Sunday, March 30, 2014

Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam

http://boxitvn.blogspot.com.au/2014/03/cai-hau-cua-kich-ban-uong-sat-cao-toc.html#more
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/03/cai-hau-cua-kich-ban-uong-sat-cao-toc.html#more


Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam
 

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Trong những ngày qua lại một quả bom không nhỏ vừa lú và sắp nổ, đó là dự án đường sắt siêu cao tốc Bắc Nam. Chính quyền Nhật Bản đang điều tra vụ Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản đút lót cho quan chức đảng viên cộng sản cao cấp của Cục Đường sắt VN và các quan chức có liên quan đến dự án số tiền “lót đường” lên đến hơn 16 tỷ đồng để công ty này được quyền thực hiện dịch vụ cố vấn kỹ thuật cho dự án xây dựng tuyến đường sắt siêu cao tốc Bắc Nam trị giá khoảng 320 tỷ đồng, chuẩn bị cho đại dự án trị giá hơn 40 tỷ USD vay từ Nhật, tương đương khoảng 800.000 tỷ đồng.
Số tiền huê hồng (mà dân Việt gọi văn hoa là lại quả) 16 tỷ so với trị giá 320 tỷ cho công việc nghiên cứu tư vấn thì chỉ mới được 5%, trong khi theo thông lệ bất thành văn thì tiền huê hồng mà các công ty trúng thầu phải lại quả cho hệ thống các quan chức cao cấp đảng cộng VN và nhóm lợi ích của các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở ít nhất cũng phải từ 10% đến 20%. Như vậy có nghĩa là:

(1) Hoặc công ty tư vấn Nhật “hay”, họ nhận được hợp đồng với chi phí “lại quả” rẻ như bèo.
 
(2) Hoặc các chức sắc cộng sản cao cấp cả trong Cục Đường sắt và các ngành, bộ liên hệ đến dự án khôn lanh đáo để. Lần này họ bỏ con tôm hùm mà chỉ lấy con tép cho dự án trị giá 320 tỷ, để sau này bắt con cá mập cho dự án xây dựng đường sắt siêu tốc trị giá hơn 800 ngàn tỷ đồng.
 
Dầu theo cách lý luận biện chứng “duy tiền” nào đi nữa thì cả hai phía - Công ty tư vấn Nhật (1) và quan chức cao cấp đảng cộng sản Việt Nam (2) - đều thắng và thắng. Theo cách nói của dân làm ăn tại các xứ tư bản “trắng” là “win win situation”.
 
Rất thính tai mắt mũi miệng, và rất nhạy bén với “tiền”, lãnh đạo Cục Đường sắt cấu kết cùng đối tác Nhật tổ chức tiếp thị với các chuyến đi tham quan, kết hợp du lịch hưởng thụ cộng thêm phong bì tại Nhật, Tàu, Pháp… cho nhiều quan chức của các cơ quan liên hệ, các đảng viên cao cấp đại biểu nhân dân (?) trong Quốc hội. Các quan chức này đã không ngần ngại và hung hăng thúc ép nhanh chóng thông qua đại dự án đường sắt siêu tốc trị giá chừng 40-50 tỷ USD (tương đương 800 nghìn tỷ đồng VN) với những lý luận rất ấn tượng. Thí dụ:
 
(1) Lý giải gây sốc là từ ngài đảng viên cao cấp, đại biểu quốc hội với số IQ vượt chỉ tiêu, đồng chí Trần Tiến Cảnh. Ông phán: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".
 
(2) Lý giải gây choáng khác là từ ngài đảng viên cộng sản cao cấp khác, đồng chí đảng viên đảng cộng sản đại biểu tỉnh Đắk Nông Lương Phan Cừ ví von: "Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức".
 
(3) Ngài đồng chí đảng viên cao cấp đảng cộng sản Phan Xuân Dũng - đại biểu thành phố Huế - trong lúc tuyên bố ủng hộ dự án đường sắt cao tốc đã hưng phấn hò Huế bài hátkể chuyện các chàng trai, cô gái con cháu Bác Hồ đi mở đường”.
 
clip_image002
Đại biểu Quốc hội IQ cao vượt chỉ tiêu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam): Ra nước ngoài tôi đi thử tàu hỏa siêu tốc rồi!

Tuy dự án đường sắt cao tốc bị Quốc hội từ chối nhưng quan chức lãnh đạo Cục Đường sắt và Công ty Tư vấn Nhật vẫn kiên trì thúc đẩy làm cho được bằng cách cắt đường sắt siêu tốc Bắc Nam thành nhiều khúc. Trước kia là đại dự án đường sắt siêu tốc Bắc Nam, nay họ cấu kết nhau trình chính phủ và đưa ra Quốc hội dự án đường sắt siêu tốc cho hai đoạn từ Hà Nội đến Vinh và đoạn từ TP Hồ Chí Minh đến Nha Trang, thêm vào đó là dự án đường sắt “tốc độ cao” Bắc Nam - theo lối đảo chữ “cao tốc” thành “tốc độ cao” nhằm đổi trắng thành đen bắn lựu đạn hỏa mù. Nói chung Cục Đường sắt và các công ty tư vấn Nhật bằng mọi cách phải thực hiện cho bằng được đại đự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Không “đánh” chính qui được thí họ “đánh” du kích, tằm ăn dâu theo cách bọn xâm lược Tàu ngoài biển Đông.
 
Người dân Việt và những trí thức quan tâm lúc đó đã nghi ngờ về ý định mờ ám của những đảng viên cộng sản cao cấp lãnh đạo ngành đường sắt và Công ty Tư vấn Nhật Bản. Nay với quả bom tham nhũng vừa bị lộ và sắp nổ, cũng như những quả bom tham nhũng trước kia như PMU, dự án xa lộ Đông Tây..., do phía chính phủ Nhật Bản khui ra, thì mọi người mới thấy rõ tại sao các đồng chí đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam lại quyết tâm bằng mọi cách thực hiện đại dự án đường sắt siêu tốc Bắc Nam. Đó chính là món tiền lại quả huê hồng khổng lồ từ 80 ngàn tỷ (10%) đến 160 ngàn tỷ (20%) trên số chi phí khoảng 800 ngàn tỷ đồng (40 tỷ USD)!
 
Nếu đem số tiền lại quả này chia bình quân cho 800 đảng viên cộng sản cao cấp trung ương thì mỗi vị sẽ nhận được khoảng từ 100 đến 200 tỷ đồng.

Kịch bản đại dự án đường sắt siêu tốc Nam Bắc với cái “hậu” ngọt là nhiều, thật nhiều quan chức cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam được phần thưởng đô la béo bở sống vài đời chưa hết. Nhưng 90 triệu dân đen và con cháu sẽ gánh “hậu” đắng và cay với món nợ tỷ tỷ tỷ (triệu tỷ) đồng.
 
Đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân cũng đang diễn ra cùng kịch bản tương tự. Chi phí cho toàn bộ đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân cũng tốn tương đương như đại dự án đường sắt siêu tốc, khoảng từ 40-50 tỷ USD. Tương tự như cách thức làm việc của Cục đường sắt và công ty Nhật, cũng chỉ một công ty tư vấn Nga Rosatom hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầy tai tiếng tham nhũng, móc ngoặc và lãng phí, vừa nghiên cứu khả thi của dự án, vừa chính họ sẽ đứng ra bán và xây cất toàn bộ nhà máy và lò phản ứng nguyên tử. Họ cũng dùng một phương cách tiếp thị như đưa quan chức cao cấp đảng cộng sản Việt Nam đi tham quan, đưa dân địa phương không biết gì về nguyên tử hay hạt nhân đi nghiên cứu kỹ thuật nhà máy điện hạt nhân tại Nga, tại Nhật. Khi về nước, cũng tương tự như các quan chức đảng viên cộng sản cao cấp và cao “IQ” nói về dự án đướng sắt siêu tốc, những quan chức và cán bộ đảng viên cộng sản cao cấp tại trung ương và tại địa phương nơi sắp xây nhà máy điện nguyên tử hùng hổ tuyên bố: điện hạt nhân chứ không phải nguyên tử đâu mà sợ, nhà máy điện nguyên tử tuyệt đối an toàn!
 
Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố hoãn lại dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận ít nhất năm 2020 vì lý do an toàn thì tập đoàn Rosatom đầy tai tiếng trong ngành kỹ nghệ điện hạt nhân tại Nga, một tập đoàn bị thế giới xem như đại băng đảng Mafia tại Nga, cùng các quan chức đảng viên cao cấp đảng cộng sản Việt Nam trong Tập đoàn Điện Việt Nam, quan chức trong Bộ Công Thương cứ phớt lờ và còn hống hách tuyên bố là vẫn tiếp tục tiến hành.
 
Tập đoàn Điện lực Việt Nam , Bộ Công Thương và Rosatom của Nga lại cũng nôn nóng làm nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận tương tự như các quan chức đảng viên cao cấp của đảng cộng sản tại Cục Đường sắt và Công ty tư vấn Nhật Bản nôn nóng làm tuyến đường sắt siêu tốc Bắc Nam. Hôm nay thì bên Cục đường sắt bị mắc nghẹn cục sắt cao tốc lại quả nặng 16 tỷ.
 
Nước Nhật Bản dầu sao là một quốc gia có truyền thống tự do dân chủ thật sự, có một quốc hội thực sự do dân bầu chọn và họ phục vụ quyền lợi của dân, tôn trọng minh bạch, và thực sự chống tệ nạn tham nhũng của các công ty khi kinh doanh tại các nước khác, có đạo luật rõ ràng về việc ngăn cấm các công ty Nhật Bản đút lót các quan chức chính phủ của nước khác. Trong khi với nước Nga, từ chính quyền đến các tập đoàn kinh doanh đều nổi tiếng thế giới về tệ nạn tham nhũng. Rosatom lại là cánh tay phải của Putin và thế lực cầm quyền tại Nga. Do đó quả bom “nguyên tử” tham nhũng giữa tập đoàn mafia Rosatom và các quan chức đảng viên đảng cộng sản cao cấp liên quan đến đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân thật khó hay nói cách khác là không có khả năng bị phanh phui ngay tại Nga, còn tại Việt Nam thì đương nhiên là tuyệt đối không thể nào xảy ra.
 
Kịch bản đại dự án đường sắt siêu tốc dầu sao còn “có chút hậu” vì: một là chính quyền Nhật rất gắt gao về tệ nạn tham nhũng tại trong và ngoài nước nên nạn lại quả rút ruột công trình được chính phủ kiểm soát gắt gao và sớm bị khám phá nếu có xảy ra; hai là với dự án đường sắt siêu tốc, nếu có tai nạn thì chỉ nằm trong khu vực nhỏ và mức thiệt hại nhân mạng không kinh khủng.
 
Kịch bản đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân, nếu cứ tiếp tục tiến hành với sự trợ giúp tài chính của nước Nga bằng hình thức cho vay trong tình trạng có đầy rẫy tham nhũng từ hai nước và do một tập đoàn sân sau của Putin là Rosatom xây dựng bất chấp lời can ngăn của toàn dân, đặc biệt của đại đa số nhân sĩ trí thức và chuyên viên khoa học nguyên tử trong ngoài nước, thì đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ bị “tuyệt hậu”, bị tiêu tùng. Dân tộc Việt Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới một khi có tai nạn tại lò phản ứng nguyên tử như đã xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl - Ukraine thuộc Liên Xô (Nga) năm 1986, nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011, và cũng đã từng xảy ra tại các nước khác như Mỹ với tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island năm 1979.
clip_image004clip_image006
Tin tai nạn trên báo Time và công tác khử phóng xạ sau tai nạn tại NMĐNT Three Mile Island năm 1979
clip_image008clip_image010
Toàn cảnh khu lò phản ứng nguyên tử Chernobyl sau khi bị nổ và trẻ em Ukraine bị ung thư vì bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy Chernobyl (thời điểm 2006).

clip_image012
Cảnh trước và sau khi lò phản ứng nguyên tử Fukushima nổ
clip_image014
Cảnh thành phố “ma” Tamioka tại Fukushima 3 năm sau
clip_image016
Hàng ngàn bao chứa đất nhiễm phóng xạ uranium chất đống không nơi nào chịu chứa

N.H. – T.H.N.
Ngày 30/03/2014
 
Tham khảo:
Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc
Sắp trình Chính phủ đề án xây đường sắt tốc độ cao
Nghi án hối lộ 16 tỷ: ‘Cái giá phải trả cho ‘Bộ Đường sắt’
Dự án đường sắt cao tốc:Tập đoàn của Nhật hối lộ quan chức Việt Nam 782.000 USD?
clip_image018
Điện nguyên tử: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng hoãn, Rosatom của Nga thúc giục làm liền. Ai là chủ đích thực của Việt Nam?
Chernobyl: the world’s worst nuclear accident in photos – then and now
First pictures from Fukushima nuclear disaster
The ghost towns of Fukushima: three years after Japan’s nuclear accident

Wednesday, March 26, 2014

Xây Lò phản ứng hạt nhân mới: Lo vỡ quy hoạch Đà Lạt

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/599900/xay-lo-phan-ung-hat-nhan-moi-lo-vo-quy-hoach-da-lat.html#ad-image-0

Xây Lò phản ứng hạt nhân mới: Lo vỡ quy hoạch Đà Lạt

26/03/2014 07:47 (GMT + 7)
TT - Để bảo vệ quy hoạch chung, tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị dời vị trí dự kiến đặt lò phản ứng hạt nhân mới (công suất gấp 30 lần lò đang hoạt động) ra xa TP Đà Lạt 22km.

Ngày 25-3, trong buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chính thức đề nghị đưa lò phản ứng hạt nhân mới có công suất gấp 30 lần lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay ra khỏi TP Đà Lạt.
Phó thủ tướng đã đề nghị Bộ Khoa học - công nghệ và Bộ Xây dựng rà soát quy hoạch.
Lò phản ứng hạt nhân mới nằm trong dự án Trung tâm Nghiên cứu công nghệ nguyên tử Việt - Nga, có vốn đầu tư 500 triệu USD do Chính phủ Nga hỗ trợ tín dụng, dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2015 nhưng đến nay sau hai năm, các bên vẫn chưa thống nhất được địa điểm.

Dời xa TP Đà Lạt 22km
Địa điểm ban đầu được Bộ Khoa học - công nghệ đề xuất nằm trong khuôn viên của Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (P.12, Đà Lạt) có diện tích hơn 100ha, phía chuyên gia Nga đã đến Đà Lạt khảo sát, đồng ý tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng chưa đồng thuận.
Đây là lần thứ hai lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lên tiếng kể từ khi dự án này được Chính phủ thông báo với tỉnh vào năm 2012 và là lần đầu tiên kể từ khi dự án này được phía nhà thầu xây dựng là Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) công bố chính thức vào giữa tháng 3-2014.
Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa cho rằng nên dời lò hạt nhân mới mà Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng ở Đà Lạt ra xa thành phố khoảng 22km.
Trao đổi bên lề với Tuổi Trẻ, ông Hòa cho rằng: “Chúng tôi không chống lại quyết định của Chính phủ, nhưng tôi cho rằng lò phản ứng mới có công suất lớn này sẽ làm hư quy hoạch chung Đà Lạt mà Thủ tướng đã phê duyệt vào năm 2002. Trong quy hoạch này mọi thứ chúng tôi đã chuẩn bị ổn định rồi”.
Trả lời câu hỏi về việc có ý kiến cho rằng ông Hòa nhiều lần kiến nghị dời lò hạt nhân do ảnh hưởng đến những dự án phê duyệt trước đó, ông Hòa trả lời: “Chẳng có dự án nào cả, đây là quy hoạch chung và ý chung của nhân dân thôi”.
Ông Hòa khẳng định nếu Chính phủ đồng ý dời dự án xây lò hạt nhân ra khỏi Đà Lạt thì tỉnh sẽ thống nhất bố trí bất kỳ khu đất nào Chính phủ muốn dọc tỉnh lộ 723 (nối Đà Lạt - Nha Trang). Cự ly mà tỉnh này đề nghị là cách xa Đà Lạt tối thiểu 20km.
Lo lắng không có cơ sở?
PGS.TS Nguyễn Mộng Sinh - nguyên phó giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, ủy viên ban chấp hành Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng - cho rằng: “Tôi không bình luận về việc quy hoạch sẽ bị phá vỡ do xây dựng lò nghiên cứu hạt nhân, tuy nhiên tôi cho rằng lo lắng này không có cơ sở, do lò hạt nhân mới này sẽ nằm chung diện tích đất có sẵn đang dùng cho Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp thuộc Viện Năng lương nguyên tử Việt Nam”.
Còn PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, viện phó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết có thể tỉnh Lâm Đồng lo sợ xuất hiện thêm lò phản ứng hạt nhân mới với công suất gấp 30 lần lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện hữu sẽ ảnh hưởng đến du lịch Đà Lạt và các dự án đã quy hoạch trước đó.
Nhưng nhìn nhận lại, có thêm một trung tâm nghiên cứu công nghệ hạt nhân tại Đà Lạt thì lợi nhiều hơn mất, thúc đẩy khoa học công nghệ của tỉnh phát triển.
Khó cho ngành hạt nhân...
Ông Điền cho biết nếu đưa lò phản ứng hạt nhân mới ra xa Đà Lạt thì rất bất lợi trong việc thu hút và đào tạo nhân lực hạt nhân vốn đang thiếu.
Ông nói: “Lôi kéo cán bộ giỏi về Đà Lạt không phải dễ, đằng này còn phải đưa cán bộ cách xa trung tâm, e sẽ khó khả thi. Đặc thù của nghiên cứu hạt nhân không giống như các công chức khác, giờ giấc làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác liên quan đến kỹ thuật của ngành nên cán bộ có thể đi sớm, về trễ nên quá xa gia đình của họ cũng rất khó khăn”.
PGS.TS Nguyễn Mộng Sinh phân tích rằng việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới để nghiên cứu tại Đà Lạt an toàn hơn những vị trí khác về kết cấu địa chất và nhiệt độ tối ưu cho hoạt động ổn định của lò phản ứng công nghệ Nga, điều này các bên liên quan đã khảo sát kỹ.
Ông cho rằng tỉnh Lâm Đồng đẩy nhà lò ra xa trung tâm Đà Lạt sẽ khó cho nhà lò mới cần khoảng 300 kỹ sư có kinh nghiệm điều hành lò phản ứng.
Ông phân tích: “Hiện nay cả nước có 600 chuyên gia hạt nhân, nhưng số có thể vận hành lò hạt nhân chỉ khoảng 120 người, tập trung toàn bộ tại Đà Lạt. Gần như toàn bộ nhân lực hiện nay của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt phải được tăng cường cho hoạt động của lò mới sau khi xây dựng xong. Bộ Khoa học - công nghệ khi khảo sát đã cho rằng đây là lý do lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện hữu và lò đang chuẩn bị xây dựng không được quá xa nhau”.
Ngoài ra, ông Sinh còn cho rằng sự có mặt của lò phản ứng hạt nhân mới sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của Khu nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt nằm ngay cạnh địa điểm xây dựng nhà lò mới.

“Chuyện bình thường”
Trước việc tỉnh Lâm Đồng đề xuất đưa Trung tâm Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Việt - Nga cùng nhà lò phản ứng ra khỏi Đà Lạt, ông Vyacheslav Pershukov, thành viên hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc Rosatom, cho rằng việc xuất hiện một nhà lò phản ứng hạt nhân tại TP Đà Lạt, nơi tập trung đông trí thức là chuyện bình thường. Ông nhấn mạnh đây là nhà lò nghiên cứu có công suất nhỏ, khác với những lò công suất lớn phục vụ điện hạt nhân. Lò sẽ dùng công nghệ mới nhất. Ông nói: “Nếu nhìn ra các nước trên thế giới, thì các bạn sẽ thấy rằng lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân hầu như được đặt ở tất cả các thủ đô và thành phố lớn. Chúng không chỉ được đặt ở Matxcơva (Nga) và Saint Petersburg (Nga) mà cả ở Vienne (Áo), Paris (Pháp) và nhiều thành phố khác. Các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân được xây dựng ở những trung tâm nơi có các nhà khoa học và nhà nghiên cứu.


Lò mới công suất gấp 30 lần lò đang hoạt động
Trong một cuộc trao đổi mới đây, ông Vyacheslav Pershukov cho biết Nga và Việt Nam sẽ phối hợp xây dựng Trung tâm Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Việt - Nga trị giá 500 triệu USD. Hiện nay, chuyên gia hai bên đã thống nhất được nhiệm vụ của trung tâm: nghiên cứu vật liệu sau chiếu xạ, điều chế đồng vị phóng xạ, ứng dụng công nghệ hạt nhân vào phát triển nông nghiệp, đào tạo nhân lực vận hành các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Qua đó xác định trung tâm gồm một tổ hợp hai trung tâm tại Đà Lạt hoặc vùng phụ cận và Hà Nội. Trung tâm tại Lâm Đồng gồm một lò phản ứng mới với công suất 15 MW, gấp 30 lần so với lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và các phòng nghiên cứu thực nghiệm phóng xạ. Trung tâm tại Hà Nội thực hiện các nghiên cứu trên máy tính và trên các hệ thống mô phỏng thời gian thực về phản ứng hạt nhân, hoàn toàn không liên quan đến những vật liệu chứa phóng xạ. Các nghiên cứu được hoàn thành tại đây sẽ được thực nghiệm tại Đà Lạt. Đội ngũ làm việc ở hai cơ sở khoảng 400-500 người. Dự kiến đến năm 2020 sẽ vận hành hệ thống nhà lò phục vụ các nghiên cứu và đào tạo nhân lực.

MAI VINH

Đà Lạt tiết lộ lý do ‘sợ’ lò phản ứng hạt nhân

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/da-lat-tiet-lo-ly-do-so-lo-phan-ung-hat-nhan-3029829/

Đà Lạt tiết lộ lý do ‘sợ’ lò phản ứng hạt nhân
(Quan điểm) - UBND tỉnh Lâm Đồng chính thức đề nghị đưa lò phản ứng hạt nhân (LPUHN) mới có công suất gấp 30 lần LPUHN Đà Lạt hiện nay ra khỏi TP.
Nhiều ý kiến cho rằng Đà Lạt “sợ” hạt nhân, song trao đổi với Đất Việt sáng 26/3, TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết: “Nhiều lần lãnh đạo thành phố đã trao đổi lý do muốn di chuyển lò phản ứng ra chỗ khác là lo ảnh hưởng tâm lý người dân, du lịch cũng như các dự án gần địa điểm đó”.
Trước đó, ngày 25/3, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chính thức đề nghị đưa lò phản ứng hạt nhân mới có công suất gấp 30 lần lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay ra khỏi TP Đà Lạt.
Theo đó, lò phản ứng hạt nhân mới nằm trong dự án Trung tâm Nghiên cứu công nghệ nguyên tử Việt - Nga, có vốn đầu tư 500 triệu USD do Chính phủ Nga hỗ trợ tín dụng, dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2015.
Địa điểm xây dựng lò được Bộ Khoa học - công nghệ đề xuất nằm trong khuôn viên của Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (P.12, Đà Lạt) có diện tích hơn 100ha.
Mô hình Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân
Mô hình Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân
Sau đó phía chuyên gia Nga đã đến Đà Lạt khảo sát, đồng ý tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng chưa đồng thuận và nhiều lần lên tiếng đề nghị di dời sang địa điểm khác.
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa kiến nghị: nên dời lò hạt nhân mới mà Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng ở Đà Lạt ra xa thành phố khoảng 22km.
Theo PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, sở dĩ lãnh đạo tỉnh nhiều lần lên tiếng muốn dời địa điểm ra xa không phải vì ngại sự an toàn. “Các lãnh đạo tỉnh đều hiểu về an toàn thì không vấn đề gì nhưng lo ảnh hưởng tâm lý người dân và vài dự án đầu tư quanh đó. Bên cạnh đó cũng lo ảnh hưởng tới du lịch của thành phố”, TS Điền nói.
TS Điền cũng cho rằng việc di dời trung tâm ra xa thành phố có thể sẽ khiến hoạt động của trung tâm không hiệu quả.
“Lo nhất là Trung tâm đặt ở vị trí xa thành phố sẽ không thu hút được người giỏi. Nếu không thuận lợi sẽ phải lấy người có trình độ kém hơn, không hiệu quả cho nhà nước”. TS Điền lo ngại.
Trước đó trao đổi với Đất Việt, GS Phạm Duy Hiển cho rằng tâm lý e ngại của người dân đối với việc phát triển năng lượng hạt nhân cũng không khó hiểu. Nhưng lò phản ứng mới có công suất nhiệt (10 mêga oát) và lượng phóng xạ thấp hơn 300 lần so với một lò trong số bốn lò sẽ xây ở Ninh Thuận sau này, mà những lò lớn này chỉ nằm cách thành phố Phan Rang có 20 km. Nói thế để giải tỏa bớt những lo ngại của Lâm Đồng về phóng xạ của lò phản ứng mới.
GS. Hiển nhấn mạnh: "Lò phản ứng có an toàn hay không là do con người. Ngay cả với Nhà máy điện hạt nhân nếu có đội ngũ tốt thì sẽ đảm bảo an toàn, còn ngược lại, cho dù thiết bị hiện đại đến đâu cũng không có gì bảo đảm".
"Lò phản ứng mới sẽ được vận hành bởi đội ngũ đã trải qua ba mươi năm vận hành lò hạt nhân Đà Lạt nên càng có cơ sở để tin rằng không có gì đáng lo ngại", GS Hiển khẳng định. 
Bích Ngọc

Điện hạt nhân:Thế giới thiếu mặn mà và điều VN cần tránh

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/dien-hat-nhanthe-gioi-thieu-man-ma-va-dieu-vn-can-tranh-3029733/

Điện hạt nhân:Thế giới thiếu mặn mà và điều VN cần tránh
(Quan điểm) - Nhiều lý giải về ĐHN hiện không được tiếp nhận mặn mà, thậm chí một  số nước phát triển ở trình độ cao kiên quyết nói “không” với ĐHN.
Khi thế giới quay lưng
Sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima Nhật Bản, các  nước Đức, Thụy điển, Ý, Bỉ, Thuỵ sĩ   đã  dứt khoát nói không với điện hạt nhân (ĐHN) và dứt khoát tập trung vào chiến lược phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch như mặt trời, gió ...
Thế giới đang quay lưng với điện hạt nhân
Thế giới đang quay lưng với điện hạt nhân
Nước Nhật, sau thảm hoạ ĐHN, đã cho dừng hoạt động của 3/4 số lò phản ứng hạt nhân trong tổng số 54 lò để kiểm tra và kiên quyết loại bỏ các lò phản ứng hạt nhân có dấu hiệu không an toàn.
Thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Ioshihio Nôđa cũng tuyên bố, sẽ xem xét rất kỹ càng các  nhà máy ĐHN đang được triển khai xây dựng và sẽ không có kế hoạch phát triển thêm các nhà máy ĐHN mới nào tại Nhật Bản, tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng khác để trong tương lai việc cung cấp điện tại Nhật Bản không phụ thuộc vào các nhà máy ĐHN.
Còn tại hai nước Mỹ và Nga, họ đã thiết kế  và hoàn thiện công nghệ để có thể xử lý tất cả các sai sót do lỗi vận hành của con người và do các chi tiết bị hư hỏng nhằm bảo đảm độ an toàn tuyệt đối cho nhà máy ĐHN khi vận hành, nhưng cũng chủ yếu để xuất khẩu.
Tại Mỹ từ lâu chưa có các nhà máy ĐHN mới được xây dựng đưa vào hoạt động vì vẫn vấp phải thái độ không mặn mà của dân chúng  tại các vùng có ý định xây dựng nhà máy ĐHN. Còn tại nước Nga sau thảm hoạ Chernobyl, ĐHN cũng không còn được phát triển mạnh mẽ như trước, chỉ có vài nhà máy ĐHN mới đang được xây dựng.
Tại Trung Quốc, theo  Hãng  Reuters đưa tin ngày 16/3/2011: Tại Cuộc họp của Quốc vụ viện Trung Quốc  Thủ tướng Ôn Gia Bảo chủ trì khẳng định kế hoạch phát triển ĐHN của Trung Quốc sẽ được rà soát chặt chẽ và Tuyên bố của Quốc vụ viện Trung Quốc có đoạn: "Chúng tôi sẽ tạm ngừng phê chuẩn thêm các dự án ĐHN, kể cả những dự án đang trong giai đoạn tiền phát triển".
Như vậy, ngoài những nguyên nhân do lỗi sai sót của người vận hành và các chi tiết máy bị hư hỏng, còn nguyên nhân “ngẫu nhiên” nữa đặc biệt đáng lưu ý là do thiên tai mà con người không thể dự báo trước được. Có lẽ chính vì lý do này  mà nước Đức một cường quốc khoa học, kỹ thuật, công nghiệp có nền kinh tế  lớn thứ tư thế giới, đòi hỏi tiêu thụ một lượng năng lượng khổng lồ kiên quyết nói “không” với ĐHN.
Còn nước Nhật, cường quốc, khoa học công nghệ, có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và cũng là cường quốc về ĐHN, người dân đã trở nên không còn mặn mà với chương trình phát triển ĐHN vì nước Nhật là nước thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Thế nhưng vấn đề này lại đang được đặt ra với Việt Nam. Nhưng câu hỏi chúng ta đã thực sự có đủ điều kiện để triển khai ĐHN chưa thì lại chưa thể trả lời ở năm 2014. 
Những vấn đề cho Việt Nam
Để xây dựng nhà máy ĐHN ngoài việc phải tiến hành khảo sát rất kỹ về cấu trúc, nền móng địa chất, phải tiến hành quan trắc môi trường hàng chục năm trước khi đưa nhà máy vào vận hành. Việc quan trắc môi trường để có cơ sở khoa học đánh giá các biến đổi về môi trường sau khi đưa nhà máy vào hoạt động, vì đây là yếu tố rất cần thiết đặt ra chế độ phòng ngừa an toàn cho nhà máy khi có các dấu hiệu biến đổi của môi trường xung quanh.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng vành đai núi lửa Thái Bình Dương, vì thế cơ quan khoa học liên tục đo được các dư chấn động đất tại các tỉnh vùng miền Trung và Nam bộ.
Theo phát hiện của các nhà địa chất, địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy ĐHN lại nằm gần đứt gãy địa chất vì vậy việc khảo sát cấu trúc địa chất ở vùng này là việc làm vô cùng cần thiết.
Nhà máy ĐHN Ninh thuận đã lựa chọn xong địa điểm (selectionner). Địa điểm đó cần được thẩm tra lại (approuver) trước khi đi vào thiết kế lập dự án chi tiết. Thực tế, xét riêng về mặt cấu tạo địa chất, địa điểm Ninh Thuận chưa  phải là địa điểm an toàn nhất
Xin nêu ví dụ: Năm 2000 Chính phủ đã đồng ý giao cho Cục Địa chất khoáng sản Việt nam đánh giá lại toàn bộ báo cáo cấu trúc địa chất  nền móng tại  thuỷ điện Sơn La của chủ đầu tư, và chính một phần dựa trên báo cáo địa chất của cục Địa chất, Chính phủ đã thông qua quyết định chuyển đổi cao trình của đập như đã nói ở trên.
Cũng cần lưu ý nhà máy ĐHN là một tổ hợp thiết bị bao gồm lò phản ứng hạt nhân, hệ thống nước làm mát lò phản ứng, hệ thống máy phát điện, hệ thống đo lường điện tử cảnh báo an toàn và hệ thống điều khiển tự động để điều hành tổng thể nhà máy điện.
Trong khi đó khí hậu Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới có độ ẩm ướt và khô hanh thất thường, tần xuất biến đổi về khí hậu rất lớn  nên vật liệu để chế tạo các chi tiết của lò phản ứng cũng như các chi tiết, thiết bị của các hệ thống trên cũng phải nghiên cứu để nhiệt đới hoá.
Vùng  biển để xây dựng nhà máy ĐHN có độ mặn rất lớn, độ  mặn lớn cùng với môi trường khắc nghiệt của vùng nhiệt đới rất dễ làm biến đổi chất lượng của các vật liệu, gây ra mức độ ô xy hoá cao,  với tốc độ biến đổi chất lượng này, vật liệu này có thể dễ bị cong, vênh, rạn nứt và chỉ cần một trận động đất cũng có thể phá vỡ hệ thống làm mát lò phản ứng như đã xảy ra đối với nhà máy ĐHN ở Fukushima ( như Tờ Independent đã đưa tin).
Kinh nghiệm 40 năm về tư vấn ĐHN của Pháp vẫn không tránh được hết nhưng sơ suất nhỏ khi xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài. Lấy ví dụ khi tư vấn cho nhà máy ĐHN tại Hàn quốc, do không nghiên cứu kỹ nhiệt độ nước biển và môi trường sinh vật tại điểm thải nước làm mát, nên chỉ sau một thời gian đưa nhà máy vào hoạt động, loài sứa biển sống  xung quanh khu vực này phát triển rất nhanh, nhiều và có kích thước rất lớn, lớn đến mức làm ảnh hưởng đến lưu lượng nước thoát, và phải xử lý.
Công nghệ - chuyện không thể xem nhẹ
Nói đến ĐHN là phải kể đến 3 cường quốc hàng đầu về thiết kế, chế tạo, về số lượng các nhà máy ĐHN đã được xây dựng vận hành ở trong nước và xuất khẩu  ra nước ngoài đó là Mỹ, Pháp, Liên Xô cũ nay là Nga. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là các nước nhập khẩu công nghệ nhà máy ĐHN từ các nước trên.
Công nghệ có liên quan đến khả năng vận hành và hoạt động của nhà máy ĐHN mà không phụ thuộc tình hình nóng lạnh của mối quan hệ nhà nước, vì nhà máy ĐHN có tuổi thọ trung bình trên 30 năm và các mẫu thiết kế mới nhất tuổi thọ của nhà máy có thể lên tới 50-60 năm.
Nhà máy ĐHN mà Nga định chuyển giao cho ta là loại lò mới nhất có kết hợp với các thành tựu về công nghệ thiết kết chế tạo các thiết bị đi kèm của các nước Mỹ, Pháp, Đức. Vì vậy trong nhà máy điện hạt nhân mà Nga dự định xây dựng ở Việt Nam có nhiều chi tiết, cụm chi tiết, thiết bị mà Nga phải nhập của  nước ngoài, khi xẩy ra một sự cố hỏng hóc đối với các loại chi tiết, thiết bị này việc thay thế sẽ gập khó khăn.
Mặc dù Nhật đã thiết kế, chế tạo và xây dựng nhiều nhà máy ĐHN trên đất Nhật nhưng cho đến thời điểm này Nhật vẫn chưa xuất khẩu được nhà máy ĐHN ra nước ngoài, lý do vì sao ta cũng cần tìm hiểu rõ về ưu nhược điểm của các nhà máy ĐHN của Nhật với các nhà máy ĐHN của Nga, Pháp, Mỹ để lường trước mọi vấn đề trong ký kết hợp đồng.
Đến Nhật Bản cũng không thể ngờ sự cố động đất đã gây tai họa cho nhà mát điện hạt nhân
Đến Nhật Bản cũng không thể ngờ sự cố động đất đã gây tai họa cho nhà mát điện hạt nhân
Kinh nghiệm việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất cho thấy nhà máy lọc dầu vừa mới vận hành chưa được một tháng đã phải dừng vận hành hàng tháng để thay thế chi tiết máy bị hư hỏng và sau đó lại phải dừng để bảo dưỡng và nâng cấp. Nếu chúng ta tính toán sơ bộ, việc xây dựng khu lọc dầu Dung quất ta phải vay khoảng gần 2 tỷ USD với lãi xuất vay thương mại khoảng trên dưới 3% năm thì một tháng ta phải trả lãi khoảng 5 triệu USD  đó là chưa kể đến tiền lương và tất cả các khoản tiền khác để duy trì hoạt động của nhà máy chưa đưa vào sản xuất.
Để xây dựng nhà máy ĐHN có công xuất 1000MW, dự kiến kinh phí ta phải vay theo lãi xuất thương mại là trên dưới 5 tỷ USD ( theo quy định của Quốc tế không dùng vốn ODA để xây dựng nhà máy ĐHN), với lãi xuất trên dưới 3% năm, sau khi tiếp nhận, nếu xảy ra một sự cố cần khắc phục và phải thay thế một cụm chi tiết nào đấy, chỉ cần dừng hoạt động một tháng, tương tự cách tính trên, một tháng ta cũng phải trả lãi cho khoản vay trên khoảng 12,5 triệu USD chưa kể phải trả tiền lương cho công nhân và chuyên gia để bảo hành và duy trì nhà máy.
Nhân lực kỹ thuật – đáng lo
Cho đến thời điểm này ngoài việc gửi một số học sinh đi đào tạo tại Nga và Nhật bản về ĐHN, việc chuẩn bị  các nguồn lực có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng nhà máy ĐHN vẫn chưa có tiến triển gì đáng kể hay nói một cách khác vẫn ở trong tình trạng yếu kếm như đã nêu trong chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Một số sinh viên đã tốt nghiệp về Vật lý ĐHN tại Việt Nam trong thời gian gần đây không tìm được việc làm đúng chuyên môn được đào tạo và thậm chí học sinh không có khuynh hướng làm cho nhà máy ĐHN vì không muốn đi xa các trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và với đồng lương thấp nếu theo thang lương hiện hành
Ban Quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận của EVN gồm khoảng 80 người, song số người được đào tạo chuyên ngành về ĐHN chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một kịch bản  là nếu ta chưa đủ khả năng vận hành kể từ thời điểm chìa khoá trao tay, để vận hành nhà máy ta phải thuê tối thiểu khoảng từ 700 đến 1000 cán bộ  kỹ thuật, lương bình quân của mỗi người là 7000USD thì tổng tiền lương phải chi trả hàng tháng  sẽ là 4.900.000USD đến 7.000.000USD ( tính ra tiến Việt nam ở thời điểm hiện tại là khoảng 100 tỷ đến gần 150 tỷ) và hàng năm lên tới hơn một nghìn tỷ, việc  này sẽ đội giá thành điện lên rất cao.
Kinh nghiệm của các nước Mỹ, Nga, Pháp, Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc khi xây dựng nhà máy ĐHN, lãnh đạo cấp cao nhất thường lựa chọn một chuyên gia với tư cách là một tổng công trình sư để tập trung đội ngũ chuyên gia xây dựng đề án, từ lựa chọn công nghệ đến tất cả các khâu chuẩn bị và  một nhà quản lý  cấp cao chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng thống hoặc Thủ tướng để lo phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan có liên quan  triển khai Đề án.
Kinh nghiệm cho thấy, vì thiếu sự chỉ đạo thống nhất nên sản phẩm bauxite hiện nay vẫn chưa tìm được giải pháp chuyên chở về nơi tập kết để xuất khẩu ra nước ngoài mặc dù vấn đề này đã được các nhà khoa học cảnh báo từ rất sớm.
Một điểm nữa là chúng ta cần hết sức chú trọng đến văn hoá an toàn. Xây dựng nhà máy ĐHN cần phải có đủ tri thức, hạ tầng kỹ thuật và sự thận trọng và kỷ luật hành chính nghiêm khắc.  Sự cố hạt nhân có thể  không xảy ra ở thời điểm mới đưa vào vận hành  và sau hàng chục năm vận hành, nhưng sau vài chục năm thì không chắc chắn vì chất lượng của các vật liệu cấu thành nhà máy ĐHN có thể bị biến đổi, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.
Cũng như  người  Nhật chưa bao giờ nghĩ  sự cố ở Fukushima lại có thể xẩy  ra vì họ đã lường trước trong thiết kế tất cả các kịch bản an toàn và mọi cách thức để xử lý sự cố kể cả động đất và sóng thần, nhưng đã không lường được thiên tai ngày 11/3/2011 gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng tại Fukushuma.
Với công việc chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐHN đang tiến triển chậm chạp như hiện nay, việc triển khai xây dựng nhà máy ĐHN vào năm 2014 chắc chắn là không thể và Thủ tướng cũng đã có ý lùi lại thời điểm khởi công nhà máy.
Chúng ta hãy thử hình dung một sự cố nào đó xảy ra với nhà máy ĐHN Ninh Thuận do động đất và sóng thần, đất nước ta sẽ bị chia cắt làm đôi, mọi phương tiện đi lại trên đường bộ của ta sẽ bị đứt đoạn và đó sẽ là thảm hoạ đối với đất nước vì sự cố hạt nhân không thể khắc phục trong một thời gian ngắn.
Chính vì vậy, việc xây dựng nhà máy ĐHN cần hết sức tránh tư duy văn hoá nhiệm kỳ và phó thác hoàn toàn về mặt công nghệ cho đối tác nước ngoài theo tư duy chìa khoá trao tay.
  • Trần Sơn Lâm - Nguyên chuyên viên cao cấp, hàm Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn phòng Chính phủ 

Monday, March 24, 2014

Cô gái Nhật: Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

http://motthegioi.vn/the-gioi-mang/bai-viet-ve-van-hoa-nguoi-viet-cua-du-hoc-sinh-nhat-gay-bao-facebook-55452.html

Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Nội dung bài viết như sau:
 
Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
 
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
 Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
 
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?

Kèm theo bài viết trên, Dưa Leo cũng đưa ra ý kiến của riêng mình: “Tuy đọc xong nhiều bạn chắc sẽ thấy khó chịu, nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người ta nói đúng, mình mà chịu nghe chịu sửa thì mới thiệt là người giỏi người tài. Ai không chịu nổi thì cứ tưởng tượng Đôrêmon đang nói đi ha”.
Không riêng Dưa Leo mà rất nhiều dân mạng Việt cũng đồng tình với quan điểm của người viết bài.
Bạn Nhân Mã: “Phát biểu chuẩn như dân Nhật. Like mạnh!”
Duy Khanh: “Chẳng thấy khó chịu, chỉ thấy vui vì có người nói đúng ý của mình. Người việt tự sướng về bản thân quá nhiều”.
Bạn Sandy Axiang: “Quá hay và chính xác anh ạ”.
Bạn Miu Điên Loạn: “Nói chứ đa số người Việt hay sân si và thích cuộc sống ảo tưởng như vậy mà luôn tránh né sự thật. Cám ơn anh/chị du học sinh Nhật đã góp ý thẳng thắng”.
Bạn Thao Desinger: “Sao không thấy cái hay để học, cái dở để sửa? Một người Nhật mới sống có 4 năm ở Việt Nam mà họ nhìn thấu cái xấu cái dở, trong khi những con người đầy lòng tự tôn dân tộc, con lạc cháu hồng thì không chịu hiểu và không muốn hiểu. Cứ đi ra bờ hồ mà xem khách du lịch tới Việt Nam vì đất nước này có giao thông kỳ lạ nhất thế giới”.
Bạn LadyCat Cat: “Đúng mà, ra ngoài rồi, tiếp xúc và sống ở nước ngoài rồi mới thấy rõ VN mình lạc hậu kém phát triển như thế nào. Thật sự là người VN không có văn hoá xếp hàng chán lắm, ra ngoài người ta hỏi đến từ đâu, trả lời đến từ VN xong thì người ta thay đổi thái độ liền, buồn lắm”.

Dù cũng có ý kiến phản bác lại những gì mà du học sinh Nhật viết song rất hiếm hoi.
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt.
Nhân Hoàng 

Sunday, March 23, 2014

Bauxite Tây Nguyên: Độc giả bức xúc to tiếng...


http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bauxite-tay-nguyen-doc-gia-buc-xuc-to-tieng-3013459?p/p8
Bauxite Tây Nguyên: Độc giả bức xúc to tiếng...
(Tin tức thời sự) - Truy trách nhiệm của Bộ Công thương và đề xuất dừng việc khai thác bauxite.
Là nội dung phản hồi của độc giả sau loạt bài phỏng vấn TS Nguyễn Thành Sơn Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin, TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam về dự án Bauxite Tây Nguyên sau khi Bộ Công thương báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao, cùng với nhiều kiến nghị xin giảm thuế môi trường, không đền bù tiền đất cho dân mà chỉ thuê có thời hạn...
Hồ sơ đẹp quá, lãi nhanh...giờ nát bét!
Độc giả có nick name Nhân Dân cho rằng Bộ Công thương không nên đứng ra bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp do bộ quản lý mà phải nhìn nhận khách quan công tội dựa trên lợi ích của người dân đóng thuế: Bộ Công thương là bộ chủ quản, đáng ra các ông phải đứng ra bảo vệ môi trường và quyền lợi của người dân, tài sản của quốc gia...đằng này ông suốt ngày đi bảo vệ quyền lợi của Doanh nghiệp cho dù là doanh nghiệp nhà nước.
Còn độc giả Nguyễn Tuấn nói rõ bài toán kinh doanh là bài toán lỗ lãi rõ ràng, minh bạch, không thể nhập nhằng được: Nguyên tắc làm kinh doanh là phải có lãi còn không lãi không làm. DN tư nhân thì họ xem nguyên tắc này như "kim chỉ nam" riêng DN Nhà nước thì không và hậu quả như thế nào thì ai cũng biết.
Dưới bài phỏng vấn "Bauxite Tây Nguyên: Bộ Công thương ép lỗ có ra...lãi?", độc giả Trần Thanh Bình bày tỏ quan điểm, kính trọng và cảm ơn TS Nguyễn Thành Sơn vì ngay từ đầu dự án ông đã có nhiều ý kiến phân tích, phản bác và khuyên can không nên làm.
Không chỉ ông mà còn rất nhiều chuyên gia, chính trị gia và những bậc lão thành... rất tiếc TKV và bộ ngành "bỏ ngoài tai" và quyết làm bằng được. Hồ sơ đẹp quá, lãi nhanh, giờ nát bét, thua lỗ....
Nhiều độc giả đã truy trách nhiệm của Bộ Công thương và đề xuất dừng việc khai thác bauxite.
Nhiều độc giả đã truy trách nhiệm của Bộ Công thương và đề xuất dừng việc khai thác bauxite.
Độc giả Bình đặt câu hỏi: "Bộ Công Thương quên mất vụ "Nhà máy Xi măng lò đứng" và "Nhà máy đường" rồi ư ? Xem ra không kỷ luật và truy cứu mà cứ "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" nên tiền của dân vẫn "trôi" theo dòng tư duy với vẩn và lợi ích nhóm của các ông ấy thôi. Đào tài nguyên lên bán mà còn lỗ. Xin lỗi đứa con nít còn làm giỏi hơn, tệ lắm là hòa vốn - không đào, để đó mai kia "lớn" rồi làm".
Độc giả Nguyễn Văn Khôi thẳng thắn chỉ ra có nhiều ý kiến là dừng dự án bauxite, bao nhiêu nhà khoa học đã phản biện lại bộ Công thương nhưng xem chừng các vị đang cố đấm ăn xôi vì tiền bạc đã đổ vào 2 dự án này quá khủng rồi giờ sợ mất ghế nên không giám dừng là điều dễ hiểu.
Vị độc giả này lo lắng: "Bao nhiêu dự an giao thông, bao nhiêu dự án công nghiệp đều đi vay mượn thế giới về đầu tư không giống ai, lãng phí, vất tiền qua cửa sổ, tài nguyên thì múc lên bán vô tội vạ thế hệ con cháu ta lấy gì mà sinh sống?".
Độc giả khác đặt câu hỏi: "Bộ Công thương là bộ chủ quản nhưng sau các vụ Thủy điện tích nước khiến hạ lưu khô cháy; Xả lũ vô tội vạ khiến tài sản trôi sạch và dân chết oan. Giờ đến Bauxite lại "ra tay" ủng hộ mấy cái trò láu cá, dối trá của TKV là sao?
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Văn Pha kết nối với việc Bộ Công thương đã giải thích việc các nhà máy thủy điện miền Trung xả nước xuống đầu dân là đúng quy trình. Bây giờ lại xin giảm đầu tư vào hồ chứa bùn đỏ trong dự án Bauxite Tây nguyên liệu có đúng quy trình khi giải thích là đầu tư quá cao so với yêu cầu.
Khi làm dự án đầu tư thì cố giải thích để được chấp nhận đầu tư con bây giờ lại cố giải thích đề được giảm đầu tư. Làm việc kiểu trên liệu đất nước bao giờ mới giàu lên được.
Độc giả Linh Hoang nêu mong muốn về một thế hệ lãnh đạo mới có tài, có đức, lo cho dân, cho nước chứ ko vì lợi ích riêng hay nhóm.
Sự thật không thể nào hiểu được...
Trước những bập cập đã được chỉ ra, độc giả Trần Phương đề xuất: "Tốt nhất cho Việt Nam là đóng cửa khai thác Bauxite, trả lại môi trường cho thiên nhiên, vừa đỡ thiệt hại về kinh tế, tài nguyên, môi trường và cái được nhất là lòng dân"
Độc giả Ngô Quyên bức xúc: Khai thác nhôm tôi theo dõi từ đầu càng ngày càng thấy những can ngăn của giớ khoa học là sự thật??? Đến giở này thì một thằng vô học cũng có thể nhìn thấy sự thất bại về mọi mặt của việc khai thác nhôm?
"Thật sự là không tài nào hiểu được. Dự án bauxite Tây Nguyên khi chưa triển khai đã có bao nhiêu ý kiến phản biện về tính khả thi, tính hiệu quả, nhưng có ai nghe đâu, giờ kêu khó kêu khổ, kêu lỗ. Tôi cho rằng việc này không thể nói chơi được, hàng tỷ đô tiền thuế chứ có ít đâu", độc giả Trần Bất Cập đặt câu hỏi và chua xót khi nghĩ đến khoản tiền đã đổ vào dự án này.
Độc giả Công Dân đặt câu hỏi: "Quá sức lú lẫn hay khôn lỏi cá nhân? Sau đó phân tích, biết sai vẫn làm, biết lỗ vẫn xúc tiến và đưa ra kết luận "Chỉ có thể là hại dân mà thôi".
Độc giả Bùi Quang Sơn chua xót: "Đào tài nguyên của Quốc gia đi bán còn xin tiền để bù lỗ. Cả thế giới này chỉ có Việt Nam thôi".
Hà Anh (Tổng hợp)

Saturday, March 22, 2014

Cuộc sống vô cùng tồi tệ của dân oan bị đảng cộng sản cướp đoạt đất đai, tài sản


Deplorable life of Vietnamese victims of injustice, victims of their own Vietnamese communist regime

https://www.youtube.com/watch?v=hlFxdD8HsN0


Điện hạt nhân: Chủ tịch Sang, Thủ tướng Dũng và bóng ma Trung Cộng

http://chepsuviet.com/2014/03/23/dien-hat-nhan-chu-tich-sang-thu-tuong-dung-va-bong-ma-trung-cong/

Điện hạt nhân: Chủ tịch Sang, Thủ tướng Dũng và bóng ma Trung Cộng

Nếu như để Trung Quốc tham gia sâu vào dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận thì sao?
Đã có sự so sánh mộc mạc rằng nếu vậy thì chẳng khác gì để tên kẻ thù truyền kiếm này đặt vào đó những quả bom hạt nhân, rồi ngồi ở Trung Nam Hải với chiếc điều khiển từ xa trong tay.

Có những thông tin đồn thổi quanh việc liệu Trung Quốc có dính dự vào đây không? Nếu Nhật, Nga tham gia thì vấn đề tài chính liệu có được thuận lợi hơn Trung Quốc, ngoài yếu tố kỹ thuật. Rồi về chính trị, tức là có thỏa thuận, toan tính ngầm nào từ các phe nhóm v.v..
Quốc hội đã ra Nghị quyết (đương nhiên trước đó là Bộ chính trị ĐCSVN đã quyết), ấy thế mà gần đây lại có thông tin ông Thủ tướng nói “hoãn”, trong khi chưa xin ý kiến Quốc hội (*), còn ông Chủ tịch nước thì bảo “không” (ông từng qua Nga, mới đây là Nhật, với những cam kết hợp tác với hai đại gia này, mỗi nước phụ trách một nhà máy).
Có người mừng khi nghe tin “hoãn”, nhưng nếu như hoãn rồi để các đối tác Nga, Nhật, Mỹ rút lui, trống chỗ ngon lành cho bàn tay lông lá Trung Cộng thò vào thì có mừng không? Mới có tin “có thể” hoãn được một tháng mà đã thấy phái đoàn Trung Quốc mò qua bàn chuyện “hợp tác”, “chia sẻ kinh nghiệm” rồi. Hay là việc hoãn xây Nhà máy Ninh Thuận 1 là do Nga rút cam kết hỗ trợ tài chính, giờ thì Trung Quốc lắm tiền nhảy vào sẵn sàng? Hay là một màn ỡm ờ để tạo áp lực dư luận cho một mục đích nào đó? Cảnh giác với loại này là không thừa!
Nhưng dù sao thì thông tin cũng còn có quá ít, đành trích dẫn dưới đây để độc giả tự tìm cách lý giải riêng của mình.
-
* Tham khảo:
- 25/11/2006: Quyết định 01/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ “VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ‘CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020′”. “Về điện hạt nhân: hoàn thành việc phê duyệt báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên; đào tạo đủ chuyên gia về điện hạt nhân cho công đoàn tiền dự án; quy hoạch đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án sau năm 2010.”
- 11/6/2008: Cục An toàn bức xạTính khả thi của điện hạt nhân ở Việt Nam. “… xét về mặt tổng thể trước mắt, điều kiện cần và đủ để triển khai dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là chưa rõ. Các điều kiện kỹ thuật cụ thể như về công nghệ, địa điểm xây dựng, nhiên liệu đối với Việt Nam như phân tích trên là chưa khả thi.
Vấn đề quan trọng của Việt Nam trước khi xuất hiện nhà máy điện hạt nhân là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. “
- RFI 24/2/2009: Trung Quốc Đề nghị hợp tác xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. “Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông của Trung Quốc cho biết đang tiến hành đàm phán với phía Việt Nam về dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, nhà máy điện đầu tiên hạt nhân của Việt Nam, bao gồm hai lò phản ứng, mỗi lò có công suất 1000 mW”.
- 25/11/2009: Nghị quyết 41/2009/QH12 của Quốc hội Về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
- Tiền phong, 26/5/2010: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Chọn công nghệ Nga.
- VNMedia, 22/7/2010Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân sát Việt Nam. “… ngày 21/7 tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân.”
- VOA, 17/5/2011: Trung Quốc sẽ xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân sang Việt Nam. “Hiện Trung Quốc muốn tập trung xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân sang các nước lân cận trong khu vực, trong đó có Việt Nam. “
- Báo ĐTCP, 12/11/2013: Tuyên bố chung Việt Nam-LB Nga. “Hai bên nhấn mạnh ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, chú trọng triển khai dự án hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I …”
- Tuổi trẻ, 17/1/2014: Điện hạt nhân còn ngổn ngang. “Tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ngày 15-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể đến năm 2020 mới khởi công.”
- Người đưa tin, 6/2/2014: Mừng, lo việc lùi thi công nhà máy điện hạt nhân.
- Bộ KHCN, 20/2/2014: Việt Nam – Trung Quốc: Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân. “Ngài Wang Binghua mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam về phát triển điện hạt nhân dựa trên công nghệ AP1000, CAP1400, CAP1700.” Bộ trưởng mong muốn hai bên sẽ tiến hành hợp tác xây dựng trạm quan trắc tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) …”
- Người lao động, 2/3/2014: Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ.
- TTKHCN, 5/3/2014: Vì sao lùi khởi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1?
- RFI, 18/3/2014: “…trả lời phỏng vấn nhật báo kinh tế Nikkei ông Trương Tấn Sang xác nhận là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được khởi xây dựng đúng theo dự kiến trong năm 2014. Chủ tịch Việt Nam khẳng định là không hề có chuyện dự án này bị đình hoãn, như một số thông tin gần đây.”
- Dân trí, 18/3/2014Chủ tịch nước hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản. “…  hỗ trợ Việt Nam phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu, các dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. “
VietnamNet, 19/3/2014: 500 triệu USD xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân.

Vietnamese's hair rising trip across the fast running stream in plastic bags!

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/03/vietnameses-hair-rising-trip-across.html#more
Vietnamese's hair rising trip across the fast running stream in plastic bags!



Nguyen Hung (Danlambao) - This is one of the conditions how ordinary Vietnamese people in the socalled supreme communist one party state are living in this 21st century, while communist party members and their families enjoy the luxury and privilege life.
Those people living in the free and democatic countries, don't be fool and stop dreaming of living in a socialist/communist "heaven". We Vietnamese have been fighting hard for many years to win back our rights and to get rid of the communist regime.

Video: Tuoi Tre TV


 

Tuesday, March 11, 2014

VÙNG FUKUSHIMA 3 NĂM SAU THẢM HỌA NỔ LÒ PHẢN ỨNG NGUYÊN TỬ BÂY GIỜ RA SAO?

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/03/vung-fukushima-3-3-nam-sau-tham-hoa-no.html#more

VÙNG FUKUSHIMA: 3 NĂM SAU THẢM HỌA NỔ LÒ PHẢN ỨNG NGUYÊN TỬ BÂY GIỜ RA SAO?






 Như người dân Việt Nam đã biết rõ trong mấy mươi năm nay về nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam, người dân Nhật Bản cũng không nghe những gì chính quyền của Thủ Tướng Shinzo Abe nói về thảm họa nguyên tử tại Fukushima, họ nhìn thấy rỏ những cụm núi tạo ra bởi lớp đất mặt chứa đầy chất phóng xạ và hằng chục ngàn bồn chứa nước nhiểm xạ càng ngày càng nhiều thêm và không biết sẽ được giải quyết ra sao trong tương lai kéo dài nhiều thế hệ. Không như với người dân Việt Nam đang sống dưới chế độ độc tài chuyên chế cộng sản Việt Nam bị cấm và bị bỏ tù nếu lên tiếng phản đối nhà nước Xã hội chủ nghĩa này, người dân Nhật Bản được quyền chống lại những hành động của chính quyền và họ còn có quyền thay đổi cả chính phủ.

Hàng ngàn bao plastic chứa đất nhiểm phóng xạ được chất thành núi và hàng ngàn bồn chứa nước phóng xạ tại Fukushima.
 
 
 
Nhân dịp đánh dấu 3 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tại Fukushima, phóng viên chương trình “Report 7.30” của đài truyền hình ABC Úc đã thực hiện phóng sự về tình trạng của cư dân Nhật trước kia sống tại vùng Fukushima và công tác dọn dẹp trừ khử phóng xạ nguyên tử giết người vô hình, không mùi, không vị tại vùng Fukushima và tại các lò phản ứng nguyên tử bị nổ và nóng chảy.

 Xin giới thiệu đến bà con clip youtube chương trình phóng sự 7.30 với phụ đề tiếng Việt.
https://www.youtube.com/watch?v=17AxoMVmQmQ

Nguyễn Hùng

14/03/2014

 

Tham khảo


 



Fukushima residents asked to return despite strong concerns
Cư dân vùng Fukushima bị yêu cầu trở về địa phương của họ mặc dầu họ lên tiếng rất lo lắng
 

Transcript

Bảng sao chép lời đối thoại

 

It's been three years since the Fukushima nuclear disaster forced more than 150,000 people from their homes and, now, Japan's Prime Minister wants to send them back despite former PMs describing the plan as irresponsible and a worker at the plant expressing concerns.

Đã ba năm kể từ khi thảm họa hạt nhân/nguyên tử Fukushima buộc hơn 150.000 người rời khỏi nhà cửa của họ, và bây giờ , Thủ tướng Nhật Bản muốn gửi chúng trở lại mặc dù các vị Thủ tướng trước đây mô tả kế hoạch này là vô trách nhiệm và một nhân viên tại nhà máy thể hiện mối quan tâm lo lắng.

 

SARAH FERGUSON, presenter: It's been three years since the Fukushima nuclear disaster. It was the world's worst nuclear meltdown since Chernobyl, forcing more than 150,000 from their homes.
Now the Japanese Prime Minister wants to send them home and switch the country's nuclear reactors back on

SARAH FERGUSON, phóng viên giới thiệu chương trình: Đã ba năm kể từ khi thảm họa hạt nhân Fukushima . Đó là cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl , đã buộc hơn 150.000 rời bỏ nhà cửa của họ.
Bây giờ Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản lại muốn đẩy chúng về nơi đó và chạy lại các lò phản ứng hạt nhân trên cả nước.

But there's strong opposition to the moves. Three former Japanese prime ministers, two of whom spoke to 7.30, say the plans are irresponsible.

North Asia correspondent Matthew Carney has this exclusive report.

Nhưng có phản đối mạnh mẽ chống lại hành động này. Ba vị thủ tướng Nhật Bản trước đây, hai người trong số họ đã nói chuyện với Chương trình phóng sự 7.30, nói rằng kế hoạch này là vô trách nhiệm. Phóng viên Bắc Á Matthew Carney có tường thuật độc quyền này.


Matthew Carney, reporter: We've come to Fukushima's no-go zone, a 20-kilometre exclusion area, to test the Government's claims that all is under control and it's safe for people to return.
To get permission to enter, we have to take local resident Karzuo Okawa with us. He comes from Futaba, the town closest to the crippled Fukushima Number One plant.

Matthew Carney, phóng viên: Chúng tôi đã đến vùng cấm lai vãng Fukushima , một khu vực cấm bán kính 20 km, để kiểm tra về tuyên bố của Chính phủ Nhật là tất cả được kiểm soát và an toàn cho mọi người trở lại sinh sống.Để có được phép đi vô khu vực này, chúng tôi phải đi cùng với cư dân địa phương ông Karzuo Okawa. Ông nguyên sinh sống tại vùng Futaba , thị trấn gần nhất với nhà máy Số Một Fukushima  bị tê liệt.


Karzuo Okawa, Futaba resident: (Pointing to newspaper)
Matthew Carney: Ah, OK. That's the paper - that's from the day. 2011. So it's like time stopped on that day. So nothing has happened in this town, just from March 11 - nothing?

Karzuo Okawa , cư dân của vùng FUTABA : ( Chỉ vào tờ báo )Matthew Carney : Ah, OK. Đó là tờ ​​báo - đó là từ ngày. 2011. Như vậy, giống như là thời gian đã ngừng lại vào ngày hôm đó. Như vậy, không có việc gì đã xảy ra trong thị trấn này, ngay từ ngày11 tháng 3 - không có điều gì xảy ra?


Okawa comes back every couple of months.
Ông Okawa  đã thương xuyên trở lại thăm nơi này sau mỗi hai tháng.

Karzuo Okawa (voiceover translation): I feel sad. I worked and played in this town and I enjoyed my life here, so I miss the good, old days.
Matthew Carney: He says he nor anybody else will be coming home soon. The radiation is dangerously high. We're only allowed to spend six hours here.

Karzuo Okawa ( dịch lồng tiếng ) : Tôi cảm thấy buồn . Tôi đã làm việc và chơi trong thành phố này và tôi rất thích cuộc sống ở đây, vì vậy tôi nhớ những ngày vui thú xưa kia.

Matthew Carney : Ông nói rằng không những ông mà những cư dân khác sẽ không sớm trở lại nơi này. Bức xạ vẫn còn với mức độ nguy hiểm cao . Chúng tôi chỉ được phép lưu lại nơi này trong thời gian sáu giờ thôi.

Karzuo Okawa (voiceover translation): 50 per cent in my heart, I want to return here, but I know 100 per cent, I cannot come back.
Matthew Carney: The Government is undertaking decontamination work in Futaba, but it seems to be having little impact.

Karzuo Okawa (dịch lồng tiếng ): trong tâm tư của tôi,  một nữa là tôi muốn trở lại đây, nhưng tôi biết 100 phần trăm, tôi không thể trở lại.

Matthew Carney: Chính phủ đang tiến hành công việc khử phóng xạ trong  vùng Futaba , nhưng việc làm đó dường như có tác động rất it.

So this is the local hospital at Futaba and there has been attempts to clean it up. You can see in these bags down here, they've put radioactive soil in them. The problem being, though, if you look at the dosimeter, we're still getting readings of 10, 12, which means that's 50 times the normal level of, say, Tokyo. So it is little wonder that people can't come back to live here.

Vì vậy, đây là bệnh viện địa phương ở Futaba và đã có những nỗ lực để làm sạch nhiễm phóng xạ tại đây. Bạn có thể thấy trong các túi ở đây, họ đã chứa đất nhiễm xạ trong đó. Vấn đề là, mặc dầu như vậy, nếu bạn nhìn vào các máy đo, chúng ta vẫn đọc được các con số 10, 12, có nghĩa là đó là 50 lần mức bình thường, lấy thí dụ so với tại Tokyo. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì là mọi người không thể trở lại sống ở đây.

And a little further away from Futaba, they're scraping off the topsoil from these former rice fields in preparation for people to return to their homes.
Across the no-go zone, thousands of workers are busy making mountains of radioactive soil. The problem is, there's nowhere to put the deadly piles and no-one wants to live near them.

Và xa hơn Futaba một chút, họ đang cào đi lớp đất mặt từ các cánh đồng lúa trước đây để chuẩn bị cho mọi người trở về nhà của họ.Trên  khắp vùng cấm lai vãng, hàng ngàn công nhân đang bận rộn tạo lên các núi đất bị nhiễm phóng xạ. Vấn đề là, không có nơi nào để chứa những đống đất nhiễm xạ chết người đó và không ai muốn sống gần chúng.

The source of all this contamination is just behind me: Fukushima's damaged reactors. A clean-up job is underway there, but it could take 40 years. In all, half a million fuel rods have to be removed one-by-one. It's a risky and complex job and no-one's sure of the outcome. A decommissioning project of this scale has never been attempted before.
When it was announced Tokyo had won the right to host the 2020 Olympic Games, Prime Minister Shinzo Abe was quick to assure the world that Fukushima was safe.

Nguồn gốc của tất cả các ô nhiểm này là ngay phía sau tôi: những lò phản ứng nguyên tử bị tàn phá tại Fukushima. Công tác dọn dẹp đang được tiến hành ở đó, nhưng có thể mất đến khoảng 40 năm. Trong tổng số, có nữa triệu thanh nhiên liệu phải được loại từng thanh một . Đó là một công việc nguy hiểm và phức tạp và chắc chắn không có ai đoan quyết về kết quả của việc làm này. Một dự án giãi trừ hạt nhân quy mô với tầm mức này chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Khi công bố Tokyo đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội Olympic 2020 , Thủ tướng Shinzo Abe đã nhanh chóng lên tiếng bảo đảm với thế giới rằng Fukushima đã được an toàn rồi.

SHINZO ABE, Japanese Prime Minister: Let me assure you the situation is under control.

SHINZO ABE, Thủ T ương Nhât Bản: Hãy để tôi bảo đảm với bạn là tình hình (vụ nổ lò phàn ứng hạt nhân Fukushima) được kiểm soát rồi.

Matthew Carney: But this whistleblower says the situation at Fukushima is totally out of control and no-one knows how to fix it. He's a senior insider who has worked at the site run by TEPCO for more than two decades. He faces instant dismissal if he shows his face.

Matthew Carney: Nhưng người tố giác này nói rằng tình hình tại Fukushima là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát và không ai biết làm thế nào để giãi quyết nó. Anh ấy là một người trong cuộc ở cấp cao từng làm việc tại khu nhà máy điện hạt nhân được điều hành bởi TEPCO trong hơn hai thập niên qua. Ông phải đối mặt với việc bị sa thải ngay lập tức nếu ông cho thấy khuôn mặt của mình .

TEPCO whistleblower (voiceover translation): It's not under control. There are too many systems and they all have problems. It's made worse because all the experienced workers have reached their radiation limits, so TEPCO has to rely on staff that don't know the site and who aren't trained.
Matthew Carney: The whistleblower says mistakes are made weekly and contaminated water leaks every day into the Pacific Ocean.

Ngươi tố giác TEPCO (dịch lồng tiếng ): tình trạng (tại kNMĐHN bị hư hại Fukushima) không kiểm soát được. Có quá nhiều hệ thống và tất cả đều có vấn đề. Nó bị tồi tệ hơn bởi vì tất cả các công nhân có kinh nghiệm đã đạt đến giới hạn nhiểm bức xạ của họ, vì vậy TEPCO phải dựa vào những nhân viên mà không biết gì về nhà máy điện hạt nhân (Fukushima) và họ không được đào tạo.

MATTHEW CARNEY : Người tố giác nói các sai phạm đã xảy hàng tuần và nguồn nước ô nhiễm phóng xạ chảy vào biển Thái Bình Dương mỗi ngày .

TEPCO whistleblower (voiceover translation): The other day when contaminated water overflowed from a tank, an alarm was ringing, but they didn't go and check. I couldn't believe it. It was ringing for nine hours and they thought the alarm was out of order.
Matthew Carney: The insider says the damaged reactors can never be decontaminated and that people should not be moved back into the no-go zone.

TEPCO Whistleblower (lồng tiếng dịch ) : Ngày hôm nọ khi nước nhiểm xạ tràn từ một bồn chứa, chuông báo động reo, nhưng họ đã không đi kiểm tra. Tôi không thể nào tin được. Chuông báo động đã reo trong chín giờ và họ đã nghĩ rằng do chuông báo động bị trục trặc.

Matthew Carney: Những người trong cuộc nói các lò phản ứng bị hư hỏng này không bao giờ có thể được khử nhiễm và rằng mọi người không nên được đưa trở lại sinh song trong vùng cấm lai vãng.

TEPCO whistleblower (voiceover translation): I feel it is impossible to fix before my death. We just don't have the technology to fix it. It currently doesn't exist. We just can't deal with the melted fuel.
Matthew Carney: Next month, the Government will start moving back 30,000 Fukushima evacuees into the no-go zone. It's all part of the Abe Government's plan to turn back on the country's 48 nuclear reactors by the middle of this year. They've been idle since the disaster. The Government acknowledges the risks, but says they can be managed with new safety standards.

TEPCO Whistleblower ( dịch lồng tiếng ) : Tôi cảm thấy là không thể nào sửa chữa được toàn bộ trước khi tôi chết. Chúng tôi thật ra không có công nghệ để sửa chữa nó. Công nghệ đó hiện không tồn tại. Chúng tôi không thể đối phó với các nhiên liệu đã bị nóng chảy.

Matthew Carney: Tháng tới, Chính phủ sẽ bắt đầu di chuyển trở lại 30.000 người sơ tán Fukushima trước kia trở về vùng cấm lai vãng. Nói chung đó là một phần của kế hoạch của Chính phủ Abe nhằm khởi động trở lại 48 lò phản ứng hạt nhân của nước Nhật  trước giữa năm nay. Những lò phản ứng hạt nhân này đã bị ngưng hoạt động từ khi xảy ra thiên tai. Chính phủ thừa nhận về những rủi ro, nhưng nói rằng những lò phản ứnh hạt nhân có thể được quản lý với tiêu chuẩn an toàn mới.

HIRONORI NAKANISHI, Japanese Government Spokeman: I have to admit that there is no such kind of a nuclear plant with no - zero risk.
Matthew Carney: With no risk?
Hironori Nakanishi: Zero risk.
Matthew Carney: Zero risk?
Hironori Nakanishi: Yes, yes, yes. So I think we have to change our mind. We have to prepare.

Hironori Nakanishi, Phát ngôn nhân chính phủ Nhât Bản : Tôi phải thừa nhận rằng không có loại nhà máy hạt nhân nào hoàn toàn an toàn - không có rủi ro.

Matthew Carney : Không có rủi ro?

Hironori Nakanishi: hoàn toàn Zero nguy cơ.

Matthew Carney : Zero rủi ro?

Hironori Nakanishi : Vâng, vâng, vâng . Vì vậy, tôi nghĩ chúng tôi phải thay đổi suy nghĩ của chúng tôi . Chúng tôi phải chuẩn bị .


Matthew Carney: But the push is meeting strong opposition. Now three former prime ministers have come out and slammed the plans in a country prone to earthquakes. Naoto Kan was the Prime Minister at the time of the nuclear disaster in 2011.
NAOTO KAN, fmr Japanese Prime minister, 2010-'11 (voiceover translation): They are trying to restart the nuclear reactors without learning the lessons of the March 11 accident. If the accident had spread just a little further, then 50 million people around Tokyo would've been evacuated for a long time and that would've put Japan in chaos for 20 to 30 years. The current government just doesn't understand the scale of the risk.

Matthew Carney : Nhưng hành đông thúc đẩy cư dân trở lại (vùng cấm lai vãng) đang gặp phản đối mạnh mẽ . Bây giờ ba cựu Thủ tướng đã xuất hiện và mạnh mẽ phản đối kế hoạch (điện hạt nhân) trong một quốc gia dễ bị động đất (như Nhật). Naoto Kan là Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm thảm họa hạt nhân vào năm 2011.

Naoto Kan ( dịch lồng tiếng ) : Họ đang cố gắng khởi động lại lò phản ứng hạt nhân mà không chịu học những bài học của vụ tai nạn ngày 11/03/2011. Nếu tai nạn đó chỉ lan ra một chút nữa thôi thì 50 triệu người trên khắp Tokyo sẽ đã phải bị sơ tán trong một thời gian dài và điều đó sẽ đưa Nhật Bản vào tình trạng hỗn loạn trong thời gian từ 20 đến 30 năm. Chính phủ hiện nay thật không hiểu  được quy mô của nguy cơ đó.


MATTHEW CARNEY: Former Prime Minister Kan says in the rush to turn the reactors back on, the Government is not putting people's safety first. No national evacuation plan has been developed.
NAOTO KAN (voiceover translation): It's becoming clear they are trying to restart the reactors with no regard for the people's safety.
MATTHEW CARNEY: The Abe Government says it's in the best interests of the economy to make nuclear power once again the core source of Japan's energy. Relying on imported coal and gas is threatening the country's fragile economic recovery. But another former Prime Minister, Morihiro Hosokawa, says it's a risk not worth taking.

Matthew Carney : Cựu Thủ tướng Kan nói, với viêc  làm vội vàng khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân, Chính phủ không đặt an toàn của người dân lên hàng đầu. Kế hoạch sơ tán trên mức độ quốc gia đã chưa được phát triển.

Naoto Kan (dịch lồng tiếng ): Thật sự trở nên rõ ràng là họ (chính quyền) đang cố gắng khởi động lại các lò phản ứng nguyên tử mà không chút quan tâm gì cho sự an toàn của người dân.

Matthew Carney : Chính phủ Abe nói rằng đó là vì lợi ích tốt nhất cho nền nền kinh tế với việc một lần nữa trở lại nguồn sản xuất điện chính yếu cho Nhật Bản từ năng lượng hạt nhân. Dựa vào than đá và khí đốt nhập khẩu sẽ đe dọa  việc phục hồi kinh tế mong manh của nước này. Thêm nữa, vị cựu thủ tướng, ông Morihiro Hosokawa , nói rằng đó là một nguy cơ không đáng cho nước Nhật bước vào.

MORIHIRO HOSOKAWA, fmr Prime minister of Japan, 1993-'94 (voiceover translation): The causes of the accident haven't been investigated properly. Contaminated water is still leaking and compensation for victims hasn't been sorted out. I think in these circumstances, it is very irresponsible to turn the reactors back on.
Matthew Carney: Back at Futaba in the no-go zone, Okawa is meeting old friends he hasn't seen since the disaster. They know too they won't be coming back here to live.


SARAH FERGUSON: Matt Carney reporting. And TEPCO declined 7.30's invitation to respond to the allegations in that story.

Morihiro Hosokawa, cựu Thủ Tướng Nhật Bản, 1993 - 94 ( dịch lồng tiếng ): Nguyên nhân của vụ tai nạn (hạt nhân) vẫn chưa được điều tra đúng cách. Nước bị ô nhiễm vẫn còn bị rò rỉ và bồi thường cho các nạn nhân vẫn chưa được giãi quyết xong. Tôi nghĩ rằng trong những trường hợp này , chính phủ thật là rất vô trách nhiệm khi cho khởi động các lò phản ứng trở lại.

Matthew Carney : Trở lại thành phô Futaba trong vùng không được lai vãng, ôngOkawa được gặp gỡ lại bạn bè cũ mà ông đã không gặp kể từ khi xảy ra thảm họa . Họ cũng biết  rằng họ sẽ không được quay trở lại đây để sống .

SARAH FERGUSON : Matt Carney tường thuật. TEPCO  từ chối lời mời của chương trình  Phóng Sự 7.30  để đáp lại với những cáo buộc nêu ra trong câu chuyện trên.