Wednesday, December 31, 2014

CSVN với định hướng “kinh tế thị trường” chỉ gây thêm thảm họa cho đồng bào và hủy diệt đất nước

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/01/csvn-voi-inh-huong-kinh-te-thi-truong.html

CSVN với định hướng “kinh tế thị trường” chỉ gây thêm thảm họa cho đồng bào và hủy diệt đất nước
 
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - CSVN thời “bao cấp” chỉ gây thảm họa cho đồng bào với chủ nghĩa búa liềm, nhưng CSVN thời “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” sát hại đồng bào không những với búa liềm mà còn với hóa chất độc hại, với đại nạn bùn đỏ, với phóng xạ nguyên tử. Và một điều vô cùng nguy hiểm là đảng CSVN “định hướng tư bản đỏ” đang hủy diệt cả đất nước và bán đứng Việt Nam cho bọn bành trướng Tàu cộng bá quyền...

*

Thế giới gần một thế kỷ sống và đối mặt với chế độ cộng sản toàn trị, bắt đầu tại nước Nga (1911) sau đó lan sang các nước Trung Á, Ukraine, Nam Tư, Đông Âu (Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi...), xuyên Đại Tây Dương sang tận Cuba, đến một vài nước tại châu Phi. Trong lúc chế độ cộng sản với lý thuyết không tưởng về một xã hội thiên đàng “làm theo sức lực hưởng theo nhu cầu” mê hoặc lòng ham muốn của con người, các nước trong khu vực Châu Á cũng đã lần lượt rơi vào quỹ đạo cộng sản do Nga lãnh đạo, trước là Tàu, Bắc Hàn, Mông Cổ, ba nước Đông Dương Việt Nam (1954), Miên, Lào (1975). May mắn cho thế giới, đại dịch “virus” cộng sản đã khựng lại sau khi toàn cỏi Việt Nam bị nhuộm đỏ. Con cờ domino miền Nam “Việt Nam” ngã nhưng, không như dự đoán của thuyết Domino, lại trở thành khúc gỗ chặn kiên cố làm khựng cổ xe tăng cộng sản không cho nó tiến xuống các nước trong vùng Đông Nam Á gồm các nước Thái Lan, Singapore, Mã Lai, Nam Dương, và ngay cả Úc và Tân Tây Lan. 

Từ năm 1980-1990, chỉ 5-10 năm sau khi nhuộm đỏ miền Nam Việt Nam, thế giới cộng sản bắt đầu tan rã sau gần 80 năm trải nghiệm thực tế những gì đã và đang xảy ra tại các nước cộng sản đàn anh kỳ cựu bên trời Âu. Thực tế cho thấy chế độ cộng sản chỉ là một chế độ độc tài chuyên chính toàn trị, phi nhân không thua gì các chế độ vua chúa thời xa xưa mà còn ác độc hơn; và đảng cộng sản đã tạo ra bọn người lòng lang dạ thú, tàn bạo vô nhân đối với chính người dân của họ hơn cả các triều đại vua chúa trước đó. Trước tiên là sự sụp đổ của Liên Bang cộng sản Xô Viết (1990-1991) sau đó lần lượt là các nước Đông Âu thuộc quỹ đạo của Nga.

Tại Á Châu, gồm các nước Tàu, Việt Nam, Cam Bốt, Lào là các nước cộng sản do Tàu lãnh đạo và thao túng. Trong số 4 nước này, Cam Bốt sau khi cộng sản Khmer đỏ bị lật đổ và được Liên Hiệp Quốc trực tiếp can thiệp nên may mắn thoát được đại nạn cộng sản và đang tiến tới một nước dân chủ tự do đa đảng. Tuy đối diện với chông gai trên con đường xây dựng tự do dân chủ nhưng Cam Bốt là một nước tiêu biểu về con đường thay đổi từ cộng sản bạo tàn sang tự do dân chủ nhân bản, so với tình trạng mất tự do đân chủ và quyền con người bị tước đoạt tại Tàu và nước chư hầu đàn em trung thành của cộng sản Tàu là cộng sản Việt Nam.

Các nước Nga, Đông Âu đã nhanh chóng và dứt khoát từ bỏ chế độ cộng sản tàn ác vô nhân trở lại với xã hội độ tự do dân chủ trước đó, trong đó người dân làm chủ thật sự của đất nước mình. Họ đã đạt thành công do truyền thống văn hóa, khoa học, xã hội của các nước này cao và tiến bộ. Một điều đáng lưu ý là các nhân vật lãnh đạo cộng sản dầu sao cũng là những người có trí thức; người dân đại đa số có trình độ văn hóa cao, được tích lũy qua nhiều thế kỷ trước khi chế độ cộng sản cướp chính quyền. Dù vậy những nước này cũng đã trải qua thời kỳ cộng sản chuyên chế và cũng rất tàn bạo với hằng chục triệu người dân vô tội bị thảm sát.

Riêng tại Việt Nam, cả nước đã và đang bị cai trị bởi tập đoàn cộng sản mà tuyệt đại đa số xuất thân tư những người có trình độ văn hóa rất thấp, chưa xong cấp một. Sau khi chiếm được chính quyền thì được đào tạo bổ túc cấp tốc để biết đọc biết viết, cấp bằng tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học, thậm chí tiến sĩ và nắm các chức vụ quan trọng, cả về guồng máy kinh tế quốc gia. Bị nhồi sọ với lòng thù hận giai cấp nên những nhân vật này rất khát máu vô nhân, và mù quáng trung thành với chế độ cộng sản.

Thời kỳ đảng cộng sản cướp quyền cai trị một nửa đất nước Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 là giai đoạn đảng CSVN theo chủ nghĩa cộng sản Mac-Lênin quốc tế vô sản. Lãnh đạo đảng cộng sản với đầy lòng thù hận đối với thành phần tư doanh, thành phần trí thức mà họ gọi là giai cấp trí thức tiểu tư sản phản động. Chủ trương của đảng cộng sản là tiêu diệt toàn bộ cái họ gọi là giai cấp tiểu tư sản, những người kinh doanh kinh tế cá thể. Trong giai đoạn này, tại miền Bắc đảng CSVN đã cai trị rất sắt máu và khủng bố dân chúng bằng cách bần cùng hóa xã hội, đói để cai trị. Thành phần trí thức tuy đã theo đảng cộng sản nhưng vì thuộc giai cấp tư sản nên vẫn bị đảng thanh trừng và trù dập, loại khỏi tổ chức cai trị của đảng cộng sản qua các chiến dịch đấu tố như: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm. Trong thời gian chỉ vài năm sau khi cướp được chính quyền đã có hằng trăm ngàn, hằng triệu người dân bị đảng cộng sản thảm sát qua các cuộc đấu tố, thanh trừng. Tại miền Nam Việt Nam, đảng CSVN từ miền Bắc khuấy động cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, kiên quyết và dốc toàn lực nhuộm đỏ cả nước theo chỉ thị của hai đàn anh Nga Tàu, nhuộm đỏ cả thế giới. Sau khi chiến trọn cả nước, đảng cộng sản lập lại chính sách bần cùng hóa tại miền Nam như họ đã làm tại miền Bắc. Quan chức các cấp CSVN đã công khai cướp đoạt, trấn lột tài sản của người dân miền Nam, trở nên giàu có do vơ vét của cải, tài sản của người dân sau khi chiếm trọn miền Nam Việt Nam qua các chiến dịch cướp đoạt như hợp tác xã, hợp doanh, đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp. Người dân cả hai miền Bắc Nam tiếp tục bị đẩy vào cuộc sống trong nghèo đói thiếu thốn, mọi sinh hoạt kinh tế đều bị đảng cộng sản chi phối và kiểm soát chặt chẽ.

Trong thời kỳ cộng sản chuyên chế “bao cấp”, hoạt động kinh tế của cả nước bị khép kín hoàn toàn. Tuy đảng CSVN đã làm cho người dân bị bần cùng, sống trong nghèo khổ cơ cực nhưng nguồn tài nguyên quốc gia không bị trần lột vô tội vạ và bị bán đứng cho bọn Tàu hay bọn lợi ích nước ngoài. Cán bộ và lãnh đạo cộng sản không có dịp và nhất là không có môi trường để tham nhũng làm giàu cho cá nhân vì chính họ cũng bị kiểm soát và phải sống bình dị để chứng minh là họ thuộc giai cấp vô sản, tuy thật sự họ đã bí mật tích lũy tài sản kếch xù cho riêng mình, nhất là số tài sản kếch xù mà họ cướp đoạt được của dân chúng tại miền Nam Việt Nam. Môi trường tạo ra tham nhũng vật chất dựa vào quyền chức bị hạn chế trong xã hội cộng sản chuyên chế và khép kín như thời kỳ “bao cấp” 1954-1990, nhất là giai đoạn từ ngày 30/04/1975 đến 1990, nên chưa có dịp công khai số tài sản chúng tích đã tích lũy được.

Từ khi chế độ cộng sản tại Liên Xô và các nước có trình độ khoa học văn hóa tiên tiến tại Đông Âu bị sụp đổ thì đảng cộng sản của các nước cộng sản tại phương Đông, tiêu biểu có Tàu và chư hầu Việt Nam, bị khủng hoảng về tư tưởng và niềm tin vào sự tuyệt vời của chủ nghĩa cộng sản Mac-Lênin, chủ nghĩa vô sản, chủ nghĩa xã hội. Nhóm lãnh đạo CSVN với trình độ văn hóa quá thấp nhưng lòng thù hận giai cấp thì cao ngút trời và trong tay lại nắm đầy quyền uy, họ chỉ còn biết theo đuôi quan thầy cộng sản Tàu để bảo vệ chế độ với phương châm còn cộng sản Tàu còn mình, như Hồ Chí Minh và nhóm đảng viên thân tín của ông ta trước kia tôn thờ Tàu và Mao Trạch Đông. Họ bằng mọi giá quyết tâm nắm hành độc cai trị đất nước, dùng Mác-Lênin và bánh vẽ thiên đường “Xã Hội Chủ Nghĩa” làm bình phong. Tại Tàu, họ dùng Mao Trạch Đông làm thần tượng và dựng lên loại chủ nghĩa lai căng “đầu Ngô mình Sở” gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao. Tại Việt Nam, đảng cộng sản cũng rập khuôn như cộng sản Tàu, dựng lên một thứ chủ nghĩa “đầu heo mình cáo” gọi là chủ nghĩa Mac-Lênin-Hồ. Kinh tế thì họ gọi là kinh tế thị trường định hướng xả hội chủ nghĩa, một quái thai của thế kỷ.

Được đảng định hướng, họ tìm đủ mọi cách để làm giàu cho cá nhân, không nương tay mua bán cả thân xác dân chúng, bán luôn cả đất đai, tài nguyên quốc gia, biển, đảo cho bọn bá quyền Tàu cộng. Trước dân chúng, trước đảng viên cộng sản tại cơ sở, trước những thanh niên trẻ bị tuyên truyền đầu độc tư tưởng, họ hô hào chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh là siêu việt, là đỉnh cao trí tuệ, nhưng chính họ và gia đình họ lại sống trong nhung lụa giàu sang, trong các tòa nhà đồ sộ. Họ ăn xài hoang phí không kém những quan lại và vua chúa trước kia, trong khi đại đa số người dân sống trong cảnh cơ hàn, chạy cơm hằng bữa. Con cháu của họ đáng lý phải đưa đưa qua các nước xã hội chủ nghĩa anh em có cùng lý tưởng như Tàu, Bắc Triều Tiên, Cuba ăn học, nhưng chúng lại đưa sang học hành hay sống tại các nước mà trước toàn dân họ luôn chửi là bọn đế quốc đang giãy chết, là các quốc gia bóc lột, là kẻ thù của xã hội chủ nghĩa, là bọn phản động. Họ mang tài sản cướp được từ dân chúng, từ móc ngoặc với bọn lợi ích đem tẩu tán sang các nước tư bản như Mỹ, Anh, Úc, Thụy Sĩ.

Cán bộ cộng sản “định hướng” cao cấp Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (1)
Con cái của quan chức cao cấp đảng csVN đang sống và hưởng thụ tại Mỹ. (2)

Từ lúc đảng CSVN biến dạng đưa ra một quái thai gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, họ hợp pháp hóa kinh tế tư doanh, cho phép quyền tư hữu, cho phép cán bộ đảng viên được kinh doanh làm giàu; người dân cả nước bị tròng thêm vào cổ mình bọn ác ôn “định hướng tư bản đỏ”. Đảng viên cộng sản từ trung ương đến địa phương, với quyền lực độc tôn, họ công khai hợp thức khối tài sản chìm mà họ cướp từ miền Nam và bí mật cất giữ từ lâu nay. Với quyền hành trong tay và được chính đảng cộng sản bảo kê, họ thẳng tay làm giàu, thẳng tay vơ vét tài nguyên quốc gia bán tháo bán đổ cho bọn lợi ích nước ngoài. Họ công khai bán cả đất đai quốc gia, biển đảo cho bọn Tàu. Quặng mỏ thì chúng giao cho bọn Tàu khai thác vô tội vạ mà không màng đến hậu quả tác hại đến môi trường và sức khỏe của người dân. Họ tước đoạt quyền tư hữu đất đai của dân chúng với những luật lệ về đất đai là tài sản thuộc toàn dân do nhà nước quản lý do chính họ tạo ra để ngang nhiên cướp đoạt phần đất đai, ruộng vườn hương hỏa ít oi còn lại của người dân, bán lại cho các nhóm lợi ích bất động sản làm giàu, tạo nên đại nạn dân oan trên khắp nước.

Nhà ở của Hồ Chí Minh thời cộng sản “bao cấp” 
Nhà ở của cán bộ cộng sản thời “định hướng” (3)

Nhà quan cộng sản cạnh nhà dân thời XHCN định hướng Tư bản đỏ (4)

Từ khi có cái gọi là đổi mới và kinh tế thị trường (tư bản) định hướng xã hội chủ nghĩa (vô sản) trong khi guồng máy cai trị cả nước vẫn còn nằm trong tay những nhân vật chóp bu của đảng cộng sản “quái thai” - vỏ cộng sản ruột tư bản, một giai cấp mới được phát sinh gọi là giai cấp “tư bản đỏ”, chỉ hiện hữu tại đất nước mang danh “nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Giai cấp này là những nhân vật chóp bu đầy quyền lực và những người có mối liên hệ mật thiết gia đình với họ hay các băng nhóm có cùng lợi ích. Quyền cai trị đất nước, quyền làm luật và quyền kinh doanh (làm giàu) đều nằm trong tay nên họ quyết tâm bằng mói giá nằm độc quyền cai trị đất nước qua bình phong đảng cộng sản với chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh tự biên tự diễn để độc quyền làm giàu trên mồ hôi nước mắt của dân. Họ dùng chiêu bài “còn đảng còn mình” và những quyền lợi vật chất được “nhóm lợi ích” ban phát để biến lực lượng công an, quân đội, và ngay cả các lớp thanh thiếu niên tuổi đời chưa quá đôi mươi thành tay sai của của đảng, thay vì bảo vệ dân chúng và tổ quốc lại thẳng tay đàn áp dân lành. Đảng cộng sản tự “nhân bản” thành “đảng tư sản đỏ” nắm toàn quyền ra luật rồi thi hành luật nên đưa đến đại nạn lạm dụng quyền lực, các cấp quan chức cộng sản công khai cướp tài sản quốc gia, nạn mốc ngoặc tham nhũng tràn lan trong tất cả các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương, và ngay cả tại tòa án. Đất đai tại các vùng “nhạy cảm” và quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm cũng bị đảng cộng sản bán đứng cho các doanh nghiệp trá hình của nhà nước Tàu cộng qua hình thức cho thuê dài hạn từ 50 đến 100 năm. Tệ đến nỗi chúng vừa bán luôn cả đèo Hải Vân nhìn ra biển Đông cho bọn Tàu cộng, nhưng thật may mắn hành động bán nước này bị chặn đứng kịp thời. Họ không chỉ bán đất mà bán cả tài nguyên khoáng sản, quặng mỏ cho bọn tài phiệt Tàu cộng. Chính họ cũng luôn miệng gọi nhau là bọn sâu, bọn chuột đang gặm nhấm đất nước Việt Nam.

Đảng CSVN chỉ lo trau chuốt bộ lông (sâu, chuột) của họ, không màng đến an toàn sức khỏe của dân chúng. Chúng chỉ lo vơ vét làm giàu cho mình, cho gia đình dòng tộc. Dân chúng cả nước đang bị đầu độc với đủ loại hóa chất độc hại gây ung thư chết được sử dụng tràn lan trong đời sống do Tàu đưa sang. Các cơ xưởng công kỹ nghệ thông đồng với các quan chức cộng sản công khai thải ra môi trường những hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sinh mạng của dân chúng trên cả nước. Chóp bu lãnh đảo đảng “tư bản đỏ” vì mối lợi huê hồng lại quả khổng lồ hằng trăm triêu, hằng tỷ Đôla Mỹ, cố tình cho thực hiện các dự án mặc cho những dự án đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tương lai và sự tồn vong của đất nước, cụ thể là dự án khai thác quặng Bauxite trên vùng Tây Nguyên với kỹ thuật lạc hậu do chính nhà nước cộng sản Tàu thực hiện với hậu quả để lại hằng triệu tấn bùn đỏ độc hại với nguy cơ hủy hoại cả dân tộc, và dư án xây nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận và những vùng khác trên khắp đất nước trong khi chính tại một số nước đang có nhà máy điện nguyên tử hoạt động đã quyết định từ bỏ điện nguyên tử, cụ thể là Nhật đã quyết định ngưng xây dựng thêm nhà máy điện nguyên tử mới và sẽ nhanh chóng cho dẹp bỏ những nhà máy đang hoạt động vì hậu quả không lường của ô nhiểm phóng xạ và nguy cơ tại nạn nổ hạt nhân tại các nhà máy điện nguyên tử.

(5), (6), (7)

Cộng sản Việt Nam thời “bao cấp” chỉ gây thảm họa cho đồng bào với chủ nghĩa búa liềm, nhưng cộng sản Việt Nam thời “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” sát hại đồng bào không những với búa liềm mà còn với hóa chất độc hại, với đại nạn bùn đỏ, với phóng xạ nguyên tử. Và một điều vô cùng nguy hiểm là đảng cộng sản Việt Nam “định hướng tư bản đỏ” đang hủy diệt cả đất nước và bán đứng Việt Nam cho bọn bành trướng Tàu cộng bá quyền.

Ngày 01/01/2015


________________________________________

Nhận xét về bài viết “Lá cờ” của Vũ Ngọc Tấn


Nhận xét về bài viết “Lá cờ” của Vũ Ngọc Tấn

 

Bài viết này của nhà trí thức Vũ Ngọc Tấn (VNT) cho thấy:
người viết đã nêu những suy tư của riêng cá nhân mình và cũng đã nêu một số sự kiện (facts) để bênh vực quan điểm (opinion) của chính tác giả về việc "bàn về lá cờ".


Trọng tâm của bài viết vốn là QUAN ĐIỂM của tác giả.
Về quan điểm riêng của mình, tác giả muốn thuyết phục người đọc tin rằng "Câu chuyện này cũng giống như chuyện ta chưa bắt được con chim bay trên trời."  Đây là một cách so sánh (analogy) khá "đặc biệt" của một nhà trí thức, và đã "qua mặt" cả logic. [ http://writingcenter.unc.edu/handouts/fallacies/ ]


Thông thường, khá nhiều người công nhận rằng: quan điểm không nhất thiết phản ánh toàn phần sự kiện và sự thật.

[ http://www.differencebetween.net/language/difference-between-fact-and-opinion/ ]
Lý do là: Từ cảm nhận sự thật đến suy tư và quan điểm có lắm khâu làm xa rời sự thật. Những khâu đó đã được tâm-sinh-lý học chứng minh và gồm ngững bước như sau:


A. Tác nhân (Agent) gây cảm nhận (sensation) như màu vàng hay màu đỏ, mát hay nóng, mặn hay ngọt... Một số sai lạc khi tiếp thu và suy đoán các cảm nhận, như các trường hợp bệnh tâm thần như Allusion, Delusion, và Illusion, [ http://www.vocabulary.com/articles/chooseyourwords/allusion-illusion-delusion/ ]


B. Thiên lệch (Biases với nhiều loại như tiên kiến, kỳ thị, thiển cận...)


C. Sự cài đặt của não bộ (Configuration of the brains - mindset) do gia đình, học đường, xã hội, các cuộc cải tạo ý thức hệ (Indoctrination), và lợi lộc riêng tư (Incentives);


D. Suy thoái (Degeneration) của Não do tuổi tác hay bệnh hoạn, hoặc Khuyết tật bẩm sinh (Defects) của Não;


E. Môi trường (Environment, Life styles, Drugs & Alcohol use); F. Tín ngưởng (Faith) hoặc Ngụy suy (Fallacies);


G. Hướng dẩn (Guidance) của Gia đình và Nhà trường; áp lực của bạn bè, phe nhóm (Pressure của Peer groups)...và cho đến thời gian thấm thấu của cảm nhận.


H. Ảo giác (Hallucination) [ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003258.htm ], tức là không có nguồn cảm giác mà cứ tưởng rằng có; ví dụ người đi trên sa mạc tưởng chừng thấy vùng chứa nước, hoặc người bệnh đã bị cụt tay mà vẫn có cảm nhận tay mình đau (trong hiện tượng bàn tay ma - Phantom limb syndroms) [ http://www.med.nyu.edu/content?ChunkIID=96857 ]


I. Không thấu hiểu (Ignorance) hay bị nhồi sọ (Indoctrination)... vì "cải tạo" hoặc tuyên truyền.

Qua những bước nhiêu khê như vừa kể từ A đến I, quá trình của suy tư nói chung cho thấy cái được gọi là suy tư và quan điểm — của từng cá nhân — khó lòng phản ánh trung thực sự thật.

Nói riêng về một số điều mà nhân vật VNT đã nêu, việc phân tích riêng biệt từng điểm cũng cho thấy một số kết luận của VNT thiếu bằng chứng xác đáng (hard evidence) và có thể phối kiểm.
Một số ví dụ có thể thấy như sau:


1. Theo lời của VNT:
"Còn nếu ta tranh đấu cho lá cờ, thì như đã nêu trên: ta đã loại 3/4 dân tộc ra khỏi hàng ngũ chúng ta vì 3/4 dân tộc chưa hề nhìn thấy  hay là chiến đấu cho lá cờ này"; cái lời nói (claim/statement) này cũng không có bằng chứng nào về hai điểm cụ thể sau đây:
một là: "ta đã loại 3/4 dân tộc ra khỏi hàng ngũ..."
hai là: [và đã loại chỉ] "vì 3/4 dân tộc chưa hề nhìn thấy..."

2. Để bênh vực cho một người được gọi là một "nhà báo tự do" (chữ tự do ở đây đã được dịch từ Anh ngữ "freelance journalist" - freelance thật ra có nghĩa là làm chủ cái nghề đang làm và không nhận ai khác làm chủ), nhân vật VNT viết:
"anh đã bị  CS bỏ tù vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN".
Tuy nhiên, cụm từ "nhà báo tự do" đã bắt nguồn từ Anh ngữ "freelance journalist", và hai chữ "tự do" trong cụm từ này không có nghĩa — hay hàm ý — của chữ Tự Do trong cụm từ "Tự Do Dân Chủ" hay "Thế Giới Tư Do". Tính từ "freelance" đã được định nghĩa rõ ràng trên một Từ Điển Oxford như sau:
"Self-employed and hired to work for different companies on particular assignments." [ http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/freelance ]
Còn nửa: bằng chứng của việc "tranh đấu cho tư do dân chủ tại VN" hoặc bị "CS bỏ tù vì..." cũng chưa được phối kiểm (verify) mà vẫn còn là những điều "nghe nói" (hearsay) qua một số nguồn tin từ trong nước lẫn ngoài nước CHXHCNVN.

3. Một điều khác mà VNT đã nêu:
"Hầu hết những người này : từ Huỳnh Thục Vy, tới Tạ Phong Tần.v.v đều là những  người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho VN." cũng chưa có bằng chứng xác đáng và phối kiểm, trái lại chỉ có cái gọi là "điều nghe nói" (hearsay) - về sự tranh đấu của các người được nêu tên. Thông tin dựa và những điều "nghe nói" (hearsay) thường cần được tiếp tiếp thu với mọi dè dặt thường lệ.
Hơn thế nữa, ví dù họ (từ Huỳnh Thục Vy, tới Tạ Phong Tần.v.v...) đã "tranh đấu" "và không phải cho là cờ vàng" đi chăng, thì điều này không hề đồng nghĩa với, và cũng chẳng liên quan tới (irrelevant) việc một số người khác đã từng trốn chạy "giặc cờ đỏ" — có nên hay không nên "bàn đến lá cờ."

4. Nhân vật VNT lại cho rằng:
"Làm không được mà cứ nói hoài, hóa ra ta thành một thứ người buôn bán ảo tưởng."  Việc cho rằng những người "cứ nói hoài" là một thứ "người buôn bán ảo tưởng" cũng thiếu hẳn bằng chứng xác đáng; trái lại cái nhận định này của nhân vật VNT chỉ căn cứ vào suy đoán riêng tư của chính ông ta. Ông VNT không hề nêu cho rõ việc buôn bán xảy ra tại đâu, lúc nào, buôn bán với ai, bằng cách nào..., và cũng không hề phân biệt "ảo tưởng" với hoài bảo, kỳ vọng hay hy vọng của những người chạy giặc "Cờ Đỏ". Còn nửa, khi gọi những này là "một thứ người buôn bán ảo tưởng", rõ ràng ông VNT đã miệt thị những người có hoài bảo và đã làm cho họ thất vọng vì sự suy diễn vô căn cứ của nhân vật VNT.

5. Về một mặt khác, VNT nêu
"tay không có một miếng sắt, thân thì gần kề miệng lỗ, nhưng lại miên man đòi lật đổ CSVN, đòi nhìn thấy cờ vàng tung bay tại Sài gòn"; điều này cũng chưa từng là một tư tưởng hoặc hành vi phi pháp hoặc phi luân. Thế nhưng việc này đã bị nhân vật VNT nêu lên với giọng mai mỉa mai như "gần kề miệng lỗ" và "miên man đòi..." Than ôi!

6. Xuyên suốt bài viết của nhân vật VNT, có thể xuất hiện một điểm son [đỏ lòm] về bằng chứng là khi VNT nêu:
"nhưng Mỹ đã thất bại". Thật vậy, bằng chứng cho cái điểm này của tác giả, may ra có thể thấy "nói hoài" (cụm từ của VNT) khi VC từng đem giảng trong các Trại Cải Tạo sau 30/04/75.

Sau cùng, phần nhiều ai cũng biết rằng: tính chất độc lập về tư tưởng và lề lối suy luận khoa học không cho phép người ta — ngoài đời cũng như trong Tóa án — dễ dàng bị thuyết phục vì một hay nhiều quan điểm do một cá nhân hay tập thể áp đặt. Và trong thế giới Tự Do, người ta có thể tôn trọng quan điểm của người khác; nhưng tôn trọng không nhất thiết đồng nghĩa với chấp nhận (hoặc bị thuyết phục vì) các quan điểm được nêu.
Vì vậy, nếu quan điểm cá nhân VNT trong bài viết này được phổ biến rộng hơn trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, website..., và nhất là qua MC như trong các dịp họp mặt có treo Cờ Vàng, thì những suy tư của vị nhân vật này sẽ được nhiều người góp ý về câu chuyện Lá Cờ Vàng mà ông đã cho là
"cũng giống như chuyện ta chưa bắt được con chim bay trên trời."

Tóm lại, quan điểm của tác giả bài này có thể đã thuyết phục được một số người sau khi họ đã đọc hoặc đã nghe qua. Nhưng "số liệu" hay tỷ lệ — về bao nhiêu người đã được tác giả thuyết phục — vẫn chưa hề được nêu rõ và phối kiểm.
Phối kiểm vốn là một việc luôn luôn cần làm khi đón nhận mọi thông tin do bất kỳ người nào, và từ đâu đến.


Let's "Believe SOMETIMES, Trust OFTEN, Verify ALWAYS."

 

Phó thường dân
Nguyên Nguyên
Ngày 25/12/2014

Tuesday, December 30, 2014

Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam? GS Nguyễn Văn Tuấn

Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam? GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguyễn Văn Tuấn

Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.
Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima.
Riêng tôi muốn bổ sung những yếu tố trên và nghĩ đến 6 yếu tố sau đây: truyền thống và văn hoá, kinh tế, giáo dục & khoa học, xã hội ổn định, phong cảnh thiên nhiên, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Phải nói ngay rằng xét đến 6 yếu tố này thì chúng ta rất khó mà tự hào là người Việt.
Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực
Thật khó chỉ ra một nét văn hoá đặc thù nào mang tính Việt Nam. Hỏi một người Việt Nam bình thường chỉ ra một nét văn hoá định hình Việt Nam, chắc chắn người đó sẽ lúng túng. Điều này dễ hiểu vì chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm. Hệ quả của sự ảnh hưởng đó để lại cho VN những đặc điểm mà chúng ta đều có thể nhận ra như tính vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, v.v. Một nhà văn hoá xuất sắc là Đào Duy Anh từng nhận xét về người Việt Nam (trong "Việt Nam văn hoá sử cương") như sau:
"Về trí tuệ thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường; sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học; Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm; Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp; Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục; Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; Hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh; Thích chơi bời cờ bạc; Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài; Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo".

Bức ảnh chụp lại biển cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt tại một cửa hàng ở Nhật
Nói tóm lại những đặc tính về người Việt trên đây chẳng làm cho chúng ta tự hào. Những nét văn hoá đó càng lộ ra khi người Việt bắt đầu hội nhập quốc tế hay định cư ở nước ngoài. Chúng ta đã từng đọc và nghe những câu chuyện người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v. Chúng ta cũng từng nghe biết người Việt hám ăn và phung phí ra sao. Nhiều người biện minh rằng đó chỉ là số ít và chỉ tập trung vào một nhóm người ít học. Nhưng biện minh đó không thuyết phục, khi chúng ta biết rằng những người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là quan chức đang làm việc trong cơ quan công quyền, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! Chúng ta cũng biết rằng sự hám ăn của người Việt nổi tiếng đến nỗi nhà hàng Thái Lan và Nhật phải để những tấm biển viết bằng tiếng Việt cảnh cáo. Phải nhìn nhận những thực tế đó, chứ không nên trốn tránh.
Ngay cả người Việt định cư ở nước ngoài cả vài chục năm vẫn giữ những bản sắc chẳng có gì đáng tự hào. Ở Úc, người Việt là một sắc dân có nhiều thanh thiếu niên ngồi tù. Cộng đồng người Việt ở Mĩ được xem là khá thành công, nhưng thực tế vẫn cho thấy đó là một cộng đồng nghèo và họ thường sống co cụm với nhau và thiếu khả năng hội nhập như cộng đồng người Nhật, Phi Luật Tân hay Hàn Quốc. Vì sống co cụm với nhau nên chúng ta dễ thấy bản sắc văn hoá của người Việt được duy trì như thế nào. Hãy đến những khu thương mại của người Việt ở Sydney, chúng ta dễ dàng thấy đó là những khu tấp nập buôn bán, nhưng nhìn kĩ thì sẽ thấy sự dơ bẩn, ồn ào, mất trật tự, và chen chúc chật hẹp. Nhìn kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy hàng quán người Việt chỉ là ăn uống chứ không có những sinh hoạt mang tính văn hoá nào cả.
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
Người Úc tự hào vì họ có nền chính trị dân chủ, mà trong đó người dân có tự do thực hiện hoài bảo của mình, và chính phủ không lên lớp dạy bảo người dân phải làm gì hay làm ra sao. Người Mĩ tự hào vì họ có một nền dân chủ ổn định và hào hiệp giúp đỡ nhiều nước khác trên thế giới. Người Việt chúng ta khó mà tự hào như người Úc hay người Mĩ về tiêu chí chính trị.
Nhiều người Việt Nam rất tự hào rằng VN đã đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mĩ. Chiến tranh là giải pháp của người thích cơ bắp chứ đâu phải là biện pháp của người thông minh. Vả lại, chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác thì càng chẳng có gì để tự hào. Nhưng để thắng Pháp, thắng Mĩ, thì hàng triệu người Việt phải hi sinh, và đất nước nghèo mạt cho đến ngày hôm nay. Đằng sau những cái vinh quang chiến thắng là biết bao sai lầm và tội các đã bị che dấu. Người Thái Lan tự hào vì họ tránh được chiến tranh và giữ được hoà bình. Người Nhật chấp nhận đầu hàng trong cuộc chiến quân sự nhưng lại thắng trên trận chiến kinh tế, và họ tự hào điều đó. Tôi nghĩ nếu VN tránh được chiến tranh mới là điều đáng tự hào, chứ chiến tranh –- bất kể thắng hay thua –- thì chẳng có gì đáng tự hào. Làm người hùng vài phút để sau này mang tật suốt đời và rách nát thì rất khó xem đó là niềm tự hào.
Thất bại về kinh tế
Cho đến nay, dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm, VN vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. VN không có bất cứ một tập đoàn kinh tế nào làm ăn thành công; tất cả những "VINA" hoặc là đã thất bại thê thảm, hoặc đang trong tình trạng thoi thóp. Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; còn nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.
Trước 1975 ở miền Bắc cuộc Cải cách ruộng đất đã để lại nhiều "di sản" tiêu cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Trước 1975, có thể nói kinh tế miền Bắc không đáng kể, trong khi kinh tế miền Nam phát triển khá, tuy chưa bằng Hàn Quốc nhưng cũng tương đương hay xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 1975, với chính sách cải tạo công thương và hợp tác xã nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng suy sụp kinh tế, sản lượng nông nghiệp suy giảm thê thảm, và đời sống người dân vô cùng khốn khó một thời gian dài. Gần đây, một loạt tạp đoàn kinh tế bị sụp đỗ đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế nước nhà. Ngay cả hiện nay, mỗi năm có gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Có thể nói không ngoa rằng trong suốt 70 năm qua, kinh tế VN đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được trình độ phát triển của các nước Âu Mĩ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến, và gần nhất là Singapore cũng chỉ mất khoảng thời gian đó đến đưa thu nhập bình quân đầu người lên con số 55182 USD. Còn ở VN, thu nhập đầu người đến nay vẫn chưa đạt con số 2000 USD.
VN cơ bản vẫn là một nước nghèo. Theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 7%! Cái nghèo ở VN phải nói thật là thê thảm. Báo chí hôm qua mới đưa tin một em bé học sinh vì quá đói nên đã chết trên đường từ trường về nhà. Trước đó, một bà mẹ và 3 con đã vào rừng treo cổ tự tử vì nghèo đói. Ở miền Tây Nam bộ, một bà mẹ tự tử chết để người đi phúng điếu và lấy tiền đó nuôi con ăn học. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có những trường hợp thương tâm như thế. Trong khi đó, có những đại gia bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà cho chó mèo ở, có những người "đày tớ của nhân dân" sẵn tay vung tiền xây lâu đài, biệt thự cá nhân. Người Việt nào có thể nào tự hào khi đất nước có quá nhiều người nghèo như thế?
Giáo dục và khoa học làng nhàng
Những con số thống kê cho thấy người Việt Nam thiếu tính sáng tạo. Số bằng sáng chế đăng kí mỗi năm chỉ đếm đầu ngón tay và cũng chủ yếu do các công ti nước ngoài làm. Có năm VN chẳng có bằng sáng chế nào được đăng kí với nước ngoài. Số bài báo khoa học của VN trên các tập san ISI hiện nay chỉ khoảng 2000, chưa bằng số bài báo của một đại học lớn ở Singapore, Mã Lai, Thái Lan. Phần lớn (~80%) những bài báo khoa học của VN là do các nhà khoa học nước ngoài chủ trì hay giúp đỡ.
Người VN thường hay tự hào rằng VN có những người thợ khéo tay. Nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Sự tinh xảo của người Việt chúng ta rất kém. Một người Pháp tên là Henri Oger (3) từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉ 20 như sau:
"Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kĩ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đã khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ."
Làm ẩu. Kĩ thuật sơ sài. Thiếu huấn luyện. Thiếu sáng tạo. Tất cả những nhận xét đó đều đúng. Không khó khăn gì để có thể đi tìm những bằng chứng thực tế làm cơ sở cho những nhận xét đó. Gần đây khi công ti thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm. Tôi đi qua cây cầu Nhơn Hội nhìn từ xa rất hoành tráng ở Qui Nhơn, nhưng đi trên cầu mới thấy họ làm rất ẩu, thô, và có khi nguy hiểm. Ngay cả cây cầu Rạch Miễu mới rầm rộ khánh thành cũng có nhiều vấn đề kĩ thuật, và cũng rất thô. Nhìn gần những tấm hình kí giả chụp trên cầu Rạch Miễu mới thấy cách làm của ta rất ... hỡi ôi. Hình như người mình không có thói quen xem xét đến chi tiết, mà chỉ làm chung chung hay làm cho có mà thôi. Nhiều công trình của Việt Nam chỉ làm hình như nhằm mục tiêu khoe là “ta làm được”, rồi dừng ở đó, chứ không đi xa hơn. Thật ra, ngay cả “ta làm được” cũng không hẳn là làm được. Điều này rất tương phản với người Tây phương, những người mà khi làm cái gì họ cũng tính toán cẩn thận, xem xét từng chi tiết nhỏ, đánh giá lợi và hại một cách khách quan, v.v., cho nên khi công trình hoàn tất nó thường có chất lượng cao và lâu bền.
Việt Nam ta nổi tiếng làm gia công quần áo cho các công ti Tây phương. Quần áo họ gia công đẹp, và khi ra ngoài này, thường bán với giá rất cao. Nhưng còn hàng trong nước cũng do những công ti gia công đó làm với nhãn hiệu “chất lượng cao” thì sao? Nói ngắn gọn là chất lượng thấp thì đúng hơn. Họ cũng bắt chước may những cái cáo sơ mi hiệu Polo, Nautica, Tommy Hilfiger, v.v., nhưng nhìn kĩ thì họ bắt chước rất kém. Chỉ nhìn qua đường chỉ là thấy họ làm ẩu. Nhìn qua cách họ làm logo cũng dễ dàng thấy đây là đồ dỏm, bắt chước. Người Tàu cũng làm hàng nhái, nhưng họ nhái giỏi hơn người Việt. Hàng nhái của Tàu lợi hại đến nổi chúng ta khó nhận ra thật và giả. Còn hàng nhái của Việt Nam thì còn quá kém. Làm hàng nhái mà còn làm không xong thì chúng ta khó mà nói đến chuyện lớn được.
Do đó, có thể nói rằng người Việt thiếu tính sáng tạo, không tinh xảo và không khéo tay. Chẳng có gì đáng tự hào về giáo dục và khoa học. Có người lấy những tấm huy chương Olympic ra để tự hào rằng người Việt cũng thông minh chẳng kém ai, nhưng họ quên rằng đó chỉ là những con "gà chọi" chứ không hề đại diện cho đám đông dân số VN. Lại có người thấy người Việt thành công ở nước ngoài và nhận bừa đó là minh chứng cho sự thông minh của người Việt, nhưng họ quên rằng những người đó do nước ngoài đào tạo, chứ chẳng dính dáng gì đến VN. Kiểu "thấy người sang bắt quàng làm họ" như thế và kiểu lấy những tấm huy chương đó để tự hào là một sự ấu trĩ.
Xã hội bất an
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng VN ngày nay là một xã hội bất an. Ở trên, tôi có nói người Việt chuộng bạo lực, và sự "ưa chuộng" đó thể hiện rất rõ trong thời bình. Tôi không rõ thống kê về tội phạm ở VN so với các nước khác ra sao (vì VN không công bố tỉ lệ này), nhưng vài số liệu gần đây cho thấy tình hình tội phạm càng ngày càng gia tăng. Trong thời gian 1992-1994, mỗi năm trung bình có 26344 vụ án hình sự được đưa ra xét xử ở toà; đến năm 2006-2008 thì con số này là 65761 vụ (4), một tỉ lệ tăng gần 2.5 lần!
Đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm giết người. Mỗi năm số vụ tội phạm giết người là hơn 1000 vụ và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết! Vẫn theo thống kê, trong các vụ án giết người, giết người do nguyên nhân xã hội chiếm 90%, phần còn lại là chiếm đoạt tài sản (10%).
Một trong những tội phạm đang kinh tởm nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, và VN đứng khá cao trong loại tội phạm này. Số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2006 cho thấy lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 5000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán!
Chưa hết, tội phạm cưỡng hiếp phụ nữ ở Việt Nam cũng có hạng trên thế giới. Theo một thống kê gần đây, VN ở hạng thứ 9 về tỉ lệ tội phạm và nạn nhân bị cưỡng hiếp thấp (5). Singapore đứng đầu bảng về an toàn cho phụ nữ. Việt Nam là nước tìm kiếm "sex" trên Google nhiều nhất thế giới (6). Thử hỏi, chúng ta có thể tự hào với thứ hạng như thế?
Đó là chưa kể một loại buôn bán phụ nữ khác được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy đồi về đạo đức xã hội.
Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách. Năm 2013 cả nước xảy ra 31,266 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9805 người và bị thương 32,266 người (7). Con số này tăng hàng năm. Số tử vong vì tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn số tử vong trong thời chiến!
Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng

Kênh Ba Bò ô nhiễm trầm trọng
Một trong những yếu tố làm cho người Nhật tự hào và người Úc cảm thấy may mắn là đất nước của họ có môi trường sạch sẽ và cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp. Còn Việt Nam, khách quan mà nói không có những cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ như Mĩ hay Úc, không có một môi trường xanh tươi và vệ sinh như Nhật. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt, làm cho con người dễ bị mệt và đển buổi trưa thì uể oải, và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với sức ép của sự tăng trưởng dân số, môi sinh đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chỉ tính những con sông dài hơn 10 km, VN có gần 2400 con sống, và đó là một tài sản quốc gia, một nguồn tài nguyên rất lớn. Nhưng hiện nay, phần lớn những con sông đó đang chết. Hầu hết những con sông chảy qua thành thị đều bị ô nhiễm nặng nề. Còn những con sông nhỏ ở vùng quê đang trở thành những thùng rác khổng lồ. Tất cả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân. Tình trạng ô nhiễm này đã tồn tại hơn 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa, nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa thấy có biện pháp gì để giải quyết.
Còn ở thành phố lớn (như Sài Gòn và Hà Nội) thì cũng chẳng có gì đáng tự hào. Môi trường sống và sinh hoạt ở thành phố có thể nói là rất xấu. Vi khuẩn, vi trùng, mầm móng bệnh tật gần như ở mọi ngóc ngách. Chỉ cần một trận mưa là thành phố bị ngập nước kinh hoàng. Kiến trúc nhà cửa thì lố nhố, trồi ra, thụt ào, chẳng ra cái thể thống gì. Những con hẻm ngóc ngách và ngoằn ngoèo, nhỏ xíu và dơ bẩn thấy phát ghê. Những con hẻm ở phố cổ Hà Nội phải nói là một nỗi ám ảnh kinh hoàng, giống như địa ngục trần gian. Hẻm ở Sài Gòn thì khá hơn Hà Nội một chút, nhờ thông thoáng hơn, nhưng vẫn thể hiện cái nét hỗn độn, vô trật tự của cái gọi là "thành phố". Đường xá thì xe gắn máy và xe bốn bánh chạy loạn xa như chẳng có luật lệ gì, cực kì nguy hiểm cho người đi bộ. Còn đường dành cho người đi bộ thì bị chiếm dụng hết. Chẳng có thành phố nào, mới hay cũ, ở VN có thể nói là đáng tự hào cả.
Việt Nam cũng không có những đền đài lịch sử hoành tráng hay tinh tế như China, Ấn Độ, Nhật Bản, Kampuchea. Nhiều đền đài, chùa chiềng, bia miếu ở ngoài Bắc đã bị tiêu huỷ trong thời "Cải cách ruộng đất", và sau này là chiến tranh. Ngay cả những đền đài còn "sống sót" cũng không được trùng tu và bảo trì nên càng ngày càng xuống cấp thê thảm. Người Kampuchea qua bao năm chiến tranh vẫn còn đền Angkor Thom, Angkor Wat để lấy đó làm niềm tự hào. Nhưng Việt Nam nói chung không có những công trình kiến trúc tinh tế và càng không có công trình hoành tráng để người dân có thể lấy đó làm tự hào.
Bủn xỉn với cộng đồng thế quốc tế
Một nhóm nghiên cứu ở Âu châu gần đây công bố bảng xếp hạng gọi là "Good Country Index" (GCI) đã cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! VN không tham gia kí vào các công ước của Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên kiểm soát được sự tăng trưởng của dân số. Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen (8). Làm sao người Việt Nam có thể tự hào khi đứng chung với những nước đó?
Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo (9). So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó?
Nói tóm lại, đánh giá trên 6 tiêu chí (truyền thống và văn hoá, kinh tế, khoa học-giáo dục, xã hội, phong cảnh thiên nhiên, và sống tử tế với cộng đồng thế giới), VN đều không có gì để lấy làm tự hào. Truyền thống không có gì nổi bậc, văn hoá không có nét gì nổi trội và đáng chú ý, kinh tế thất bại và người dân sống trong nghèo nàn và lạc hậu, không có thành tích gì đáng kể trong khoa học và công nghệ, xã hội bất an, môi trường bị xuống cấp trầm trọng, và cư xử không đẹp với cộng đồng quốc tế.
Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.
Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54% (10), nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?) (11). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD. Có người biện minh rằng nợ như thế vẫn kém Mĩ, nước được xem là mắc nợ nhiều. Nhưng xin thưa rằng người giàu sản xuất ra máy bay (như Mĩ) mắc nợ rất khác với người nghèo không làm nổi cây kim và con ốc (như VN) mắc nợ.
Đã ăn xin và đi vay mà lại còn tham nhũng và hối lộ. Tham nhũng đã đến mức độ mà những người đứng đầu đảng và Nhà nước xem là "quốc nạn", là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng hiện diện ở mọi cấp trong chính quyền. Hầu như đụng đến các cơ quan công quyền, không hối lộ là không làm được việc. Ngay cả quan chức cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng) khi cần làm việc nhà vẫn phải hối lộ. Bổ nhiệm vào các vị trí trong trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước, v.v. tất cả đều phải hối lộ, phải "chạy". Nói trắng ra là mua chức quyền. Hối lộ trở thành một văn hoá sống và làm việc ở VN. Tham nhũng đã trở thành một nguồn sống của quan chức và những kẻ có quyền. Không ngạc nhiên khi VN bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng hàng 116 trên 177 nước trên thế giới (12).
Còn trong quan hệ quốc tế thì nhiều quan chức nước ngoài nhận xét rằng các quan chức VN nói một đường làm một nẻo và có tính lươn lẹo. Điển hình gần đây nhất là vụ đặc phái viên Liên hiệp quốc về tôn giáo đã nói thẳng VN thiếu thành thật.
Do đó, không ngạc nhiên khi người VN cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài không được chào đón thân thiện như người Nhật, Singapore, Hàn, Thái, Mã Lai, v.v. Một bản tin mới đây cho biết VN đứng hạng 81 về hộ chiếu được chấp nhận trên thế giới, tức miễn visa (13), và thứ hạng này còn thấp hơn cả Lào (80) và Campuchea (79). Tất cả những yếu tố đó cho thấy VN đang ở thế bất lợi trên trường quốc tế và không được cộng đồng quốc tế kính trọng.
Nhìn chung, Việt Nam như là một ông già nông dân nghèo khó nhưng thích trang hoàng bề ngoài, đầy sỉ diện nên thích làm anh hùng rơm, thiếu tính sáng tạo và tinh xảo nhưng lại hay khoa trương, và cư xử bủn xỉn hay quen nói láo với hàng xóm. Nếu phải tự hào là người Việt thì có lẽ đó là chuyện của tương lai.
=====
Nguồn:
(1) http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/195190/toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam.html; http://www.gallup.com/poll/163361/proud-american.aspx
(2) http://www.japanprobe.com/2008/01/25/poll-finds-93-are-proud-to-be-japanese/
(3) http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=71&News=2859&CategoryID=12
(4) http://www.tks.edu.vn/portal/detail/4701_79_61_Tong-quan-ve-muc-do-cua-tinh-hinh-toi-pham-o-Viet-Nam-qua-so-lieu-thong-ke-tu-nam-1986---2008.html
(5) http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/ba-lo/phuot/10-dat-nuoc-ti-le-toi-pham-cuong-hiep-thap-nhat-2912632.html
(6) http://www.nguoiduatin.vn/viet-nam-la-nuoc-tim-kiem-sex-nhieu-nhat-tren-google-a72394.html
(7) http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Tin-An-toan-giao-thong/207/3910/Tong-ket-tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam-2013.aspx
(8) www.goodcountry.org
(9) http://boxitvn.blogspot.com.au/2011/03/thoi-hon-vao-con-so-thong-ke.html
(10) http://kienthuc.net.vn/tien-vang/giat-minh-tre-viet-moi-sinh-da-ganh-no-nghin-do-351367.html
(11) http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140908-ap-luc-no-cong-tang-mot-cach-dang-ngai/
(12) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131203_corruption_survey_ti
(13) http://infonet.vn/ho-chieu-cua-quoc-gia-nao-duoc-uu-ai-nhat-the-gioi-post128135.info

Sunday, December 21, 2014

“Vua” rửa tiền cho bọn tội phạm có tổ chức tại Úc bị giết chết là một người gốc Việt Nam!


 http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/12/vua-rua-tien-cho-bon-toi-pham-co-to.html

“Vua” rửa tiền cho bọn tội phạm có tổ chức tại Úc bị giết chết là một người gốc Việt Nam!
Vua rửa tiền Hoàng Tấn Phùng (Peter Tan Hoang) lúc còn đang là tay đánh bạc khét tiếng tại các sòng bạc casino và hiện trường nơi Hoàng Tấn Phùng (Peter) bị bắn chết. 


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Đài truyền hình quốc gia ABC vào tối ngày 10/12/2014 trong mục 7:30 có chiếu chương trình phóng sự đặc biệt về một nhân vật gốc Việt nổi tiếng là dân đánh bài và rửa tiền cho các tổ chức tội phạm bị bắn chết với nhiều phát đạn trong khi chờ tòa án xét xử tội rửa tiền với số lượng lên đến hàng chục, hàng trăm triệu và có thể lên đến cả tỷ đô la Úc.

Từ lúc tin tức về nhân vật tên tiếng Anh là Peter Tan Hoang này xuất hiện trên báo chí Úc khi hắn ra tòa lần đầu tiên về tội rửa rất nhiều tiền cho các băng đảng tội phạm có tổ chức thì cộng đồng cả Úc lẫn Việt Nam mới biết thêm về đời tư rất ly kỳ và mang nhiều bí ẩn lẫn huyền thoại của hắn.

Cộng đồng người Việt tại Sydney đọc được qua báo chí và trang mạng nhiều tin tức về đời tư và gốc gác ly lỳ của hắn, luôn cả bằng cách nào mà hắn đến định cư tại Úc: bằng con đường tỵ nạn hay con đường bí ẩn nào khác có sự tiếp tay của các quan chức cao cấp nhà nước cộng sản? Có một vài nguồn tin cho biết hắn có bà con với một vị Phó Thủ Tướng đầy quyền lực hiện đang tại chức có cùng họ với hắn. Chi tiết về gia đình và mối liên hệ họ hàng được ghi trong vài trang blog Chauxuannguyen, kyvancuc.

Mời quí bạn xem clip phóng sư chương trình 7:30 bàn về nhân vật rửa tiền qui mô tại Úc tên Peter Tan Hoang, tên tiếng Việt là Hoàng Tấn Phùng với phụ đề tiếng Việt.


*

Dười đây là bản phỏng dịch tiếng Việt và bản tiếng Anh ghi lại toàn bộ lời đối thoại trong chương trình phóng sự.

Ngày 22 thàng 12 năm 2014

Bản lược dịch tiếng Việt:

Bằng cách nào mà Hoàng Tấn Phùng Peter có thể rửa một số tiền lên đến cả Tỷ Úc kim qua sòng bạc Casino lớn nhất nước Úc?

LEIGH SALES, trình bày: Rửa tiền với hàng trăm triệu đô la, buôn bán bạch phiến và cuộc đời của một dân chơi bài thượng thặng tại sòng bạc casino. Chào mừng với mọi người trên thế giới của một người Việt tị nạn cộng sản trở thành tay chơi cờ bạc triệu phú và tay lừa đảo với tên gọi Hoàng Peter. Cuộc sống của tay này cung cấp một cái nhìn sơ sơ nhưng đầy thú vị từ bên trong của thế giới tội phạm có tổ chức và đặt ra câu hỏi nghiêm túc là bằng cách nào tên này đã rửa rất nhiều tiền ở Úc trong thời gian kéo dài rất lâu.

Dylan Welch và Nikki Tugwell thực hiện phóng sự này.

DYLAN WELCH, Phóng viên: Đó là đêm Thứ bảy tại Sydney bên trong căn hộ sang trọng của tay buôn ma túy Hoàng Tân Peter. Tay này đang sẵn sàng cho một cuộc gặp mặt lúc nửa đêm tại một nơi ở phía tây của thành phố.

Lộ trình di chuyển của tên Hoàng Tấn Phùng Peter trong đêm đó đã được cảnh sát tạo dựng lại.

MICK WILLING, Cảnh sát trưởng của Ban chuyên điều tra các vụ án sát nhân: Hoàng Tấn Phùng Peter đã trực tiếp lái xe đến đường Dunmore thuộc vùng Croydon Park, nơi mà chúng tôi nghĩ rằng hắn chờ một người nào đó hoặc gặp một người ở đó. Chúng tôi biết rằng Hoàng Tân Phùng Peter bước ra khỏi xe ở đường Dunmore vào lúc khoảng nửa đêm và đứng chờ trên lề đường, khi đó một người đàn ông đến gần anh ta từ một khu chung cư gần đó và bắn một số lần và anh ấy bị giết ngay sau đó và tại nơi đó.

Người đọc tin: Một người đàn ông đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ súng công khai tại nơi công cộng ở khu vực Tây Sydney. Cảnh sát đang kêu gọi dân chúng giúp đỡ trong khi họ điều tra về sự liên hệ của hành động giết người này với tội phạm có tổ chức.

MICK WILLING: Chúng tôi có các nhân chứng nhìn thấy một chiếc xe thấp loại hatch back màu trắng hoặc màu xám với một cánh thể thao lớn gắn phía đuôi xe xuất hiện quanh vùng lân cận của đường Dunmore vào thời điểm đó. Chúng tôi nghĩ rằng những người đó hoặc người trong chiếc xe đó có thể có liên quan gì đó đến hành động giết người này và chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể xác định họ là ai.

DYLAN WELCH: Hoàng Tấn Phùng Petrer là một thành viên hoạt động tích cực trong một tổ chức bán bách phiến heroin mà đã tiến lên trở thành một trong những kẻ rửa tiền ma túy lớn nhất của Úc.

MICK WILLING: Chúng tôi đã nhận được tin tức từ nhiều nguồn khác nhau đề nghị rằng hắn đã tham gia cung cấp ma túy trên quy mô lớn và nằm trong các tổ chức di chuyển tiền thông qua các sòng bạc casino trên khắp nước Úc đã từ lâu rồi, thực ra đã được một số năm.

DYLAN WELCH: cuộc sống và cái chết bạo lực của nhân vật Hoàng Tấn Phùng đã đưa ra ánh sáng phần nào về bí mật của thế giới rửa tiền chuyên nghiệp, một hệ thống to lớn và là một ngành đang phát triển ở Úc.

SCOTT COOK, Chỉ huy trưởng Ban chuyên trách điều tra tội phạm có tổ chức: Tội phạm có tổ chức hiện hữu trong toàn bộ những hoạt động kinh tế và xuyên suốt xã hội của chúng ta. Ủy ban Tội phạm Australia ước tính khoảng 15 tỷ Úc kim của nền kinh tế Úc bị mất vào tay bọn tội phạm có tổ chức. Hầu hết trong số thất thoát đó được thực hiện thông qua các quá trình rữa tiền. Vì vậy, công tác rửa tiền là một huyết mạch quan trọng của các tổ chức tội phạm.

DYLAN WELCH: Đến $15 tỷ AUSD mỗi năm?

SCOTT COOK: Đúng!

DYLAN WELCH: Hoàng Tấn Phùng, nhìn thấy ở đây, xuất hiện tại tòa án trong năm nay, là một thành viên của một tổ chức mua bán bạch phiến heroin người Úc gốc Việt điều khiển bởi một cựu cảnh sát viên đàn ông có biệt danh là "Batman".

Viên thám tử kỳ cựu chuyên điều tra tội phạm có tổ chức, ông Michael Purchas, dẫn đầu một công tác chống tội phạm có tổ chức mang tính đột phá trong năm 2005 được gọi là Lực lượng đặc nhiệm Gordian-Katakan. Trong quá trình theo dõi, lực lượng đặc nhiệm tìm thấy được rằng lợi nhuận của việc mua bán heroin được tẩu tán qua các công ty chuyển tiền tại Sydney và Melbourne.

MICHAEL PURCHAS, Chỉ huy trưởng Ban chuyên trách tội phạm có tổ chức: Tầm cở của vấn đề là rất to lớn, không phải như những gì đã được nghỉ về nó trước thời kỳ của lực lượng đặc nhiệm Gordian-Katakan. Chúng tôi đã từng nói về món tiền lên đến hàng tỷ Úc kim

DYLAN WELCH: Lực lượng đặc nhiệm do ông Purchas lãnh đạo đã bí mật ghi nhận những túi chuyển tiền do nhân viên di chuyển trong đó có chứa hàng trăm ngàn đô la tiền mặt.

Nhóm đặc nhiệm truy ra nguồn gốc xuất phát số tiền đó đã đến từ một tổ chức tội phạm có tổ chức tại Hong Kong.

MICHAEL PURCHAS: Nếu anh đang suy nghĩ về tổ chức thuộc loại ông ngoại, đó là một đường dây tôi phạm quốc tế, điều này sẽ dẫn đến điểm chót là 21 tổ chức phục vụ nhỏ tại cơ sở.

DYLAN WELCH: Một trong những tổ chức tại cơ sở, hoặc các công ty con, là nhóm của Hoàng Tân Peter, đó là nhóm tội phạm "Batman". Cảnh sát không có đủ bằng chứng để kết tội tổ chức đó, và Hoàng Tấn Phùng và những tên khác thoát đã thoát khỏi bị bắt.

Đây chỉ là sự khởi đầu cho Hoàng Tấn Phùng. Hắn trở thành một kẻ rửa tiền chủ chốt tại Úc và bắt đầu nhận được hàng triệu đô la tiền mặt từ các tập đoàn tội phạm có tổ chức. Một số sòng bạc casino, như Star casino, cấm hắn đến chơi bài và đá hắn ra khỏi sòng bài nhiều lần. Những sòng bạc casion khác lại đối xử với hắn như một vị vua.

Chương trình 7.30 đã biết rõ được rằng Hoàng Tân Peter rửa hàng trăm triệu tiền bán bạch phiến, nhưng hắn đã dùng phần lớn của số tiền đó đánh bạc tại sòng bạc Crown Casino tại Melbourne.

Giáo Sư LINDA HANCOCK, chuyên viên nghiên cứu vể bài bạc, Đại học Deakin: Điều thú vị về những phong cách cờ bạc của Hoàng Tấn Phùng là đánh lớn. Bạn biết đấy, anh ấy báo cáo là hắn đã đặt cược hơn 100.000 Úc kim cho mỗi ván bài. Do đó, điều này được ghi lại trong sổ lưu: số tiền đặt cược lớn là mục đích gian lận của tội phạm quốc tế và yêu cầu của công tác rửa tiền. Vì vậy, người ta phải đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng lý do tại sao quan hệ của hắn với tiền bán bạch phiến không được nghe đến hay tìm thấy trước đó.

DYLAN WELCH: Trong một trường hợp của tòa án năm 2012, cô giám đốc sòng bạc Crown Casino, phụ trách tuân thủ việc chấp hành các qui định của chính phủ, khai rằng Hoàng Tấn Phùng đã mua chip đánh bạc trị giá 75 triệu Úc kim từ giữa năm 2000 và 2012, mà cô ước tính tương đương doanh thu của ba lần số tiền đó. Trong khi đó các công tố viên của chính quyền lại cho rằng số doanh thu giao dịch có thể lên đến một tỷ Úc kim.

LINDA HANCOCK: Đây là một số lượng tiền lớn đáng kinh ngạc. Hắn có lẽ đã đóng góp với một tỷ lệ rất cao của quỹ đánh bạc. Hắn có lẽ là nhân vật mà theo nghề điều tra tôi nghĩ rằng hắn là một người cần được quan tâm đến. Vì vậy, bạn có lẽ nghĩ rằng sự việc này sẽ đưa đến một sự liên lạc giữa bất kỳ casino và cảnh sát đối với một người được an ninh quan tâm.

DYLAN WELCH: Trong thập niên đánh bài của hắn, Sòng bạc Crown casino đã cung phụng tên Hoàng Tấn Phùng phòng nghỉ rất sang trọng, cũng như các chuyến bay hạng thương gia, thức ăn, rượu miễn phí, và các khoản thanh toán bằng tiền mặt lên đến 100.000 Úc kim. Hoàng Tấn Phùng đánh bạc dưới tên của mình và ba tên giả khác - Hồ James, Hồ John, Lu Patrick. Sòng bạc Crown đã cấp thẻ khách hàng trung thành cho hắn với cả bốn cái tên khác nhau.

LINDA HANCOCK: Đây là điểm mà các sòng bạc là một phần của hệ thống rửa tiền và các sòng bạc casino trở thành những tổ chức được hưởng lợi từ số tiền thu được từ bọn tội phạm. Vì vậy, khi việc này phát hiện ra, tại sao họ không phải hoàn trả lại?

DYLAN WELCH: Phải đợi cho đến tháng Chín năm 2012, cảnh sát mới bắt đầu điều tra Hoàng Tấn Peter sau khi hắn rút 2,3 triệu Úc kim từ tài khoản tại Crown Casino của hắn.

Một tháng sau đó, vào sáng ngày 12 tháng 10, Hoàng Tấn Phùng điện thoại cho cô nhân viên của Crown chuyên lo cho khách hàng VIP phục vụ cho hắn, nói rằng hắn mang theo hắn một triệu Úc kim tiền mặt. Cô nhân viên này sắp xếp cho hắn và người đồng hành chuyến bay hạng thương gia từ Sydney đến Melbourne.

Hoàng Tấn Phùng và một trong những người đồng hành của hắn đến sòng bạc Crown Casino cùng với hai vali đầy chứa 1,5 triệu Úc kim. Các vali đã được đưa tới một trong những phòng chơi bài sang nhất của sòng bạc, phòng đánh bài Mahogany Room, chỉ đặc biệt dành riêng cho các tay đánh bạc có máu mặt.

Hoàng Tấn Phùng đến phòng chơi bạc dành riêng cao cấp vào khoảng 1:30 sáng để chơi bài baccarat. Chỉ vài phút sau đó, hắn bị cảnh sát bắt.

Khi hắn bị bắn chết hai năm sau đó, hắn đang chờ xét xử tội rửa tiền của bọn tội phạm.

SCOTT COOK: Từ góc độ của sòng bạc casino, những tay đánh bài lớn được xem là khách hàng quen biết tin cẩn và tôi đoán bọn tội phạm có tổ chức cũng nhìn thấy điều này trong hai cách. Họ coi đó như là một nơi để phô trương sự giàu có của họ, nhưng họ cũng xem sòng bạc casino như là nơi mà họ có lẽ có thể xâm nhập hay lợi dụng các quy trình và hệ thống quản lý tại nơi này để rửa tiền. Sòng bạc thường giao dịch với số lượng lớn tiền mặt. Bọn tội phạm có tổ chức lại có số lượng lớn tiền mặt mà họ muốn di chuyển. Vì vậy, sòng bạc casino hoàn toàn phù hợp trong ý nghĩa đó.

DYLAN WELCH: Lãnh đạo sòng bạc Crown đã từ chối trả lời những câu hỏi của chương trình 7:30, ngoại trừ việc nói rằng họ từ trước đến nay đã hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang và liên bang vê các vấn đề liên quan đến nhân vật tên Hoàng Tấn Phùng.

LEIGH SALES: Dylan Welch tường thuật.

*

English transcript of the program:

How did this man launder nearly $1 billion through Australia's biggest casino?

DYLAN WELCH, REPORTER: It's a Saturday night in Sydney inside the luxury apartment of drug trafficker Pete Hoang. He's getting ready for a midnight meeting in the city's west.

Hoang's movements that night have been pieced together by police.

MICK WILLING, NSW POLICE HOMICIDE SQUAD COMMANDER: He drove directly to Dunmore Street at Croydon Park, where we think he waited for someone or met someone there. We know that Mr Hoang got out of his car in Dunmore Street around midnight and was on the sidewalk, when a male person approached him from a unit block adjacent to where he was standing and fired a number of shots and killed him then and there.

NEWSREADER: A man has been killed in a brazen public shooting in Sydney's inner-west. Police are appealing to the public for help as they investigate links to organised crime.

MICK WILLING: We have witnesses who see a lowered white or grey-coloured hatchback with a large spoiler that was around the vicinity of Dunmore Street at the time. We think that those persons or persons in that vehicle may have something to do with the murder and we're hoping that we can identify who they are.

DYLAN WELCH: Hoang was a bit player in a heroin syndicate who had gone on to become one of Australia's biggest drug money launderers.

MICK WILLING: We've received information from a variety of sources which would suggest that he was involved in large-scale drug supply and in the movement of money through casinos across Australia for some time now, a number of years in fact.

DYLAN WELCH: Hoang's life and violent death shines a light on the world of professional money laundering, a vast and growing industry in Australia.

SCOTT COOK, NSW POLICE ORGANISED CRIME SQUAD COMMANDER: It's right across our economy and right across our society. The Australian Crime Commission estimate that about $15 billion is lost to organised crime to the national economy. Most of that is done through money laundering processes. So it's a significant lifeblood of organised crime.

DYLAN WELCH: $15 billion a year?

SCOTT COOK: Yeah.

DYLAN WELCH: Hoang, seen here at a court appearance this year, was part of a Vietnamese-Australian heroin syndicate run by a man police nicknamed "Batman".

Veteran organised crime investigator Michael Purchas led a ground-breaking operation in 2005 called Taskforce Gordian-Katakan. Its surveillance revealed heroin profits being laundered through money transfer companies in Sydney and in Melbourne.

MICHAEL PURCHAS, FMR AUST. CRIME COMMISSION INVESTIGATOR: The size of the problem was massive, not what had been considered as the size of it prior to Gordian-Katakan. We were talking about billions of dollars.

DYLAN WELCH: Purchas' taskforce secretly recorded money transfer staff handling bags containing hundreds of thousands in cash.

The taskforce traced the money to a Hong Kong-based organised crime syndicate.

MICHAEL PURCHAS: If you're thinking in terms of the Ong Ngoai syndicate, that's an international syndicate, that this would - the local end of it would've been the 21 minor feeders.

DYLAN WELCH: One of those feeders, or subsidiaries, was Hoang's outfit, the "Batman" syndicate. Police didn't have enough evidence to charge them and Hoang and the others escaped arrest.

This was just the beginning for Pete Hoang. He became a key money launderer in Australia and began to receive millions in cash from organised criminal syndicates. Some casinos, like The Star, forbade him from gambling and kicked him out repeatedly. Others treated him like a king.

7.30 has learned that Hoang laundered hundreds of millions in drug money, but much of it was gambled at Crown Casino in Melbourne.

LINDA HANCOCK, GAMBLING POLICY, DEAKIN UNI.: What's interesting about Mr Hoang's gambling patterns is that they were such big stakes. You know, he's reported as having staked over $100,000 on a hand. So this would be reported in the log under: big bets for purposes of international fraud and money laundering requirements. So, one has to raise huge questions about why his links to drug money wasn't - or weren't found earlier.

DYLAN WELCH: In a 2012 court case, Crown Casino's compliance manager testified that Hoang bought gambling chips worth $75 million between 2000 and 2012, which she estimated equalled a turnover of three times that amount. The prosecutor suggested the turnover could be as high as one billion.

LINDA HANCOCK: This is an amazing amount of money. He would be accounting for a very high proportion of gambled funds. He would be what's called in the business I think a person of interest. So you would think that there would be a trigger between any casino and the police for such a person of interest.

DYLAN WELCH: In his decade of gambling, Crown lavished on Hoang accommodation in luxury suites such as this, as well as free business-class flights, food, booze and cash payments up to $100,000. Hoang gambled under his name and three aliases - James Ho, John Ho, Patrick Lu. He was issued loyalty cards in all four names by Crown.

LINDA HANCOCK: This is where casinos are part of the laundering system and they become the beneficiaries of the proceeds of crime. So when it's found out, why don't they have to give it back?

DYLAN WELCH: It wasn't until September, 2012 that police began investigating Hoang after he withdrew $2.3 million from his Crown Casino account.

A month later, on the morning of October 12, Hoang called his usual VIP host at Crown and said he'd be bringing a million in cash. She arranged business-class flights from Sydney to Melbourne.

Hoang and one of his travel companions arrived at Crown with two suitcases filled with $1.5 million. The suitcases were taken to one of the casino's most prestigious places, the high roller-only Mahogany Room.

Hoang arrived at a private gaming salon about 1.30 am to play baccarat. Minutes after, he was arrested by police.

When he was shot dead two years later, he was awaiting trial for laundering the proceeds of crime.

SCOTT COOK: From a casino perspective, they're just other patrons and I guess organised crime sees it in two ways. They see it as a place to flaunt their wealth, but they also see it as a place where they can perhaps infiltrate or manipulate the processes and systems in order to launder cash. Casinos deal in large quantities of cash. Organised crime has large quantities of cash that they want to launder. So it's a perfect fit in that sense.

DYLAN WELCH: Crown declined to answer 7.30's questions, except to say it had been assisting state and federal law enforcement agencies for some time regarding Mr Hoang.

LEIGH SALES: Dylan Welch reporting.

Wednesday, December 17, 2014

Tư duy, đối xử với kiều bào và quan hệ với Tàu của cộng sản Việt Nam


GS Nguyễn Văn tuấn
 
Đèn cù Tập II: Tư duy, đối xử với kiều bào và quan hệ với Tàu

Đèn Cù Tập II có dành vài chương để viết về sự sụp đổ của các chế độ XHCN bên Đông Âu, và một số suy nghĩ của giới lãnh đạo chóp bu. Qua đó, chúng ta cũng có thể có vài ý niệm về suy nghĩ của các vị đang nắm quyền lèo lái con thuyền đất nước thời đó. Không nói ra thì chắc nhiều người cũng có thể đoán được là tư duy của họ còn rất nhiều hạn chế.
Chuyện tư duy
Chúng ta biết rằng ông Lý Quang Diệu được đánh giá cao ở Việt Nam và trên thế giới. Dù người ta không mặn mà với kỉ luật sắt của Singapore, nhưng ai cũng phải công nhận ông là một người có tài chiến lược. Có người tặng cho ông danh hiệu nhà độc tài tốt bụng (benevolent dictator). Nhưng có thời ở Việt Nam, ông Lý Quang Điệu là một đối tượng bị báo chí Nhà nước chửi như tát nước. Tay sai đế quốc. Chống cộng. Chống nhân dân Việt Nam. Ông Diệu được giới lãnh đạo VN tặng cho rất nhiều cái nón.
Nhưng đùng một cái, VN “mặn nồng” với ông Lý Quang Diệu. Ông Võ Văn Kiệt từng mời ông Diệu làm cố vấn và cộng tác. Nhưng ông Diệu từ chối, và nói rằng nếu không có Mĩ gật đầu thì VN vô phương phát triển. Ông Diệu nói rằng Mĩ là chìa khoá, Mĩ là động cơ để phát triển. Ngay cả Tàu cũng phải ôm lấy Mĩ mà phát triển, thì VN không nên xem thường Mĩ.
Sau 1975, một nhóm chuyên gia kinh tế báo cáo cho ông Lê Duẩn rằng các nước như Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore tiến mạnh là nhờ làm gia công cho các nước giàu có. Nghe xong, Lê Duẩn nạt lại: Lại muốn học chúng làm nô lệ ư? Mà, chẳng phải ông Lê Duẩn mới có tư duy bảo thủ và ngạo mạn đó, ông Tố Hữu cũng thế. Khi một thứ trưởng Bộ Y tế trình rằng các hãng dược phẩm ở miền Nam lúc đó đang thất nghiệp, và ông đề nghị làm thuốc kháng sinh cho khối Comecon. Tố Hữu quát: Trẻ con! Độc lập mà đi gia công?! Anh tưởng Comecon mà không ngoạm nhau à? (Trang 282). Tư duy kinh tế của giới lãnh đạo VN thời mới thắng cuộc là như thế.
Mãi đến 1999, khi VN kí hiệp định thương mại với Mĩ, mà vẫn có vài người có tư duy chống Mĩ! Trong Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh kể rằng sau khi hiệp thương được kí 2 ngày thì Đỗ Mười chỉ thị phải nhớ rằng Mĩ vẫn là kẻ thù của VN và của thế giới. Đỗ Mười còn nói ai thò tay kí vào hiệp thương thì đáng tội "bán nước". Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, người tích cực vận động cho hiệp định, sau đó phải "ra đi", nói đúng hơn là bị truất phế khỏi chức bộ trưởng.
Đối xử với Việt kiều và người ngoại quốc
Có thể nói rằng "thành tích" đối xử với Việt kiều và người ngoại quốc của VN không có gì đáng khoe. Nói đúng ra là họ có thái độ hai mặt, ngoài mặt thì nói hay, đằng sau lưng thì nói xấu. Có thể xem đó là thái độ xảo trá và tiểu nhân. Trong Đèn Cù tập II, Trần Đĩnh kể nhiều chuyện cho thấy thái độ xảo trá như thế.
Đặng Chấn Liêu là một quan chức của Liên Hiệp Quốc, theo tiếng gọi của cụ Hồ về Việt Nam đóng góp xây dựng XHCN. Ông trở thành chủ nhiệm bộ môn tiếng Anh của Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, ông lại là nạn nhân của Hoàng Văn Hoan, người nghi ngờ ông Liêu là tình báo của Anh. Ông Liêu còn dính dáng vào vụ "án xét lại", nên lao đao ở Hà Nội một thời gian dài. Những người đau khổ thường có khả năng đúc kết triết lí cuộc đời rất hay. Trong một cuộc trò chuyện cùng Trần Đĩnh và Gs Tôn Thất Tùng, ông Đặng Chấn Liêu tổng kết quan sát về qui luật hành xử của chế độ như sau:
"Chúng mình nhìn người bằng con mắt thân thiện vì chúng mình cảnh giác trước tiên với cái xấu ở trong bản thân; còn họ, tự nhận là cách mạng cao quí, họ luôn cảnh giác với người khác để kịp thời giáo dục, uốn nắn. Họ với chúng ta cơ bản ngược giò nhau, họ bắt buộc phải tự khẳng định vai trò lãnh đạo, dạy dỗ chúng ta. Cái mặc cảm ưu việt này dẫn tới đòi dân phải có mặc cảm tự ti với họ. Mặc cảm tự ti này là dấu hiệu dân tin tưởng đảng, yếu tố hàng đầu của thắng lợi, khốn nạn là thế đấy." (Trang 297).
Một Việt kiều khác là Mỹ Điền, từ Anh về miền Bắc Việt Nam, cũng với ý đồ xây dựng XHCN. Ông là con của một địa chủ ở miền Nam. Ông được phân công đi làm cán bộ Cải cách ruộng đất ở Thái Bình. Người trong đoàn nói với ông rằng từ nay trở đi, ông phải gọi mẹ là "Con địa chủ". Là người miền Nam rất thẳng thắn, ông dứt khoát phản đối và không chấp nhận cách gọi mất dạy đó. Ngày hôm sau, ông được cho về Hà Nội. Về Hà Nội, ông trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh, và một trong những học trò của ông là Nguyễn Dy Niên, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Mỹ Điền nói với tác giả Trần Đĩnh rằng "Tôi đã ở trong quân đội Bình Xuyên sau Cách mạng tháng 8. Tôi cũng đã ở nội phủ cộng sản. Tôi thấy sao? Nội phủ phần lớn là hoạn quan. Bình Xuyên phần lớn là dân anh chị. Phải công bằng mà nói là dân anh chị lại quân tử, nói là giữ lời. Hoạn quan thì không à nha." (Trang 304).
Một trí thức miền Nam khác là Phạm Trung Tương cũng bị đối xử không tốt. Ông Tương từng làm cò cảnh sát, nhưng lại là người có cảm tình với Việt Minh. Ông giúp Việt Minh trong cuộc tổng khởi nghĩa và được ghi nhận công trạng. Sau đó, ông được tập kết ra Bắc, rồi thất nghiệp do lí lịch đen. Mỹ Điền thấy thương nên "tâu" với Ung Văn Khiêm về tình trạng của Phạm Trung Tương, ông Khiêm giới thiệu cho ông Tương về làm ở nhà xuất bản Ngoại văn, chuyên dịch sách báo.
Sau 1975, ông Tương quay về quê Trà Vinh. Tỉnh uỷ Trà Vinh "đì" ông rất tận tình. Nhà ông bị cắt điện, sống tối om. Bệnh viện từ chối không điều trị cho ông. Một hôm, Lê Duẩn xuống Trà Vinh nói chuyện cùng giới trí thức. Duẩn đứng trên bục nhìn xuống thấy một người quen quen, ông bèn đi xuống gặp ông Tương, rồi nói trước hội trường: Người con ưu tú của miền Nam đây! Tối hôm đó, nhà ông Tương lập tức có điện, và bệnh viện đến nói với ông rằng từ nay luôn có một phòng cho ông đến điều trị bất cứ lúc nào.
Frida Cook là đảng viên Đảng cộng sản Anh, bà tình nguyện sang Bắc VN làm giáo viên dạy tiếng Anh. Sau 1975, bà lại sang VN, và nhờ Mỹ Điền dẫn đi thăm các trại cải tạo, đó là thứ hiếm mà bà nói thế giới không có được. Đến cổng trại, bà gặp một ông cụ, và hỏi sao ông vào đây. Ông cụ trả lời rằng ông là viên chức chế độ VNCH. Bà Cook kêu lên: "Ôi, tôi nghe giới thiệu thì toàn là những ác ôn!"
Khi VN sang chiếm Campuchea, bà Cook gửi trả VN những huy chương, bằng khen mà VN đã từng trao cho bà trong thời chiến. Bà nói "tôi từ lâu đã ngửi thấy ở họ một cái gì …". Nhưng bà Cook không biết rằng cả chục năm trước, an ninh Việt Nam đã cho rằng bà ấy là một gián điệp Anh được gửi sang VN để phá hoại. Nhà nước VN gắn huy chương cho mụ ấy cốt để che mắt và mò phá tuyến của mụ ấy (trang 303).
Đèn Cù còn đề cập đến Gs Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lí thiên văn có tiếng qua những tác phẩm khoa học phổ thông. Thân phụ ông Thuận là Trịnh Xuân Ngạn, từng làm việc trong toà án dưới thời VNCH. Sau 1975, ông Ngạn bị chính quyền mới bắt đi tù cải tạo. Ông Thuận nhờ chính phủ Pháp can thiệp để cứu ông bố ra tù (Tran 315). Năm 2005, VN vinh danh ông Thuận cùng 14 nhà khoa học Việt kiều khác ở nước ngoài. Nhưng những người trong giới cầm quyền có lẽ chưa đọc cuốn "Hỗn độn và hài hoà" mà trong đó ông Thuận viết rằng "Tôi thông báo cái chết của chủ nghĩa duy vật biện chứng".
Quan hệ với Tàu
Tháng 2/1999, ông Lê Khả Phiêu (lúc đó là tổng bí thư) đi thăm Tàu. Người ta ngạc nhiên vì sự chậm trễ này. Thường thì sau khi ai đó nhậm chức tổng bí thư Tàu mời sang thăm nay, còn đằng này, ông Phiêu nhậm chức từ năm 1997 mà mãi đến 1999 mới được mời sang thăm Tàu. Buổi tiếp đón không có diễn văn, chỉ có hội đàm, rồi chiêu đãi, và hạ màn. Trong buổi chiêu đãi, Giang Trạch Dân ca bài "Bông hồng nhỏ của tôi", còn Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thì hát bài "Cây trúc xinh", có lẽ ý nói trúc mọc một mình, không cần đến "bạn".
Tiền Kỳ Tham từng là phó thủ tướng Tàu có viết hồi kí, và ông dành 2 chương để viết về VN. Trong đó có nói về chuyến thăm của Lê Khả Phiêu. Theo hồi kí này, đoàn của ông Phiêu chờ mãi chẳng thấy phía chủ nhà Tàu nói gì cả. Xem lịch thì thấy 2 giờ chiều Giang Trạch Dân có lịch đón đoàn VN, ông Phiêu bèn dẫn đoàn đến nơi, nhưng thật ra giờ đó thì Giang tiếp thống đốc Hồng Kong, nên Tiền Kỳ Tham nói đoàn ông Phiêu phải chờ đến 5 giờ chiều! Ông Phiêu đưa cho họ Tiền một tờ giấy gồm một số chữ, và đề nghị Tiền đưa cho Giang. Giang Trạch Dân mở ra đọc, đọc xong, lẳng lặng vo lại và ném vào sọt rác. Giang lấy tờ giấy khác và viết theo ý của y (Trang 354). Nghe nói Giang viết 16 chữ: "Sơn thuỷ tương liên, lí tưởng tương thông, văn hoá tương đồng, vận mệnh tương quan."
Nhận được giấy của Giang viết, ông Phiêu hỏi Tiền Kỳ Tham tại sao không có chữ "bình đẳng" hợp tác như ông Phiêu nêu ra. Tiền Kỳ Tham viết: "Tôi không trả lời Phiêu mà chỉ cười và nghĩ thầm rằng, người lãnh đạo cao nhất như Phiêu mà không hiểu nổi rằng xưa nay có bao giờ Việt Nam được bình đẳng với Trung Quốc!" Nhưng khi về đến VN, đoàn ông Phiêu mở cuộc họp báo và tuyên bố chuyến đi thăm Tàu là "thành công tốt đẹp"!
Hồi kí của Tiền Kỳ Tham còn quan tâm đến văn học VN. Trong hồi kí, họ Tiền nhắc đến các tác phẩm văn học VN bị cấm lưu hành, trong đó có tập thơ của Nguyễn Duy. Họ Tiền dẫn câu thơ của Nguyễn Duy:
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng;
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.
Nói chung đọc qua những trang trong Đèn Cù Tập II, chúng ta dễ nhận ra rằng giới cầm quyền chẳng tin tưởng vào ai, kể cả chính người của họ, còn kiều bào và người nước ngoài thì chỉ là "hoa lá cành" cho họ mà thôi. Một điều cũng thể hiện khá rõ nét là những gì mà giới lãnh đạo Tàu và Mĩ hay nói về giới cầm quyền VN: đó là không đáng tin cậy, vì nói một đằng làm một nẻo.