Monday, August 12, 2013

Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp”


Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp

 Tokyo (AFP) 07 tháng 8 năm 2013


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch


Hôm ThứThủ tướng Nhật Bản cho biết Tokyo (chính phủ Nhật Bản) sẽ tham gia nhiều hơn trong công tác dọn sạch phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại, trong khi ông mô tả về cuộc chiến đấu để ngăn chặn nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển là “khẩn cấp”.

Vai trò
chủ động hơn của chính phủ đã được đưa ra khi các nhà bình luận đã tấn công ban điều hành  tập đoàn Tokyo Electric Power (TEPCO) về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nguyên tử trong thời gian hơn hai năm qua, một tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất của thế hệ này.

Tập đoàn điện hạt nhân bị đánh tơi tả này- được giữ cho sống còn bởi nguồn trợ cấp tài chánh từ phía chính phủ  - hồi tháng trước lần đầu tiên thừa nhận nguồn nước ngầm chứa chất độc phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài khu vực nhà máy, điều thú nhận này xác nhận những nghi ngờ từ lâu nay về nước biển đã bị ô nhiễm bởi nước nhiễm phóng xạ từ các lò phản ứng bị nổ tung của nhà máy.


Tập đoàn TEPCO bây giờ cho biết rằng nguồn nước bị nhiễm độc phóng xạ đã chảy thoát vào biển Thái Bình Dương trong thời gian từ hơn hai năm qua.

Hôm thứ Tư, một quan chức tại Bộ Công Nghiệp của Nhật Bản cho biết Tokyo (chính quyền Nhật) ước tính một số lượng khổng lồ 300 tấn nước nhiễm chất độc phóng xạ bị rò rỉ từ khu vực nhà máy, vừa mới bị phát hiện, có thể bị chảy thoát vào các đại dương mỗi ngày.

"Nhưng chúng tô
i không biết chắc chắn liệu nước rò rỉ đó bị ô nhiễm phóng xạ cao hay không," ông nói thêm.

Một chuyên gia người Pháp cho biết các rủi ro môi trường gây ra bởi sự rò rỉ
nước từ nhà máy là nhỏ so với toàn bộ tình trạng ô nhiễm phóng xạ từ thảm họa này.

"Chúng tôi không tìm thấy bất cứ điều gì mới trong những số liệu đo đạc của chúng tôi trong nước biển, chất trầm tích hoặc cá. Tôi nghĩ rằng mức độ nhiễm phóng xạ là không đáng kể", ông Jerome Joly tuyên bố. Ông Jerome Joly là Phó Tổng Giám đốc của Viện  chuyên về Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân của Pháp, IRSN, cơ quan đã và đang giám sát chặt chẽ hậu quả của thảm họa hạt nhân Fukushima.

"Nhật Bản, trong khu vực địa lý này, đượ
c hưởng lợi từ hai dòng hãi lưu chạy dọc theo phía đông của bờ biển vào biểnThái Bình Dương, và chúng đóng vai trò hữu ích trong việc làm loãn độ phóng xạ trong nước biển," ông nói với AFP.

Tuy nhiên nạn rò rỉ của nguồn nước bị ô nhiễm các chất phóng xạ này đã gây ra những lo lắng mới về tình trạng bấp bênh của nhà máy và khả năng của TEPCO để đối phó với một danh sách ngày càng tăng của các vấn nạn sau khi các lò phản ứng hạt nhân của họ bị nước biển tràn ngập vì cơn sóng thần  vào tháng 3 năm 2011, và gây ra thảm họa nóng chảy của các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima.


Công ty
TEPCO cũng đã bị chỉ trích từ mọi phía về sự thiếu minh bạch của họ trong việc công khai những tin tức quan trọng liên quan đế tình trạng rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân bị hủy hoại kể từ khi xảy ra thảm họa.

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ của ông sẽ tăng cường nỗ lực giúp đỡ công tác dọn sạch ô nhiễm phóng xạ dự trù sẽ kéo dài trong nhiều thập niên, mà phần lớn được giao cho TEPCO giãi quyết.

"Ổn định
tình trạng của nhà máy Fukushima là thách thức của chúng tôi", ông Abe nói tại một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chuyên trách giãi quyết thiên tai của chính phủ.

"Đặc biệt, nước bị ô nhiễm
các chất thải phóng xạ là một vấn đề cấp bách mà đã gây ra rất nhiều sự quan tâm của dân chúng."

Đảng Dân chủ Tự do của ông muốn
tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của nước này, mà chúng đã bị ngừng hoạt động trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tai nạn hạt nhân, nếu vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân có thể được bảo đảm.

Ô
ng Abe cho biết công tác dọn sạch ô nhiễm phóng xạ không còn chỉ một mình TEPCO làm. Ông cũng kêu gọi "các biện pháp nhanh chóng và chắc chắn" về vấn đề giãi quyết nước nhiễm độc phóng xạ.

Chính phủ Nhật bây giờ sẽ giúp trả các chi phí cho công tác này, ông Abe cho biết, đây là lần đầu tiên chính quyền cam kết cung cấp thêm ngân sách  để đối phó với các vấn đề ô nhiễm phóng xạ tại Fukushima càng lúc càng gia tăng thêm.

Tập đoàn khổng lồ TEPCO đã phải đối mặt với chi phí nhiều tỷ USD để làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại trong vụ thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Tập đoàn TEPCO trước đó đã báo cáo về mức độ gia tăng của các chất gây ung thư trong mẫu nước ngầm tại Fukushima. Nhưng chỉ vào tháng trước, công ty đã khẳng định họ đã tồn trữ lại  được lượng nước độc phóng xạ  ngăn chúng rò rỉ ra ngoài lằn ranh của khu vực nhà máy.

Trong tháng
Năm, Tokyo đã ra lệnh cho TEPCO phải xây dựng phòng tuyến mới để chứa lại số lượng lớn nước được sử dụng để giữ nguội cho các lò phản ứng, một biện pháp có thể tổn phí lên đến 40 tỷ Yen (410 triệu USD).

Người ta lo ngại ngày càng tăng rằng biện pháp bảo vệ hiện
nay sẽ nhanh chóng bị quá tải, trong khi TEPCO đang chạy đua với thời gian để tìm cách để lưu trữ số nước nhiễm phóng xạ trong khu vực nhà máy.

"
Tình trạng rò rỉ ngày càng tồi tệ của nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima chứng minh là TEPCO  không có khả năng đối phó với thảm họa hạt nhân", Tổ chức Hòa Bình Xanh, Greenpeace, đã cho biết trong một tuyên bố của họ vào hôm thứ Ba.

"Chính quyền của Nhật Bản bây giờ phải
bước vào và bảo đảm các hành động cụ thể cuối cùng được thực hiện để ngăn chặn tình trạng rò rỉ nguồn nước chứa các chất phóng xạ," tổ chức Green Peace  nói thêm.


Cơ quan Kiểm soát  Hạt nhân Quốc gia Nhật Bản (NRA) đã công bố kế hoạch kết họp hai đội chuyên dụng vế hạt nhân để cùng điều tra tìm hiểu về nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạnhững tác động của nó đối với hệ sinh thái của đại dương

Hơn 18.000 người đã
bị thiệt mạng khi sóng thần tràn vào bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.

Trong khi không ai được chính thức ghi nhận là đã bị chết do kết quả trực tiếp của thảm họa lò phản ứng hạt nhân  bị nóng chảy tại Fukushima, hàng chục ngàn cư dân sống tại khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy đã phải sơ tán vẫn không thể trở về nhà cửa của họ.

 

Nguồn :


 

 

 

Japan says battle to stop nuclear plant leaks 'urgent'
by Staff Writers
Tokyo (AFP) Aug 07, 2013

 


http://www.spxdaily.com/images-lg/japan-workers-spraying-water-cool-spent-nuclear-fuel-reactor-4-tepco-fukushima-afp-lg.jpg

Japan's prime minister Wednesday said Tokyo would get more involved in cleaning up the crippled Fukushima nuclear plant, as he described as "urgent" a battle to stop radioactive water from leaking into the ocean.

The government's more prominent role comes as critics attack plant operator Tokyo Electric Power and its handling of the more than two-year-old atomic crisis, the worst nuclear accident in a generation.

The embattled utility -- kept afloat by a government bail out -- last month admitted for the first time that radioactive groundwater had been leaking outside the plant, confirming long-held suspicions of ocean contamination from its shattered reactors.

It has since said tainted water has been escaping into the Pacific for more than two years.

On Wednesday, an official at Japan's industry ministry said Tokyo estimates a whopping 300 tonnes of contaminated water from a newly discovered leak site may be seeping into the ocean daily.

"But we're not certain if the water is highly contaminated," he added.

A French expert said the environmental risk posed by the leaks was small compared to the overall radioactive contamination from the disaster.

"We are not seeing anything new in our measurements of the ocean water, sediment or fish. I think it is negligible," said Jerome Joly, deputy director general of the French Institute for Radiological Protection and Nuclear Safety, IRSN, which has closely monitored the Fukushima disaster.

"Japan, in this geographical area, benefits from two currents travelling along the coast eastwards to the Pacific, and they play a valuable dilution role," he told AFP.

The leaks however have triggered fresh worries over the plant's precarious state and TEPCO's ability to deal with a growing list of problems after its reactors were swamped by a tsunami in March 2011, sending them into meltdown.

The company has also faced widespread criticism over its lack of transparency in making critical information public since the disaster.

On Wednesday, Prime Minister Shinzo Abe said his government would beef up efforts to help with the expected decades-long clean up, which has largely been left to TEPCO to handle.

"Stabilising the Fukushima plant is our challenge," Abe said at a meeting of the government's disaster task force.

"In particular, the contaminated water is an urgent issue which has generated a great deal of public attention."

His Liberal Democratic Party wants to restart the country's reactors, which were switched off in the wake of the crisis, if their safety can be assured.

Abe said the clean-up would no longer be left to TEPCO alone. He also called for "swift and steady measures" on the toxic water issue.

Tokyo would now help foot the bill, Abe said, the first time that it has committed extra funds to deal with the growing problem.

The vast utility is already facing billions of dollars in clean-up and compensation costs over the accident.

TEPCO had previously reported rising levels of cancer-causing materials in groundwater samples at Fukushima. But until last month, the company had insisted it had halted toxic water from leaking beyond its borders.

In May, Tokyo ordered the company to build new barriers to contain the massive amounts of water which are used to keep the reactors cool, a measure that could cost up to 40 billion yen ($410 million).

There are growing fears that existing safeguards would soon be overwhelmed, as TEPCO scrambles to find ways to store the water.

"The worsening leaks of contaminated water at the Fukushima nuclear plant prove TEPCO is incapable of dealing with the disaster," Greenpeace said in a statement on Tuesday.

"Japan's authorities must now step in and ensure action is finally taken to stop the leaks," it added.

The country's Nuclear Regulation Authority (NRA) has said it plans to pull together two dedicated teams to probe water contamination and its impact on the ocean's ecosystem.

More than 18,000 people died when the tsunami slammed into Japan's northeast coast on March 11, 2011.

While no one is officially recorded as having died as a direct result of the meltdowns at Fukushima, large areas around the plant had to be evacuated with tens of thousands of people still unable to return to their homes.

No comments:

Post a Comment