Tuấn 
30-09-2014

Chúng ta biết rằng trong “Cải cách ruộng đất” con đấu tố cha mẹ đã xảy ra, làm đảo lộn đạo lí gia đình xã hội. Người miền Nam đọc chuyện con đấu tố cha mẹ trong Cải cách ruộng đất thấy quá kinh khủng và thấy mình còn may mắn. Nhưng chưa chắc! Tuần vừa qua giới văn nghệ xôn xao chuyện ông Đoàn Thế Phúc đấu tố cha mình là Nhà văn Võ Phiến (1). Đấu tố ngay trên báo chí trong nước. Chuyện thật khó tin nhưng có thật.
Nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn), năm nay đã 89 tuổi, là một tên tuổi lớn trong văn đàn. Ông quê quán ở Phù Mĩ (Bình Định), tức là quê ngoại tôi. Tính ra, ông là bà con với Dượng Út tôi (cũng họ Đoàn), người theo ba má ông vào định cư ở Kiên Giang thời xa xưa. Ông từng theo Việt Minh, nhưng sau này thì bỏ Việt Minh vào thành. Ông nhạc phụ tôi biết Võ Phiến khá rõ vì hai người từng phục vụ cùng một cơ quan thông tin trong thời Việt Minh. Ông nhạc tôi rất khen văn tài của Võ Phiến. Ông nhạc tôi cho biết thời đó khi ông Võ Phiến quyết định bỏ trốn Việt Minh, ai cũng tiếc vì ông là người có tài. Mà, đúng là có tài, vì khi vào Sài Gòn ông trở thành nhà văn nổi tiếng ở miền Nam. Lúc ra hải ngoại ông vẫn âm thầm sáng tác và đóng góp cho văn học.
Ông là một trong những nhà văn tôi mến mộ qua những tác phẩm đồ sộ của ông. Tôi có trọn bộ “Văn học miền Nam” (6 cuốn) do ông soạn sau khi định cư ở Mĩ. Đó là một công trình để đời. Đó là công trình đáng lẽ thế hệ sau này nên khai thác và nghiên cứu thêm, vì sau 1975 chính quyền mới đã đốt sách hay xóa bỏ quá nhiều tác phẩm có giá trị thời trước 1975. Công việc của Võ Phiến đáng quí ở chỗ đó : ông chắt chiu, chọn lọc và bình kí những tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam thời xưa mà bây giờ ít ai biết đến.
Theo tôi biết, sau 1975 những tác phẩm của Võ Phiến bị cấm phát hành. Mãi đến năm 2012 hay 2013 mới có nhà xuất bản giới thiệu 2 cuốn sách cho bạn đọc trong nước (thật ra là sách in trước 1975). Nhưng nhà xuất bản không dám đề tên Võ Phiến, mà chỉ đề tên tác giả “Tràng Thiên” lạ hoắc.
Tưởng rằng những tác phẩm của ông dần dần sẽ về “cố hương”, ai dè ông con của ông là Đoàn Thế Phúc (bút danh Thu Tứ) “phang” một bài chỉ trích ông một cách tán tận. Bài “Trường hợp Võ Phiến” được đăng trên báo Văn nghệ. Bài viết dùng một loại “văn chương đấu tố” mà chúng ta hay thấy trong thời Cải cách ruộng đất. Ông Thu Tứ viết rằng cha ông là một người chống cộng cực đoan (“nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản”), một người có lập trường chính trị chông chênh, một kẻ “yêu nước tự ti”. Ông kết luận về sự nghiệp của cha mình rằng “Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc”.
Thoạt đầu đọc bài này tôi nghĩ ai đó trùng tên, chứ không thể nào con mà đấu tố cha như thế. Nhất là con là một người có học thức đàng hoàng, từng được đi du học ở Mĩ và có sự nghiệp ổn định. Nhưng quả thật, Thu Tứ chính là con của Nhà văn Võ Phiến. Không ai hiểu nổi tại sao con mà đấu tố cha thậm tệ như thế. Có phải là một bài viết được đặt hàng, hay tự nguyện. Dù là đặt hàng hay tự nguyện thì vẫn là một vết nhơ khó rửa sạch. Nhà văn Lê Tất Điều (aka Kiều Phong), một văn hữu của Võ Phiến, mới có một bài trả lời đích đáng đứa con ngỗ nghịch, và chỉ ra những cái sai của Thu Tứ (2). Lê Tất Điều viết một câu chí lí :
“Bài viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép cháu tha hồ phá hoại. […] Do đó, qua điện thoại, chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” của cháu. Nếu vì thương con, bà không chịu làm việc ấy, chú sẽ đoạn giao. Dù rất thương kính ông bà, chú không thể ngồi yên chứng kiến cảnh một tên công an văn hóa được ông bà dung dưỡng, che chở, tiếp tục tàn phá, hủy diệt những di sản tinh thần quý giá của dân tộc”.
Xin nói thêm Nhà văn Lê Tất Điều là người có sách được trao giải “Sách Hay” năm 2013. Chưa thấy Thu Tứ lên tiếng. Cũng chưa thấy Nhà văn Võ Phiến nói gì.
Nghĩ lại thấy tiếc cho những văn nghệ sĩ có tài ở miền Nam trước 1975. Những tác phẩm của họ bị cấm đoán, vùi dập, thậm chí bị đốt, trong một thời gian dài. Nhạc sĩ Phạm Duy, một cây đại thụ trong âm nhạc với hàng ngàn sáng tác, vậy mà đến ngày ông chết cũng chỉ ra mắt khán giả độ 100 bài. Đó là chưa kể đến những dèm pha và chỉ trích ông phải hứng chịu suốt thời gian về sống ở Việt Nam. Điều khôi hài là có người thậm chí viết bài tố cáo rằng ca khúc “Mùa thu chết” (ông phổ thơ Apollinaire) là nói xấu Cách mạng Tháng Tám! Ngớ ngẩn đến như thế mà được đăng báo! Võ Phiến cũng giống như Phạm Duy trong văn học, tức là một cây đại thụ với gia tài sáng tác đồ sộ, nhưng ông không may mắn như Phạm Duy. Mãi đến những năm cuối đời, tác phẩm của ông mới được rón réng tái ra mắt đồng hương. Nhưng chưa chi thì lại gặp những “sự cố” bẩn thỉu như trường hợp Thu Tứ tố cáo cha mình. Con đường qui cố hương của các tác phẩm trước 1975 ở miền Nam xem ra còn khá gập ghềnh.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
29/09/201