Thursday, November 21, 2013

Ôi Ông Bà Cha mẹ ơi! bọn Quỉ đỏ nó làm ăn với nhà máy điện hạt nhân như làm hàng mã!

http://vneconomy.vn/20131121125144649P0C9920/dien-hat-nhan-chua-danh-gia-duoc-chi-phi-tang-them.htm

Điện hạt nhân “chưa đánh giá được chi phí tăng thêm”

Chất vấn của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng gửi Thủ tướng về tiến độ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã có câu trả lời...

Điện hạt nhân “chưa đánh giá được chi phí tăng thêm”
Đo địa chấn khúc xạ tại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 - Ảnh: PECC1.
Trong một văn bản được phát hành ngày 21/11, ngay trước thềm phiên Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội, chất vấn của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng gửi đến Thủ tướng về tiến độ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã có câu trả lời.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội viết trong văn bản chất vấn: tại Nghị quyết số 41/2009/QH12, Quốc hội đã quyết định dự kiến lộ trình triển thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: "Khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020".

Ngày 23/10/2012, Chính phủ có báo cáo số 297/BC-CP nêu, "dự kiến tháng 3/2013 sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1".

Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 6, báo cáo số 370/BC-CP ngày 14/10/2013 lại nêu: sẽ hoàn thành lập hồ sơ phê duyệt địa điểm xây dựng và dự án đầu tư nhà máy vào tháng 12/2013, và không đề cập đến việc khởi công nhà máy vào 2014.

Còn tại báo cáo thẩm tra ngày 23/10/2013 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lại khẳng định, "...đến năm 2014 sẽ chỉ có thể khởi công các công trình hạ tầng phục vụ thi công như đường giao thông, điện, nước. Và mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng chỉ được đổ sớm nhất vào cuối năm 2017, đầu năm 2018 khi thiết kế kỹ thuật được duyệt và có giấy phép xây dựng".

Như vậy, cho đến nay có thể khẳng định dự án sẽ bị chậm, không đạt tiến độ như Nghị quyết 41/2009/QH13 yêu cầu. Đại biểu Hùng đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm của sự chậm trễ này và sự chậm trễ này có làm tăng chi phí đầu tư và làm giảm hiệu quả của dự án không?

Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.

Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.

Trong thời gian lập FS của dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, do sự cố Fukushima, Chính phủ đã yêu cầu rà soát để bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn chống động đất, sóng thần cho dự án. Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy cũng được nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu về an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần…, văn bản nêu.

Về ảnh hưởng của việc chậm tiến độ đến tổng mức đầu tư và hiệu quả dự án, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.

Theo văn bản trả lời chất vấn thì tại thời điểm Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2009, tổng mức đầu tư của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận  khoảng 10 tỷ USD. Sau sự cố Fukushima, theo khuyến cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và yêu cầu của các cơ quan pháp quy hạt nhân, các thiết kế mới nhà máy điện hạt nhân đều bổ sung một số biện pháp tăng cường an toàn đối với các thảm họa thiên tai. Như, nâng cao vị trí đặt nhà máy, đặt thêm các thiết bị cấp điện dự phòng, tăng cường tính an toàn thụ động… để tăng độ tin cậy, an toàn.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, Bộ trưởng cho biết chưa đánh giá được chính xác chi phí tăng thêm cũng như hiệu quả kinh tế, do việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư chưa hoàn thành.

Khi có kết quả, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định.

Vào cuối chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có khoảng gần một tiếng trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ở các phiên chất vấn trước đó, Thủ tướng đều chăm chú lắng nghe và ghi chép.

Wednesday, November 20, 2013

Siêu bảo - Bùn đỏ - Phóng xạ Điện Hạt Nhân: Nỗi buồn Biển Đông, chào mi?

http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/11/noi-buon-bien-ong-chao-mi.html#more

 

Nỗi buồn Biển Đông, chào mi?


Thục-Quyên
Tuần lễ qua, nhiều loại bão đã càn quét vùng Đông Nam Á.
Bão Haiyan (Yolanda /Hải Yến) phát triển rất nhanh, tăng từ cấp bình thường lên thành siêu bão khi vào đất liền và đã đạt tới mức tàn phá cao độ tại Philippines khiến số người thiệt mạng lên đến gần 4000 người.
Những hình ảnh tan hoang tuyệt vọng tại đây đã làm lu mờ những tin về lũ lụt, mất điện, đổ nát, sau khi bão Hải Yến đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh/Việt Nam rồi qua Hải Nam/ Trung quốc.
Lu mờ cả những dấu hiệu đầu của một loại bão khác:
-Việt Nam giao trọn vùng đất Ninh Thuận cho tập đoàn Rosatom xây nhà máy điện hạt nhân.
-Việt Nam và Trung Cộng đã trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Những gì con mắt nhìn thấy bao giờ cũng có tác động nhanh và mạnh hơn là những nguy cơ mà giác quan con người không cảm nhận được. Không nhìn, không ngửi, không nghe, không sờ mó, không nếm được vị, trước những nguy cơ như vậy, con người phải vận dụng trí khôn và sự hiểu biết.
Khó hơn rất nhiều!
Những trận cuồng phong với những chấn động ngầm đang ngày một lớn sắp tới với dân tộc Việt nam, giác quan chúng ta không cảm nhận được. Khí cụ duy nhất để đo lường những nguy biến đang thành hình là lưu tâm quan sát và học hỏi từ thế giới.
Cách thoát duy nhất là suy nghĩ thông minh và hành động dũng cảm.
Những hình ảnh tan hoang tại Tacloban/Philippines trong tích tắc gợi nhớ đến Fukushima làm thế giới thêm một lần nữa nín thở vì nghĩ tới điều gì có thể xảy ra, nếu dân tộc và chính phủ Phi khi xưa đã thiếu suy xét, để cho nhà máy điện hạt nhân Bataan (chỉ cách thủ đô Manilla 100 cây số) đi vào hoạt động? Một nhà máy điện hạt nhân đáng lẽ là nhà máy đầu tiên hoạt động tại Đông Nam Á, đã do công ty Mỹ Westinghouse hoàn thành xây cất với tổn phí là 2,3 tỷ đô la Mỹ năm 1984.
Sau thảm hoạ hạt nhân Three Mile Island, chính nhà độc tài Ferdinand Marcos cũng phải chiều lòng dân chúng ra lệnh thành lập một ủy ban chuyên gia để đánh giá tình hình an toàn. Nhưng bất chấp lời cảnh báo về vị trí gần một núi lửa và các đới đứt gãy có thể gây động đất, Tập đoàn Điện lực Quốc gia Philippines vẫn sẵn sàng thực hiện công đoạn cuối cùng: đưa các thanh nhiên liệu uranium vào lò.
Hai sự kiện quan trọng xảy ra vào năm 1986 đã thay đổi tình thế: thảm hoạ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl và nhà độc tài Marcos bị lật đổ. Chính phủ mới của Philippines với nữ tổng thống Corazon Aquino quyết định không cho nhà máy đi vào hoạt động.
Vào đầu năm 2011, thảm hoạ Fukushima đã đưa đương kim tổng thống Benigno S. Aquino III, con trai bà Aquino, tới quyết định đổi cơ sở nhà máy điện hạt nhân Bataan thành một địa điểm du lịch. Chương trình này đang thành công vượt bực.
Lời nhận xét của Mauro Marcelo, một kỹ sư hạt nhân của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Philippines thật đáng được chiêm nghiệm: “Lẽ ra chúng tôi có thể trở thành nước đầu tiên tại châu Á có nhà máy điện hạt nhân, song chúng tôi đã không thể thực hiện điều đó. Cứ mỗi lần cơ hội tới thì tai hoạ lại xảy ra. Chúng tôi không cần thuê chuyên gia hạt nhân, mà chỉ cần thầy phong thủy để xua đuổi vận xui”.
Bão Haiyan đã mang chết chóc điêu tàn đến, rồi đã ra đi, và cộng đồng thế giới đang chung sức giúp Philippines khắc phục những hậu quả. Sóng thần Sendai cũng đã ra đi nhưng để lại một Fukushima còn sôi sục tiềm tàng những hiểm nguy không lường được, mà ảnh hưởng thì không biết tới bao thế hệ sau này. Con người chỉ là một thành phần nhỏ bé của Thiên nhiên. Không thể ngạo mạn đem sự hiểu biết thật ra rất hạn hẹp của mình để tàn phá thiên nhiên. Hậu quả phải gánh chịu tới nay đã rất tàn khốc và sẽ đưa đến sự diệt chủng của loài người nếu chúng ta không biết dừng lại.
Nối tiếp nhau, Fukushima và Haiyan đã làm tình hình tại Biển Đông càng trở nên nghiêm trọng
Với Nhật Bản suy sụp vì tổn phí ước lượng là 58 tỷ đô la Mỹ để khử nhiễm xạ vùng Fukushima (nếu may mắn không xảy thêm thảm hoạ) trong khi Nga và Trung Cộng đang đồng lòng đánh quỵ nước này bằng đường kinh tế: gây khó khăn cho việc nhập cảng hàng hoá Nhật với lý do nhiễm xạ.
Và Philippines, quốc gia vững mạnh nhất trong việc đối đầu với sự xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng thì đang bị một vết thương trầm trọng.
Về phía Việt Nam, thật dễ hiểu là nhà cầm quyền vừa tay trong tay với Trung Cộng để vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sẽ còn yếu nhát hơn nữa trong việc đối đầu với nước "đàn anh", hòng bảo vệ quyền lợi quốc gia dân tộc.
Hy vọng Philippines sẽ mau bình phục vì thái độ khôn ngoan và dũng cảm của tổng thống Benigno Aquino từ trước tới nay đã đem tới cho người dân Philippines nhiều thiện cảm và lòng tin của thế giới. Trước khi bão Haiyan tới, ông đã có một lời tuyên bố trước quốc dân và thế giới đầy ý nghĩa:
“Philippines chuẩn bị như thời chiến để đối phó với bão Hayan,với 3 máy bay chở hàng, 32 máy bay trực thăng quân đội và 20 tàu hải quân sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Không cơn bão nào có thể khiến người Philippines gục ngã!
Tôi hy vọng tất cả chúng ta sẽ an toàn trong những ngày tới.”
Đưa kiện Trung Cộng trước toà án Liên Hiệp Quốc trong vấn đề Biển Đông, Tổng thống Aquino đã khôn khéo kéo toàn thế giới vào cuộc để tránh cảnh bị Trung Cộng ngấm ngầm nuốt chửng như Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Thái độ vững vàng và quyết liệt này của chính phủ Philippines đã cho các nước khác dịp để can thiệp và sẵn sàng yểm trợ Philippines chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.
Sự có mặt của thế giới là một cái phao cấp cứu thật hữu hiệu trong lúc này.
Không được cái may mắn của Philippines, liệu Việt Nam với gần 90 triệu dân, có tìm được một phương cách nào khác để tự cứu?
Liệu người dân Việt có tiếp tục ai oán khóc than "Nỗi buồn Biển Đông, chào mi" hay tiếp tục vỗ ngực sĩ diện hão đánh Tây đuổi Mỹ (để mất cho Trung Cộng ) hay lải nhải ngồi nhà chửi Cộng sản mà không trực diện hành động, hoặc tiếp tục ngồi đổ lỗi cho nhau?
Dân tộc Việt sẽ chỉ có chỗ đứng trong thế giới nếu chúng ta ra tay hành động cụ thể. Những tổ chức dân sự Việt Nam phải cấp tốc tham dự vào đời sống chính trị, văn hoá, xã hội thế giới.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang cần được dân tộc Việt thúc đẩy phải đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam trả lời những chất vấn liên quan tới hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền, bắt giữ người hoạt động bênh vực nhân quyền ở Việt Nam. Đã là thành viên, Việt Nam phải có bổn phận mời các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm và điều tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền trong nước.
Toà án quốc tế về quyền biển Hamburg, Toà án hình sự quốc tế Den Haag (La Haye), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, phải được thấy ý chí cương quyết của hàng triệu người dân Việt Nam đòi thế giới chặn đứng tham vọng xâm lược Biển Đông chưa bao giờ ngừng của Trung Quốc và bảo vệ quyền sống của ngư dân Việt Nam.
Hình ảnh những ngư dân nghèo, đồng bào ruột thịt, bị bắn giết bởi những tàu Trung Cộng, xác ướp đá gởi về đòi tiền chuộc, có làm chúng ta ngưng được mọi việc, mọi hiềm khích với nhau để lấy một phút ký vào kiến nghị sau đây hay không?
T. Q.
 
Pétitions Citoyennes d’Avaaz” (Kiến nghị công dân Avaaz),
“Bảo vệ ngư dân miền Trung Việt Nam trước sự gây hấn quân sự của Trung Quốc. Nói không với chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh!”.
Gửi: Toà án quốc tế về quyền biển Hambourg,
Toà án hình sự quốc tế La Haye,
Hội đồng Nhân quyền của LHQ
Tại sao lại quan trọng?
Bảo vệ quyền sống và quyền an ninh của hàng chục ngàn ngư dân hành nghề trên những ngư trường như cha ông bao đời nay của họ thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam là một điều hết sức cần thiết. Cần thiết không kém là can thiệp để Bắc Kinh không châm được ngòi lửa chiến tranh trong một khu vực giao thông của hơn 50% hàng hải quốc tế.
Một việc cần làm và có thể làm!
Công bố ngày 9.11.2013
HÃY KÝ BẢN KIẾN NGHỊ NÀY HƯỚNG DẪN KÝ TÊN
2. Điền địa chỉ email vào ô có chữ “Email” (dưới dòng chữ tím "Indiquez votre adresse email")
3. Bấm tiếp vào ô có chữ “SIGNER”

Bệnh Tim Mạch, Trọng Tâm của Vấn Đề, Huyền Thoại Cholesterol

http://www.youtube.com/watch?v=N1GfMU8on0w

Chương trình phóng sự về bệnh tim mạch và cholesterol.
Chỉ là huyền thoại?
mời tất cả xem clip youtube được phụ đề tiếng Việt để có thêm dữ kiện về chất cholesterol trong cơ thể của chúng ta.
Hùng

Monday, November 18, 2013

Nếu có nhà máy điện hạt nhân và xảy ra thảm họa: Các ông Hùng, Dũng, Sang, Trọng: Ai chịu trách nhiệm!?

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/11/cac-ong-hung-dung-sang-trong-ai-chiu.html#more

Các ông Hùng, Dũng, Sang, Trọng: Ai chịu trách nhiệm!?
 
 
 
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -
Phải công khai cho rõ ràng bằng văn bản trước toàn dân - lãnh đạo: đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ - ai sẽ chịu trách nhiệm 9 tỷ USD và di lụy không thể tính hết được nếu một cơn bão như “Haiyan” tấn công 2 nhà máy điện hạt nhân sau khi hoàn thành tại duyên hải Ninh Thuận. Nếu không tham khảo ý kiến nhân dân về công trình này - vốn là tài sản nhân dân - các quan chức tất yếu phải chịu trách nhiệm hồi tố sau này.


Sau bão hủy diệt Haiyan nhiều nơi ở Philippines thành chốn 
hoang tàn không một ngôi nhà nào còn tồn tại trong một khu vực rộng lớn.

Thông cáo của cơ quan cứu trợ LHQ ngày 14-11 cho biết số người bị ảnh hưởng bởi “cơn bão tàn khốc” Haiyan đã tăng lên 11,8 triệu người, 4.460 người thiệt mạng, 921.200 người mất nhà cửa và 243.600 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Điều gì xảy ra nếu tình huống trên rơi vào NMĐHN Ninh Thuận này?

Khẳng định rằng điều tự vấn trên đặt ra không phải là chuyện viễn tưởng khi mới đây nhất cơn bão số 15 hình thành lúc 19h tối 14/11/2013 áp sát Ninh Thuận nhưng nhờ may mắn không khí lạnh (gió mùa Đông Bắc đến sớm) tràn xuống kịp lúc nên bão hạ cấp thành áp thấp vào ngày 15/11.

Bão số 15 trên biển Đông (Ảnh vệ tinh)

Áp thấp đổ bộ vào duyên hải Ninh Thuận vị trí NMĐHN trưa ngày 15/11

Ngay từ khi còn là dự án (tạm gát qua một bên nguy cơ xung đột hải chiến Biển Đông với Trung Quốc), rất nhiều chuyên gia nguyên tử trong và ngoài nước cảnh báo về an toàn nguyên tử và thiên tai, nhưng lãnh đạo CSVN cho đến bây giờ vẫn cứ hào hứng trong khí thế hồ hởi triển khai dự án.

Người đứng đầu cơ quan an toàn hạt nhân của Việt Nam, ông Vương Hữu Tấn, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ngày khởi công cho hai nhà máy đầu tiên đã bị hoãn lại ba năm từ 2014 tới 2017.

Hơn nữa, thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng Ba năm 2011 cũng gây lo ngại về các kế hoạch NMĐHN ở Việt Nam.

Một nghiên cứu hồi năm 2011 của ba nhà khoa học Ý nói tiền lệ lịch sử cho thấy bờ biển Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng thần do động đất xuất phát từ ngoài khơi Biển Đông gây ra.

Bản đồ mô phỏng của họ cho thấy Ninh Thuận, nơi được chọn để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, và một số tỉnh lân cận dễ bị ảnh hưởng của sóng thần nhất. (BBC)

“Mặc kệ dư luận” 

Nhật Bản và các quốc gia tiên tiến đã lên kế hoạch loại bỏ dần điện hạt nhân trong khi VN thì đang làm ngược lại.

AP cho rằng một trong các lý do mà Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ven biển có thể là họ không cần phải quan tâm chịu sức ép của cộng đồng dư luận trong nước.

Đảng cộng sản kiểm soát truyền thông trong nước và cấm các thảo luận có tính chỉ trích đối với hoạt động của chính quyền.

AP dẫn lời chuyên gia nghiên cứu Kevin Punzalan từ Philippines nói điều này trái ngược với Malaysia, Indonesia và Philippines, nơi người dân phản đối điện hạt nhân rất hiệu quả.

Trả lời BBC tiếng Việt vào tháng trước, giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) đã cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đôla mà không đem lợi ích gì cho đất nước do hậu quả từ các NMĐHN này.

"Nếu một thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước sẽ bị chia đôi lâu dài bởi phóng xạ , du lịch, xuất khẩu, kinh tế hải sản sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng, rất khó khăn khi phục hồi, gần nhất hãy nhìn nước Nhật hùng mạnh nhưng phải lao đao mất ghế một thủ tướng bởi hậu quả rất phức tạp và tốn kém từ Fukushima” - ông Nhẫn nói.

Trong khi dự án tàu cao tốc được đưa ra quốc hội để thảo luận thì dự án điện hạt nhân đảng nhà nước lại im lặng mà Quốc Hội thì không đặt vấn đề, trong khi trước đó thì dự án bauxite được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mô tả đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhưng kết quả ra sao thì hiện nay báo chí công luận đã biết. (BBC-17 tháng 10, 2013)

Nói như ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân VN: “thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng Ba năm 2011 (Fukushima) cũng gây lo ngại về các kế hoạch NMĐHN ở Việt Nam”. Thì rất gần với Việt Nam, cơn siêu bão Haiyan mới đây ở Philippines sẽ không còn là lo ngại với ông mà... Nâng cấp lên thành “Lo Sợ”.

Liệu Quốc Hội có biết “Sợ” để yêu cầu ê kíp tầm cao trí tuệ 4 ông Hùng Dũng Sang Trọng ký tên chịu trách nhiệm về việc vay gần 9 tỷ USD để rước 2 quả bom nguyên tử “nổ chậm” cài đặt trên đất nước mình? Gây lo sợ cho cư dân Ninh Thuận và gánh nặng cho toàn dân?


Tuesday, November 12, 2013

Nhà Máy Điện Hạt Nhân Việt Nam: “Bom nguyên tử hẹn giờ”

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/11/nha-may-ien-hat-nhan-viet-nam-bom.html#more

Nhà Máy Điện Hạt Nhân Việt Nam: “Bom nguyên tử hẹn giờ”

 
 
 
 
 Nhìn hình ảnh các khu vực bị tàn phá tại Philppines do Siêu bão “Haiyan” gây nên vừa qua mà lạnh người, đau buồn cho nước bạn một lẽ nhưng lẽ khác sởn gai ốc lớn hơn nhiều khi nghĩ đến quê nhà: Nếu đó là một viễn cảnh đối mặt với 2 nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận của Việt Nam trong tương lai, sau khi hoàn thành, khởi động.


Điều gì xảy ra nếu NMĐHN Ninh Thuận sẽ như thế này (khu vực bị tàn phá tại Philppines do Siêu bão “Haiyan” vừa qua)

Không biết “nhà nước, đảng ta” và các chuyên gia Nga có đoan chắc và khẳng định được với toàn dân Việt Nam rằng cơ sở vật chất NMĐHN ấy sẽ chịu được một cơn bão như “Haiyan” mang theo sức gió vào khoảng 320 km/h, giật mạnh lên tới 380km/h, sóng cao tới 15m và tạo ra lượng mưa 600 đến 400mm từ trung tâm lan rộng ra nhiều nơi?.

Mô hình NMĐHN tại xã Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận

Có thể khi siêu bão “Haiyan” tan rồi thì cơ quan hữu quan nhà nước “đảng ta” sẽ trấn an dư luận cho rằng vùng đất Ninh Thuận dù địa lý thuộc miền Trung nhưng ở cuối rìa giáp miền Nam nên hiếm khi nào bị bão đe dọa!

Nếu có quan niệm này thì xin quí vị lục lại trí nhớ, thời gian không xa lắm:

Ngày 5/12/2006 Sau khi gây thiệt hại nghiêm trọng ở philippines với hơn 1, 200 người chết, cơn Bão số 9 có tên quốc tế là Durian (Sầu Riêng) tiến qua Việt Nam càn quét tàn phá một loạt các tỉnh miền Nam, gây nên 50 người chết, 55 người mất tích, 409 người bị thương. 119. 314 nhà bị sập đổ, tốc mái, 888 tàu thuyền bị chìm - 9 trong số 13 tỉnh ở miền Nam Việt Nam đã bị bão tàn phá đó là Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. [1]

Điều này có nghĩa, “bão tố hay sóng thần” không hề chọn lựa điểm dừng, duyên hải Ninh Thuận là một trong những vị trí “sống lưng” Việt Nam hướng ra biển Đông, hàng năm cũng luôn trong tư thế hứng những cơn bão từ Thái Bình Dương đi qua Philippines mà điểm tập kết cuối cùng phần lớn là duyên hải VN – Rõ ràng thật là khủng khiếp tới độ kinh hoàng nếu bão tố gây nên thiệt hại hại NMĐHN/VN diễn ra như nhà_máy điện_Fukushima I; Nhật Bản bị sóng thần hai năm trước, là cường quốc nguyên tử, từ vị trí tự thiết kế chế tạo sở hữu 55 NMĐHN đến nay Nhật Bản không còn nhà máy ĐHN nào. Ngày 15/9/2013, Nhật Bản đã cho đóng cửa ngừng lò phản ứng điện hạt nhân cuối cùng. (Dân trí)

Và dù đứng hàng thứ 3 cường quốc nguyên tử đầy kinh nghiệm nhưng ngày 07-10-2013 Sau 2 năm “vật lộn” với phóng xạ - Nhật Bản đành phải kêu gọi thế giới trợ giúp xử lý rò rỉ phóng xạ ở Fukushima - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông báo, cơ quan này đang cử một nhóm thanh sát viên tới thị sát. Nhật Bản quyết định chi 500 triệu USD cho công việc làm sạch nhà máy Fukushima… (www.baomoi.com)

Liên quan sự kiện NMĐHN của Việt Nam chúng ta được biết:

Nga đã nhất trí cho Việt Nam vay 8 - 9 tỷ USD để xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đặt tại Ninh Thuận - Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến khẳng định, tại thời điểm này Việt Nam có 4 lý do để xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm: 1) các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như thủy điện trong nước cũng như trên thế giới đang cạn kiệt; 2) nhu cầu năng lượng của Việt Nam hiện tại và tương lai ở tình trạng thiếu; 3) năng lượng hạt nhân hiện nay đã đảm bảo tính an toàn cao và hiệu quả kinh tế cũng cao; 4) điện hạt nhân giảm được khí thải nhà kính. [2]

Tuy nhiên ngoài năng lượng “gió và mặt trời” có thể phản biện với 4 lý do nêu trên của ông thứ trưởng, còn có 3 lý do rất quan trọng khác “thiên tai, nhân tai và địch họa” cho NMĐHN Việt Nam thì không thấy ông Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến đề cập đến – Ngoài thiên tai bão tố sóng thần ngẫu nhiên “hứa hẹn” như nói trên còn một thứ “tai” khác cực kỳ nguy hiểm mà không thể không đề cập do con người gây nên như tai nạn nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Dù nước Nga đã cố tình che đậy thông tin nhưng các chuyên gia nguyên tử đều xác định tai nạn thảm khốc Chernoby là do con người vận hành bảo trì nhà máy sai sót gây nên. Về vần đề này (Vận hành bảo trì lẫn kinh nghiệm nguyên tử) đối với CHXHCN/VN là con số không tròn trịa! Nhưng còn cái “tai” thứ 3 khác nữa nhưng do con người chủ tâm tạo ra mới to lớn kinh khủng khó lường hơn đó là “địch họa”.

Thế giới và chúng ta ai cũng biết, Trung Quốc đang mưu đồ độc chiếm biển Đông và toàn bộ các nhóm đảo trong đó, sự ngang ngược thô bạo lì lợm như không dám có mặt tại tòa án quốc tế về luật biển mà Philippines thách thức dù TQ là một trong 5 thành viên thường trực của hội đồng bảo an LHQ.

Tư tưởng bành trướng liều lĩnh sống sượng tới mức, đầu năm nay ngày 26. 03. 2013, ngay tại một rạn san hô ở vùng cực nam Biển Đông mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. 4 chiến hạm TQ do chiếc tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) dẫn đầu tham gia một cuộc đổ bộ tập trận đã được báo chí Trung Quốc quảng bá rầm rộ. Nơi tập trận chính là khu vực bãi ngầm san hô James Shoal này, chỉ cách Malaysia có 80 km, nhưng cách bờ biển Trung Quốc đến 1. 800 km, và nằm gần sát điểm cực nam đường 9 đoạn gần với quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền.

Viện dẫn như thế để thấy rằng sau khi cướp đoạt được Hoàng Sa thì quần đảo Trường Sa của Việt nam là khát vọng mưu toan tiếp theo của TQ để làm tiền đồn khống chế toàn biển Đông, khi mà còn nghèo đói TQ còn ngang nhiên “dạy” cho CSVN một bài học thì bây giờ “giàu có” hơn, dạy thêm một “bài học” nữa cho VN để thâu tóm Trường Sa là chuyện rất cần và không khó chút nào với TQ, có điều là khi nào hoặc bao giờ mà thôi.

Khi TQ và CSVN đụng độ trên biển Đông thì liệu những cơ sở quan trọng nằm ven duyên hải của VN như 2 NMĐHN ở Ninh Thuận – Thật lòng mà nói – Chắc không thua gì 2 cái bia cố định cho đủ loại tàu chiến, tàu ngầm TQ từ biển Đông tác xạ như thực tập bằng các loại tên lửa, nhất là 2 loại tên lửa phổ biến “TRI-60” và “C-602” mà TQ đang sản xuất hàng loạt như “bánh mì” bán ra cho nhiều nước khắp thế giới

Tên lửa TRI-60, trọng lượng đầu đạn khoảng 150 ký sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực tầm bắn hiệu quả đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được là nhờ lắp thêm động cơ tua bin siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo, (sau này, động cơ TRI-60-2 đã được chế tạo tại Trung Quốc).

Tên lửa TRI-60 của TQ được phóng đi từ các tiểu đỉnh hạng nhẹ 

Tên lửa xuất khẩu đại trà C- 602 dựa trên mẫu tên lửa SS-N-2 Styx của Liên Xô. Tuy nhiên, C- 602 lắp động cơ tuabin phản lực lại là một thiết kế hoàn toàn mới, rất hiện đại với tầm bắn tới 280 km, vận tốc bay khoảng 0, 8 Mach. Đầu đạn nổ xuyên giáp thép nặng 300 kg sử dụng ngòi nổ chậm điện tử... tên lửa này hiện nay được trang bị cho các tàu khu trục lớp Lan Châu Type 052C và nhiều loại tàu khu trục hạng nhẹ cơ động của hải quân Trung Quốc từ năm 2004. Khi triển khai trên biển, hệ thống tên lửa sử dụng các bệ phóng từng cụm 4 tên lửa được bố trí thành từng cặp.

Tên lửa C- 602 của Trung Quốc

Với lực lượng không và hải quân áp đảo khi cần thiết TQ không khó lắm để dội một trận mưa phi đạn lên 2 NMĐHN của Việt Nam và dù CSVN có đủ 6 tàu ngầm Kilo cũng chẳng thể nào che chắn được cho 2 “quả bom nguyên tử” hẹn giờ đang đặt cách mép nước biển chỉ vài trăm mét.

Không như NMĐHN Fukushima I; bị sóng thần gây hại thất thoát phóng xạ, chủ yếu qua đường thoát ra biển (giải nhiệt) – NMĐHN khi bị bom nổ sự thất thoát phóng xạ kinh hoàng hơn gấp nhiều lần (như vụ nổ Chernobyl) với bán kính hằng trăm km trên đất liền và nước biển, kèm cộng hưởng theo gió mang đi – 2 nhà máy điên hạt nhân Ninh Thuận nằm ở duyên hải bình nguyên tương đối hẹp miền trung, từ chân núi dãy Trường sơn ra đến biển khoảng dưới 50km khi vụ nổ xảy ra đồng nghĩa với phóng xạ chia cắt cô lập 2 miền Nam Bắc mà sự thiệt hại không thể tính hết bằng tiền.

Toàn cảnh khái quát u ám là như vậy, các chuyên gia nguyên tử quốc tế và công luận trong, ngoài nước thi nhau cảnh báo – Nhưng không rõ vì sao Quốc Hội vẫn bật đèn xanh cho nhà nước triển khai khi nền kinh tế lạm phát triền miên, ngân sách thâm thủng thu không đủ bù chi mà lại đi vay hàng chục tỷ USD để rước 2 quả “bom nguyên tử” về cài trên đất nước mình chờ Trung Quốc khai hỏa?? Mà nghiệm suy từ quá khứ lẫn hiện tại: “Bắt thang lên hỏi ông trời – Chơi với Tàu Cộng lãi, lời ra sao?”


____________________________

Chú thích:

Saturday, November 9, 2013

Siêu bảo Hải Yến sắp ập vào miến Trung sẽ là một cảnh giác đáng sợ nếu có nhà máy điện hạt nhân trong vùng duyên hải Việt Nam


http://basam.info/2013/11/10/2100-tran-sieu-bao-hai-yen-sap-ap-vao-mien-trung-se-la-mot-canh-giac-dang-so-neu-co-nha-may-dien-hat-nhan-trong-vung-duyen-hai-viet-nam/#more-122121

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/11/sieu-bao-hai-yen-sap-ap-vao-mien-trung.html#more

http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/11/10/tran-sieu-bao-hai-yen-sap-ap-vao-mien-trung-se-la-mot-canh-giac-dang-so-neu-co-nha-may-dien-hat-nhan-trong-vung-duyen-hai-viet-nam/#more-3329


Siêu bão Hải Yến sắp ập vào miền Trung là một cảnh báo đáng sợ nếu có nhà máy điện hạt nhân trong vùng duyên hải Việt Nam
 
Trong những ngày qua trên vùng biển Thái Bình Dương phía đông nước Phi Luật Tân đã phát sinh một cơn bão mang tên quốc tế là Haiyan mà Việt Nam gọi là Hải Yến. Đây là trận bão có cường độ cực mạnh, khởi đầu được phỏng đoán rằng đây là trận bão mạnh nhật trong vòng 10 năm qua tại biển Đông với sức gió có thề trên 200km/giờ, nhưng bây giờ nó được ông Jeff Masters, một chuyên gia về thời tiết, nâng lên tầm mức “siêu bão mạnh nhất hành tinh” từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại với sức gió có thể lên gần 400km/giờ.


Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines từ phía tây Thái Bình Dương vào sáng 8/11. Ảnh: NOAA.

Chính phủ Phi Luật Tân đã nâng tình trạng của toàn quốc lên mức độ cao nhất là “tình trạng thời chiến” để đối phó với siêu bão Haiyan (Hải Yến). Bảo Hải Yến đã ập vào Phi Luật Tân vào sáng ngày 08/11/2013, gây vô số thiết hại về tài sản và các cơ sở vật chất cùng sinh mạng của người dân, ước tính số người thiệt mạng đã lên đến 10 ngàn người.


Cảnh ngôi nhà gần bờ biển bị siêu bão Hải Yến phá tan hoang

Tiếp theo sau Phi Luật Tân, siêu bão sẽ vào Biển Đông. Nó lại tăng thêm sức mạnh, thu vào thêm nội lực trên đường đi xuyên Biển Đông để rồi đánh ập vào Việt Nam. 

Cường độ của trận bảo Hải Yến sẽ mạnh hơn lúc nó đi vào Phi Luật Tân với sức gió đạt kỷ lục thế giới với tốc độ có thể lên đến 400Km/giờ. Điểm “hạ cánh” là toàn bộ vùng duyên hải Miền Trung từ Bình Thuận ra đến Nghệ An và ảnh hưởng trên cả nước. Nói chung là cả nước sẽ bị đánh bởi trận siêu bảo kỹ lục lịch sử thế giới này.


Thiệt hại về tài sản và hạ tầng cơ sở sẽ rất to lớn, nhất là toàn bộ vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Cả nước bây giờ và trong tương lại sẽ không có một kiến trúc nào chịu nổi sức tàn phá của một trận bão siêu mạnh như trận bão Hải Yến, cho dù các nhà chuyên gia có hùng hồn tuyên bố “chịu nổi, hoàn toàn chịu nổi, dứt khoát chịu nổi!”

Đối với nhà máy điện hạt nhân thì sao?

Tuy những tàn phá vật chất do một trận siêu bão rất to lớn, nhưng cả nước sẽ từng bước phục hồi và xây dựng lại những cơ sở hạ tầng bị thiệt hại, nhanh thì một vài năm chậm thì năm mười năm. Nhưng với một nhà máy điện hạt nhân, khi nó bị tàn phá bởi trận siêu bão thuôc tầm cỡ tương đương như siêu bảo Hải Yến thì cả nước sẽ bị dìm trong “biển phóng xạ nguyên tử” không chỉ vài năm mà là muôn đời.

Theo kế hoạch bước nhảy vọt, đội đá vá trời của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, dự án điện hạt nhân là một dự án "vĩ đại" với 14 nhà máy điện hạt nhân. Tất cả đều được lên kế hoạch sẽ xây dựng trên toàn vùng duyên hải miền Trung, một phần cũng vì lý do an toàn vì có sẵn nước biển một khi xảy ra tai nạn như trường hợp thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản vào năm 2011. 

Không đề cập đến vấn đề nhân lực, tài lực, trình độ kỹ thuật (trí lực), vị trí của các nhà máy điện hạt nhân đều nằm tại vùng duyên hải miền Trung, khu vực hằng năm phải hứng chịu hằng chục trận bão lớn nhỏ và trong số các trận bão chắc chắn sẽ có những trận siêu bảo chưa từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại, cụ thể là trận siêu bão lịch sử Hải Yến – Haiyan đang phá tan nước Phi Luật Tân và trên đường tấn công vào toàn bộ vùng duyên hải miến Trung Việt Nam trong tối hôm nay (10/11/2013)

Với tình trang thay đổi khí hậu trên toàn thế giới, càng lúc càng xảy ra nhiều thiên tai, bão tố với cường độ mạnh bạo chưa từng xảy xa từ xưa đến nay, nước Việt Nam nhỏ hẹp lại thường xuyên mỗi năm đều phải hứng chịu giông ba bão tố từ biển Thái Bình Dương và biển Đông ập vào, dự án nhà máy điện hạt nhân không nên được thực hiện trên cả nước nói chi chỉ tập trung vào vùng duyên hải miến Trung.

Qua trận siêu bão Hải Yến, đảng cộng sản Việt Nam đừng vì quá ỷ lại, đừng quá hoang tưởng cho mình có sức mạnh vô địch thắng được cả thiên nhiên mà cần phải bình tâm suy nghỉ lại về dự án điện hạt nhân với hệ quả không lường của phóng xạ nguyên tử do nhà máy điện hạt nhân gây ra một khi xảy ra tai nạn do các trận siêu bão.

Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chứng minh cụ thể lòng yêu nước thật lòng lo cho tương lai của đất nước cho sự tồn vong của toàn dân: cho ngưng toàn bộ dự án điện hạt nhân.

Ngày 09/11/2013


 

Nguồn tham khảo:

 

Cận cảnh sức mạnh đáng sợ của siêu bão mạnh nhất hành tinh


Hải Yến là một trong 4 siêu bão khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thursday, November 7, 2013

Công tác vô cùng nguy hiểm:Tepco lên kế hoạch di chuyển các thanh nhiên liệu trong khu vực lò phản ứng bị hư hại tại Fukushima

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/11/tepco-len-ke-hoach-di-chuyen-cac-thanh.html#more

Tepco lên kế hoạch di chuyển các thanh nhiên liệu hạt nhân tại Fukushima * Tepco plans removal of Fukushima fuel rods



















Staff Writers Tokyo (UPI)/(Nuclear Power Daily)/Người dịch Nguyễn Hùng (Danlambao)Mối quan tâm trong dân chúng Nhật Bản đang gia tăng trong khi Tepco, tập đoàn điều hành nhà máy điện hạt nhân bị tê liệt Fukushima của Nhật Bản, chuẩn bị cho công tác có thể nói là nguy hiểm nhất chưa từng xảy ra trong quá trình loại bỏ lò phản ứng bị thiệt hại.

Công việc này, chuyển 1300 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ra khỏi các bộ phận còn lại của tòa nhà chứa lò phản ứng số 4, được dự kiến bắt đầu thực hiện vào ​​giữa tháng mười một. Các thanh nhiên liệu hạt nhân đã được lưu trữ trong một hồ nước 100 feet bên trên mặt đất khi nhà máy bị một cơn sóng thần tấn công vào ngày 11 tháng 3 2011.

Hồ chứa thanh nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng (trong tình trạng hoàn hảo)


Các thanh nhiên liệu hạt nhân đang nằm trong tòa nhà chứa lò phản ứng Fukushima bị nổ tan hoang.

Chủ tịch Cơ quan Quy chế hạt nhân của Nhật Bản, ông Shunichi Tanaka, cảnh báo các hoạt động theo như kế hoạch được đề ra sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn bình thường do các bể làm nguội chứa đầy những mảnh vỡ do kết quả của vụ nổ hydro xảy ra trong trận thảm họa sống thần.

“Đó là một công tác hoàn toàn khác với việc loại bỏ các thanh nhiên liệu trong tình trạng bình thường từ một bể chứa thanh nhiên liệu đã được sử dụng.” ÔngTanaka cho biết và được báo The Guardian dẫn lời vào hôm thứ Năm. “Chúng cần phải được giãi quyết tuyệt đối cẩn thận và phải được theo dõi chặt chẽ. Bạn không bao giờ nên vội vàng hoặc thúc ép chúng ra ngoài bể làm nguội, nếu xảy ra rủi ro chúng có thể vỡ ra và gây ra tai nạn nổ hạt nhân kinh khủng. Tôi thật sự lo lắng về rủi ro này hơn lo về vấn đề phóng xạ ô nhiễm nguồn nước.”

Tepco sẽ sử dụng một cần cẩu điều khiển tự động được lắp đặt bên trong tòa nhà kiên cố chứa lò phản ứng hạt nhân để di chuyển các thanh nhiên liệu, từng thanh một, rồi được đặt trong các thùng khô trước khi được chuyển đến một hồ nước làm mát chung bên trong một tòa nhà kế bên.

Trong một đoạn video phát hành trong tuần này giải thích kế hoạch của mình để di chuyển các thanh nhiên liệu hạt nhân, Tepco cho biết, “Việc di chuyển các thanh nhiên liệu qua lưu trữ dưới nước tại bễ làm nguội khác sẽ không dẫn đến bất kỳ tình trạng tiếp xúc với bức xạ cho nhân viên hoặc bất cứ ai khác.”

Nhưng Charles Perrow, một giáo sư tại Đại học Yale, người chuyên phân tích những công nghệ có mức nguy hiểm cao, nói với Australian Broadcasting Corp một hồ chứa thanh nhiên liệu (tại khu nhà may Fukushima) có mức độ phóng xạ cesium -137 cao gấp 10 lần so với sô lượng đã bị phát tán trong vụ thảm họa hạt nhân tại Chernobyl và cảnh báo rằng nếu một rủi ro nào xảy ra trong lúc di dời các thanh nhiên liệu có lượng phóng xạ cao có thể kích hoạt một phản ứng hạt nhân dây chuyền.

“Một khi rủi ro xảy ra, Tokyo có lẽ phải sơ tán vì caesium và các chất độc tại khu vực Fukushima sẽ lây lan rất nhanh.” Ông Perrow nói, khi đề cập đến những hậu quả của một tai nạn như vậy. “Ngay cả khi gió thổi theo hướng khác, tai nạn này là một sự kiện khủng khiếp.

“Điều này làm cho tôi rất sợ hãi,” ông Perrow nói.

Tepco từ lâu đã bị chỉ trích vì việc giãi quyết thiên tai vừa qua, và nhà máy đã liên tục bị tai ương bởi một loạt các vấn đề nhiễm xạ.

Sáu công nhân tại nhà máy đã vô tình bị tưới nước nhiễm phóng xạ trong tháng này. Các tuần trước đó, Tepco nói rằng có một sự rò rỉ nước nhiễm phóng xạ sau khi công nhân trong khi bôm làm tràn nước nhiễm xạ tại một bể chứa. Trong tháng tám vừa qua công ty cho biết 300 tấn nước nhiễm phóng xạ đã bị rò rỉ từ một bể chứa vào đất. Trong tháng bảy, Tepco đã chính thức thừa nhận nước nhiễm phóng xạ đã chảy thoát ra biển.

Trong khi Tepco hy vọng sẽ hoàn thành việc loại bỏ 1300 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng trước cuối năm 2014, toàn bộ quá trình loại bỏ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại dự kiến sẽ ​​kéo dài khoảng 30 năm và chi phí hơn 1 tỷ USD, The Guardian đưa tin.

31.10.2013


______________________________

Tepco plans removal of Fukushima fuel rods 


Staff Writers Tokyo (UPI)/(Nuclear Power Daily) - Oct 31, 2013 -Concern is mounting as Tepco, operator of Japan's crippled Fukushima Plant prepares for what may be the most dangerous phase yet in the decommissioning process.

The work, to begin removal of 1,300 spent fuel assemblies from the remains of the reactor No 4 building, is scheduled for mid-November. The rods were being stored in a pool 100 feet above ground when the plant was struck by a tsunami March 11, 2011.

The head of Japan's Nuclear Regulation Authority, Shunichi Tanaka, warned the planned operation would be more hazardous than usual because the storage pool is filled with debris as a result of hydrogen explosions that occurred during the disaster.

“It's a totally different operation than removing normal fuel rods from a spent fuel pool,” Tanaka was quoted as saying by The Guardian newspaper Thursday. “They need to be handled extremely carefully and closely monitored. You should never rush or force them out, or they may break. I'm much more worried about this than I am about contaminated water.”

Tepco will use a remote-controlled crane installed inside the reinforced reactor building to remove, one by one, the fuel assemblies, which will be placed in dry casks before being moved to a common cooling pool in an adjacent building.

In a video released this week explaining its plan to remove the rods, Tepco said, “This transfer from one form of underwater storage to another will not lead to any radiation exposure to workers or anyone else.”

But Charles Perrow, a Yale University professor who analyzes high-risk technologies, told the Australian Broadcasting Corp. one pool contains 10 times as much radioactive caesium-137 as was released at Chernobyl and warned that one mishap with the removal of the highly radioactive fuel could trigger a chain reaction.

“Tokyo would have to be evacuated because of caesium and other poisons that are there will spread very rapidly,” Perrow said, referring to the consequences of such a mishap. “Even if the wind is blowing in the other way it's going to be monumental.

“This has me very scared,” Perrow said.

Tepco has long been under fire for its handling of the disaster, and the plant has been plagued by a series of problems.

Six workers at the plant were accidentally doused in radioactive water this month. The week before that, Tepco said there was a radioactive water leak after workers overfilled a storage tank. In August the company said 300 tons of radioactive water had leaked from a storage tank into the ground. In July, Tepco admitted radioactive water was going into the sea.

While Tepco hopes to complete the removal of the 1,300 spent fuel assemblies before the end of next year, the entire process of decommissioning the plant is expected to last around 30 years and cost more than $1 billion, The Guardian reported.