Thursday, December 19, 2013

Tình tiết bên trong của tai họa nóng chảy lò phản ứng nguyên tử tại Fukushima Nhật Bản (video)


http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/12/17/ben-trong-bien-co-nong-chay-nguyen-tu-tai-nhat-ban/

Tình tiết về biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản (video)

Vào ngày 11/3/2011, cơn động đất nối tiếp với sóng thần đã biến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thành trái bom kinh hoàng không chỉ cho nước Nhật mà còn cho hàng trăm triệu dân chúng ở các nước trong vùng.
Dù với trình độ công nghệ cao, đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, tiến trình xây dựng kỹ lưỡng, và nhiều biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng, nhưng sức mạnh của thiên nhiên vẫn vượt quá mọi trù liệu của con người.

Sau đây là cuốn phim của đài PBS, Hoa Kỳ ghi lại những giờ phút căng thẳng nhất và các hệ quả tại vùng Fukushima mà nhiều thập kỷ nữa vẫn không dứt.
Đến nay, gần 3 năm sau ngày xảy ra tai họa, chính phủ Nhật vẫn đang bị thế giới chỉ trích vì các rò rỉ phóng xạ vẫn đang chảy ra biển. Một vùng rộng lớn quanh nhà máy phải bị bỏ hoang khoảng nửa thế kỷ trước mặt. Một 
số căn bệnh lạ cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Tại Việt Nam, với hiện tượng công trình xây dựng luôn bị rút ruột; với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên ngành nguyên tử lực gần như ở số không; với sự pha trộn kỹ nghệ tứ phương từ Nhật, Nga, Tàu, Mỹ; và các 
dẫn chứng điều hành vô trách nhiệm đang thấy khắp nơi như qua các vụ xả lũ đập thủy điện, v.v… đâu là những điều rất đáng lo âu cho người Việt Nam trên cả nước và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á trước dự án xây 
dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận?

Bên trong biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản“, một bộ phim tài liệu nói về thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đáng để mọi người suy ngâm

Xin mời quí bạn theo dõi.


Ghi chú: Video trên được một độc giả thân quen của Diễn đàn XHDS dịch lời, thuyết minh, gắn phụ đề tiếng Việt và gửi tới.


https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/t20131218
Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima? Phải nói không với điện hạt nhân!

18/12/2013 (Save Vietnam's Nature) - Trận động đất ngày 11/3/2011, nối tiếp với sóng thần đã biến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thành trái bom kinh hoàng không chỉ cho nước Nhật mà còn cho hàng trăm triệu dân chúng ở các nước trong vùng.
Dù với trình độ công nghệ cao, đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, tiến trình xây dựng kỹ lưỡng, và nhiều biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng, nhưng sức mạnh của thiên nhiên vẫn vượt quá mọi trù liệu của con người.
Đến nay, gần 3 năm sau ngày xảy ra tai họa, chính phủ Nhật vẫn đang bị thế giới chỉ trích vì các rò rỉ phóng xạ vẫn đang chảy ra biển. Một vùng rộng lớn quanh nhà máy phải bị bỏ hoang khoảng nửa thế kỷ trước mặt. Một số căn bệnh lạ cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Ông Naoto Kan là cựu thủ tướng Nhật và trong thời gian tại chức, vì quyền lợi Nhật Bản, ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Sau tai họa Fukushima ông mới ngộ ra rằng công nghệ hạt nhân rất nguy hiểm chứ không an toàn chút nào và do đó tỏ lòng hối hận. Đầu tháng 6/2013 vừa qua, ông Kan tuyên bố với báo chí: “Trước ngày 11 tháng 3 đó, tôi chào mời các nước nhập khẩu công nghệ hạt nhân vì tôi cảm thấy các nhà máy điện hạt nhân an toàn. Nhưng sau ngày 11 tháng 3 suy nghĩ của tôi đã đổi chiều 180 độ. Bây giờ tôi rất tiếc đã làm những việc đó”.
Lạ lùng thay, người Nhật hối hận vì đã muốn xuất khẩu một công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho quốc gia khách hàng, còn người Việt Nam thì dường như không biết sợ, cứ điềm nhiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân. 
Tại Việt Nam, với hiện tượng công trình xây dựng luôn bị rút ruột; với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên ngành nguyên tử lực gần như ở số không; với sự pha trộn kỹ nghệ tứ phương từ Nhật, Nga, Tàu, Mỹ; và các dẫn chứng điều hành vô trách nhiệm đang thấy khắp nơi như qua các vụ xả lũ đập thủy điện, v.v... đâu là những điều rất đáng lo âu cho người Việt Nam trên cả nước và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á trước dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận?
Trong khi đó, ngoài một thiểu số người có lòng và nhận biết được sự nguy hiểm của Điện Hạt Nhân, dường như quần chúng vẫn chưa hiểu rõ tầm nguy hiểm của vấn đề, kể cả nhiều nhà trí thức có trình độ và hiểu biết cao, chủ yếu do bị bưng bít thông tin cũng như tuyên truyền một chiều của các tập đoàn công nghệ hạt nhân với sự tiếp tay của các quan chức (học sinh đi dự ngày học tập đạo đức bác Hồ nhưng phải xem phim của Rosatom quảng cáo cho điện hạt nhân an toàn). Dĩ nhiên sống trong nước bị kềm kẹp đủ bề, mới chỉ lên tiếng trái chiều lập tức bị xã hội đen sách nhiễu hay bị nhốt vào tù vì các điều 88, 258... thì những ai muốn quảng bá sự hiểu biết về mối nguy hại của điện hạt nhân và lên tiếng chống đối điện hạt nhân sẽ bị áp bức trù dập, đe dọa (do thế lực của các nhóm lợi ích quá mạnh) mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội v.v.
Nhưng sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự mới đây như Mạng lưới blogger Việt Nam, Diễn đàn Xã Hội Dân Sự, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam ... cho chúng ta nuôi hy vọng và thêm động lực! Liệu có thể có một Mạng lưới hay Diễn đàn "Nói Không Với Điện Hạt Nhân Việt Nam" chăng?
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cuốn phim 52 phút "Bên trong biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản" do một độc giả của Diễn đàn Xã Hội Dân Sự chuyển ngữ và làm phụ đề, một cuốn phim ghi lại những giờ phút căng thẳng nhất và các hệ quả tại vùng Fukushima mà nhiều thập kỷ nữa vẫn không dứt.
Ngoài ra là một phim tài liệu về Thảm Họa Nổ NMĐHN Chernobyl do Hùng Nguyễn làm phụ đề tiếng Việt.
Xem thêm
  1. Văn hoá trách nhiệm: Cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom
  2. Văn hoá trách nhiệm: Cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom - Trường hợp Chernobyl
  3. Trận bão Hải Yến sắp ập vào miền Trung sẽ là một cảnh giác đáng sợ nếu có nhà máy điện hạt nhân trong vùng duyên hải Việt Nam
  4. Tập đoàn điện hạt nhân Nga Rosatom một mình một chợ tự biên tự diễn vở tuồng độc: “Điện hạt nhân Ninh Thuận”
  5. Các chuyên gia hạt nhân chỉ trích nặng nề ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima về những vụ rò rỉ phóng xạ
  6. Các ông Cục Trưởng, Viện Trưởng nói chuyện “tiếu lâm” về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận!
  7. Tôn trọng ý dân và một hiến pháp không hạt nhân

No comments:

Post a Comment