Tuesday, April 30, 2013

GIAI NHÂN (VIỆT NAM) VÀ QUÁI VẬT (CỘNG SẢN VIỆT NAM)

Bauxite Việt Nam

http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/04/30-4-1975-giai-nhan-va-quai-vat.html#more

30-4-1975: Giai nhân và quái vật


Sơn Văn
Khi đọc đầu đề này hẳn có người nghĩ rằng tôi sắp kể một câu chuyện tình na ná chuyện cổ tích phương Tây “Giai nhân và quái vật” đã làm mê say bao triệu người từ trẻ đến già trên toàn thế giới và vì vậy sẵn lòng chờ một giấc mơ hoa để rũ bỏ dù trong chốc lát những u uẩn của cuộc sống hiện tại. Nếu vậy thì tôi rất xin lỗi mà thưa rằng, những gì tôi nói ngay sau đây sẽ chẳng có vẻ gì của một chuyện tình, càng không phải là một chuyện tình có hậu.
Không nghi ngờ gì nữa, thống nhất đất nước là khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của mình, đặc biệt ở thế kỷ 20, bất luận ở bên nào của chiến tuyến, dù trong hàng ngũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Việt Cộng, hay thuộc lực lượng Việt Nam Cộng hòa chống cộng. Do đó, 30-4-1975 chắc chắn là cái tuyệt vời, cái vô cùng đẹp đẽ khi khép lại cuộc chiến thảm khốc kéo dài 20 năm không một ngày ngưng để nối liền non sông thành một dải. “Giai nhân” mà 30-4-1975 mang lại cho dân tộc Việt Nam chính là chỗ đó!
Thế nhưng oái ăm thay, cùng một lúc với “giai nhân”, 30-4-1975 đã mang lại cho người Việt Nam trên khắp đất nước một “quái vật”: Chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lênin (sau đây gọi tắt là “chủ nghĩa xã hội”).
Vậy tại sao chủ nghĩa xã hội lại là quái vật? Hỏi tức là trả lời, là vì chủ nghĩa xã hội hại nước, hại dân, hại người! Cụ thể, quái vật này hiện hình như mô tả sau đây.
1. Chủ nghĩa xã hội phản dân tộc
Có một sự thật là nội chiến hay chiến tranh giữa những người cùng dân tộc, cùng quốc gia dù không mong muốn thì nó vẫn xảy ra khi mâu thuẫn chính trị giữa họ đã lên đến đỉnh điểm mà không giải quyết được bằng biện pháp hòa bình. Nói cách khác, chiến tranh “huynh đệ tương tàn” không phải là riêng của quốc gia nào, mà đáng tiếc Việt Nam lại là một thí dụ nổi bật với Loạn 12 Sứ quân vào thế kỷ 10, chiến tranh Lê - Mạc vào thế kỷ 16, chiến tranh Trịnh - Nguyễn rồi chiến tranh giữa Tây Sơn và Trịnh, giữa Tây Sơn và Nguyễn vào các thế kỷ tiếp theo cho đến đầu thế kỷ 19, và hiển nhiên rồi, chiến tranh giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Việt Cộng và Việt Nam Cộng hòa ở thế kỷ 20.
Như vậy, nếu nội chiến là không thể tránh được thì vấn đề là ở chỗ người chiến thắng phải mau chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh mà hòa giải dân tộc là liệu pháp hàng đầu, cụ thể là không trả thù, không sỉ nhục người chiến bại dưới bất kỳ hình thức nào và ngay lập tức coi họ là những công dân đầy đủ của quốc gia thống nhất. Thế nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã đi ngược đạo lý dân tộc ấy vì chủ nghĩa xã hội mà chính quyền này theo đuổi.
Thực vậy, đối với chủ nghĩa xã hội thì không có “dân tộc” mà chỉ có “giai cấp”, không có “con người dân tộc” mà chỉ có “con người giai cấp” và vì “đấu tranh giai cấp” hay “cách mạng” là thường trực nên bất cứ ai không tán thành sự thống trị của giai cấp công nhân hay “vô sản” đều là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là đối tượng đàn áp của “chuyên chính vô sản” mà hiện thân là chính quyền cộng sản.
Điều này lý giải vì sao sau 30-4-1975, chính quyền cộng sản đã đưa cả trăm ngàn nhân viên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào các “trại tập trung cải tạo” – các nhà tù thực sự – với lý do duy nhất là họ đã phục vụ trong chính quyền “ngụy” đối nghịch. Lẽ dĩ nhiên, việc bỏ tù các “kẻ thù giai cấp” này của chính quyền cộng sản chỉ càng đào sâu hận thù dân tộc thay vì xóa bỏ nó. Chính sách gây hận thù dân tộc này còn được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đẩy lên kịch trần khi bỏ tù luôn cả người đòi nhà cầm quyền thực hiện hòa giải dân tộc, cụ thể là bỏ tù Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vì ông đã gửi Quốc hội “Kiến nghị trả tự do cho tất cả các tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc”!
Chủ nghĩa xã hội không chỉ phản dân tộc ở chỗ xóa bỏ “con người dân tộc” bằng cách luôn duy trì người Việt Nam trong tình trạng thù hận lẫn nhau như trên vừa chứng minh, mà còn tày trời hơn, ở chỗ muốn xóa bỏ luôn Tổ quốc của người Việt Nam với định danh “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” ghi trong Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 hiện hành.
Thực vậy, “Tổ quốc” trong tiếng Việt có nghĩa “Quốc gia do Tổ tiên tạo lập”, đồng nghĩa Tổ quốc của người Việt Nam chỉ có một, là quốc gia do Tổ tiên của người Việt Nam là Vua Hùng tạo lập. Do đó “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” không gì khác hơn là phủ nhận Vua Hùng, phủ nhận chính quốc gia của người Việt Nam đã có từ 4000 năm nay hay phủ nhận chính Tổ quốc của người Việt Nam!
Nhân đây cần khẳng định rằng lập luận “Tổ quốc phải gắn với chế độ chính trị” để biện minh cho “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” là hoàn toàn phản động, nếu không muốn nói là ngu xuẩn. “Tổ quốc phải gắn với chế độ chính trị” mặc nhiên có nghĩa một khi chế độ bị xóa bỏ thì Tổ quốc cũng mất theo. Vậy phải chăng người Việt Nam không còn Tổ quốc sau khi chế độ phong kiến bị xóa bỏ vào tháng 8 năm 1945 với việc đại diện của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Bộ trưởng Cù Huy Cận tiếp nhận sự thoái vị của Vua Bảo Đại nhà Nguyễn tại Ngọ Môn, Huế?! Nhìn ra nước ngoài, phải chăng người Nga và những dân tộc khác ở Đông Âu không còn Tổ quốc sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước họ sụp đổ, tan tành trong vỏn vẹn vài năm, từ 1989 đến 1991?! Vả lại, nói “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” thì phải chăng hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không còn Tổ quốc?!
Cũng như vậy, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng Cộng sản luôn tuyên truyền là một sự xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam không hơn không kém.
Thực vậy, Độc lập dân tộc mà nhân dân Việt Nam đã giành được cách đây 68 năm hoàn toàn không dính dáng đến chủ nghĩa xã hội, điều này có thể thấy rõ trong Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Không những thế, việc Đảng Cộng sản Việt Nam – lúc bấy giờ có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương – tự giải thể vào ngày 11-11-1945, chỉ hai tháng sau khi nền Cộng hòa ra đời, dù trong thực chất có là hình thức đi nữa thì đối với yêu cầu đối nội và đối ngoại của lịch sử lúc bấy giờ, việc giành độc lập của nhân dân Việt Nam là để thực hiện quyền dân tộc tự quyết chứ tuyệt nhiên không phải để xây dựng chủ nghĩa xã hội như một mục đích tự thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, và về khách quan, đấy cũng là bằng chứng chứng tỏ sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam gây trở ngại cho danh nghĩa bảo vệ và củng cố nền Độc lập dân tộc còn trứng nước. Ngoài ra, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” không gì khác hơn là phủ định sạch trơn Độc lập dân tộc mà người Việt Nam đã giành được dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Ngô Quyền, Lê Lợi trước phong kiến Trung Hoa, hay nói ngắn gọn, xóa bỏ toàn bộ lịch sử đấu tranh giành Độc lập của dân tộc Việt Nam!
Không dừng lại ở phủ nhận, xuyên tạc Tổ quốc và Độc lập dân tộc của người Việt Nam, chủ nghĩa xã hội xâm hại ngay chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Năm 1988, Trung Quốc đã dùng hải quân tấn công quần đảo Trường Sa, giết chết 64 sĩ quan, chiến sĩ Việt Nam và chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo này của Việt Nam. Thế nhưng, vì “đại cục xã hội chủ nghĩa”, từ bấy cho đến mãi gần đây Chính phủ Việt Nam im re, không hề lên án hành vi xâm lược này của “đồng chí” Trung Quốc. Thực ra, không phải đến năm 1988 chủ nghĩa xã hội mới xâm hại chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. 30 năm trước đó, năm 1958, vì “đại cục xã hội chủ nghĩa” Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai công hàm gián tiếp công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, điều này giải thích vì sao chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không hề phản ứng dù chỉ là tí chút trước việc Trung Quốc vào năm 1974 dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý. Những hành vi không thể chấp nhận này mà nguyên nhân là chủ nghĩa xã hội của chính quyền cộng sản Việt Nam càng lộ rõ khi cách đây vài năm chính quyền này bắt giam một số công dân Việt Nam vì họ đã lên tiếng khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” với lý do không có gì ngược đời hơn là những người yêu nước này đã “xâm phạm an ninh quốc gia”, cũng như là chính quyền đã không chịu công nhận liệt sĩ cho các quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, hành vi đáng lo ngại nhất của chính quyền cộng sản Việt Nam khiến cả dân tộc mất ăn mất ngủ vẫn đang là câu chuyện ở phía trước. Thực vậy, trước âm mưu dùng vũ lực thôn tính nốt quần đảo Trường Sa và độc chiếm Biển Đông đã quá rõ ràng của Trung Quốc – hiện đang sở hữu các phương tiện chiến tranh trên biển gấp bội lần Việt Nam – TS luật Cù Huy Hà Vũ đã nhiều lần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam khẩn trương liên minh quân sự với Mỹ để bảo vệ thành công quần đảo Trường Sa và tiến tới thu hồi quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam nên Biển Đông, vì Mỹ không chỉ là siêu cường quân sự duy nhất trên thế giới mà còn là nước duy nhất trên thế giới có chiến lược quân sự Châu Á – Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn bành trướng bằng vũ lực của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt ở Đông Nam Á. Thế nhưng Chính phủ Việt Nam đã bác bỏ liên minh quân sự với Mỹ vì cho rằng cái giá phải trả cho liên minh này là mất chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, chính quyền cộng sản Việt Nam thà “mất nước”, mất lãnh thổ quốc gia vào tay Trung Quốc chứ nhất định không chịu mất chủ nghĩa xã hội!
2. Chủ nghĩa xã hội phản dân chủ, chống lại xã hội
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam do Chính phủ Việt Nam chủ trì biên soạn, “chuyên chính” là “trực tiếp dùng bạo lực (đối lập với dân chủ) để áp đặt ý chí của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị”. Vậy chủ nghĩa xã hội hay chế độ xã hội chủ nghĩa đồng nhất với “chuyên chính vô sản” dứt khoát là một chế độ phản dân chủ, trên thực tế, ngược lại với dân chủ (cạnh tranh bình đẳng, phi bạo lực giữa các cá nhân, các đảng phái nhằm cung ứng cho quốc gia, xã hội và các công dân không chỉ một sự quản lý tốt nhất mà cả một sự bảo vệ tốt nhất), Đảng Cộng sản Việt Nam – “đội tiên phong của giai cấp công nhân (vô sản) – sau ngày thống nhất đất nước đã thẳng thừng áp đặt sự thống trị của đảng này đối với nhân dân Việt Nam bằng quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” tại Điều 4 cả trong Hiến pháp 1980 lẫn trong Hiến pháp hiện hành.
Cần phải nói ngay rằng bộ mặt phản dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa lộ rõ không chỉ ở sự áp đặt Điều 4 Hiến pháp mà còn ở nội dung phi logic của điều này.
Thực vậy, Điều 2 Hiến pháp khẳng định: “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”, tức nhân dân là chủ duy nhất của Nhà nước, đồng nghĩa Nhà nước không thể phục tùng hay chịu sự lãnh đạo của ai khác ngoài nhân dân là chủ duy nhất của mình. Có nghĩa là, Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt nhiên không phải là chủ của Nhà nước thì không thể điều khiển lãnh đạo Nhà nước được!
Ngoài ra, khái niệm “lãnh đạo” của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước là sản phẩm của sự dốt nát, yếu kém cực kỳ về lý luận. Đảng Cộng sản Việt Nam hay bất cứ đảng phái nào khác có thể “lãnh đạo” với nghĩa tổ chức giành chính quyền về tay nhân dân thì chỉ nhân dân, chứ không phải đảng phái quyết định đường lối quốc gia cũng như cách thức hoạt động của chính quyền hay Nhà nước. Cụ thể là nhân dân thực hiện các quyết định sống còn này của mình hoặc trực tiếp bằng lá phiếu – gọi là “dân chủ trực tiếp” – hoặc gián tiếp thông qua các đại diện của mình được bầu ra ở cấp quốc gia (đại biểu Quốc hội) và ở cấp địa phương (đại biểu Hội đồng nhân dân) – gọi là “dân chủ đại diện” hay “dân chủ ủy quyền”. Theo logic đó, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hay đảng phái khác hoặc người không thuộc đảng phái nào được nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu vào các cơ quan quyền lực Nhà nước mà ở đây là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp chỉ là để thực hiện ý chí của nhân dân hay chỉ là “đầy tớ của nhân dân” như chính Hồ Chí Minh đã nói, chứ không thể làm điều ngược lại là áp đặt ý chí chủ quan của mình cho nhân dân. Để nói, không thể có chuyện đầy tớ “lãnh đạo”, bắt ông chủ, bà chủ phục tùng mình được.
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam hay bất cứ đảng phái nào khác có thể “lãnh đạo” nhân dân nhưng chỉ trong trường hợp dùng vũ lực giành chính quyền về tay nhân dân, đồng nghĩa một khi chính quyền về tay nhân dân thì sự “lãnh đạo” có tính đảng phái này sẽ tự động mất đi và thay vào đó nhân dân sẽ quyết định tất cả, từ đường lối quốc gia cho đến bộ máy thực hiện đường lối đó. Còn như Đảng Cộng sản Việt Nam khăng khăng mình phải “lãnh đạo Nhà nước” thì đó là đảng này phủ nhận chủ quyền của nhân dân, là chống lại nhân dân!
Bên cạnh đó, quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước” thì tréo ngoe với nhiều quy định khác trong Hiến pháp, trước hết với Điều 2 và Điều 83.
Điều 2 Hiến pháp quy định Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền”, tức Nhà nước chỉ tuân theo Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật, gọi chung là pháp luật. Do Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như bất cứ đảng phái nào khác, không phải là pháp luật nên Nhà nước không thể chịu sự “lãnh đạo” hay điều khiển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cũng như vậy, Điều 83 Hiến pháp quy định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, điều này có nghĩa không có quyền lực hay lực lượng nào đứng trên, làm “sếp” của Quốc hội để có thể “lãnh đạo”, áp đặt ý chỉ chủ quan của mình cho Quốc hội ngoài chính người đã “đẻ” ra Quốc hội là nhân dân!
Tương tự, Điều 64 Hiến pháp quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Do đó nếu nói Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo xã hội” tức là “lãnh đạo gia đình”, tức “lãnh đạo mọi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, từ ái ân giữa vợ và chồng cho đến cách nuôi dạy con cái, đối xử với ông bà…”, thì không gì khác hơn là can thiệp vào đời sống gia đình, đời sống riêng tư là đối tượng bảo hộ của luật pháp, đó chưa nói là bất khả thi bởi không ai có thể “lãnh đạo” hay điều khiển các quan hệ gia đình ngoài chính các thành viên gia đình trên cơ sở đạo lý xã hội và pháp luật có liên quan.
Mở rộng ra, xã hội là tập hợp các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, đạo đức… vô cùng đa dạng và phức tạp. Nói cách khác, “xã hội” đồng nhất với “đa dạng và phức tạp”. Vậy “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hội” tức buộc các quan hệ xã hội hoạt động theo ý chí chủ quan của đảng này, rõ ràng là “triệt tiêu sự đa dạng và phức tạp” của xã hội, đồng nhất với “phá xã hội”!
3. Chủ nghĩa xã hội chống lại các quyền con người
Trước hết cần ghi nhận rằng nhiều quyền con người đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam mà sau đây là một số cơ bản nhất.
Điều 69 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Điều 70 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào… Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.
Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam đã tham gia một số điều ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự. Điều 19 Công ước này quy định:
  1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
  2. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao giồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến…
  3. Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội.
Thế nhưng, chủ nghĩa xã hội là “nói một đằng làm một nẻo”. Những quyền con người nói trên đều bị chính quyền cộng sản Việt Nam chà đạp trên thực tế.
Để triệt tiêu quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin, chính quyền cộng sản đặt ra “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” – Điều 88 Bộ luật Hình sự. Cụ thể là chính quyền cộng sản vin vào tội danh này để bỏ tù tất cả những ai bày tỏ quan điểm chính trị trái ngược với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản án phúc thẩm của Tòa án tối cao nhân danh Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kết án TS luật Cù Huy Hà Vũ tự nó đã nói lên tất cả.
Bản án ghi “Bị cáo và các luật sư cho bị cáo cũng như một số ý kiến quan tâm đến việc xét xử sơ thẩm bị cáo Cù Huy Hà Vũ cho rằng: Việc kết án Cù Huy Hà Vũ là vi phạm Điều 69 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự (1966) mà Việt Nam đã tham gia Công ước này năm 1988. Hội đồng xét xử thấy: Điều 69 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Khoản 2 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự cùng quy định “Mọi người có quyền tự do ngôn luận…”. Nhưng Khoản 3 Điều 19 của Công ước này lại quy định “Việc áp dụng các quyền được quy định tại Khoản 2 Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể là đối tượng chịu một số hạn chế nhất định được quy định trong pháp luật và cần thiết để… bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy, Điều 88 của Bộ luật Hình sự quy định về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là cụ thể hóa Điều 69 của Hiến pháp và hoàn toàn phù hợp với Khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế các quyền chính trị, dân sự (1966) mà Việt Nam đã tham gia năm 1982”.
Như mọi người đã thấy, sau câu “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” và câu “có quyền được thông tin” tại Điều 69 của Hiến pháp là dấu “;” (chấm phẩy), tức là nghĩa của các câu này trọn vẹn. Nói cách khác, các quyền con người – quyền công dân này không bị ràng buộc bởi bất cứ quy định pháp luật nào khác. Thế nhưng Tòa án tối cao đã làm đậm câu “theo quy định của pháp luật” với ý “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” để từ đó nói “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là quy định của pháp luật mà công dân phải tuân theo khi thực hiện các quyền trên. Tóm lại, chỉ riêng việc Tòa án tối cao cố ý xuyên tạc lời văn của Điều 69 Hiến pháp cũng đã đủ triệt tiêu lập luận “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là “cụ thể hóa Điều 69 của Hiến pháp” của chính cơ quan tư pháp tối cao này, đồng nghĩa Điều 88 Bộ luật Hình sự là không có căn cứ pháp lý nên phải xuyên tạc Hiến pháp để hỗ trợ!
Vả lại, cứ cho là Hiến pháp quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật” thì Điều 88 Bộ luật Hình sự quyết không thể là quy định pháp luật mà công dân phải tuân theo, bởi không pháp luật nào lại bắt công dân tuân theo tội phạm cả! Thật vậy, nếu thay “theo quy định của pháp luật” bằng Điều 88 Bộ luật Hình sự thì sẽ có “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Thật không thể điên khùng hơn! Còn nếu Tòa án tối cao cho rằng “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là cụ thể hóa các quyền của con người – quyền công dân quy định tại Điều 69 Hiến pháp – thì quan điểm này của cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hơn cả điên khùng, là phản pháp luật đến cùng cực vì đã biến các “quyền” của công dân thành “tội phạm”!
Chưa hết, chính Khoản 3 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự mà Tòa án tối cao đã dẫn để biện minh cho sự tồn tại của “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, oái oăm thay, lại có tác dụng “gậy ông đập lưng ông” phủ định chính tội danh này. Thực vậy, như mọi người đã thấy, theo quy định này của Công ước, để bảo vệ an ninh quốc gia… quyền tự do ngôn luận và các quyền có liên quan có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, với điều kiện này phải được quy định trong pháp luật. Thế nhưng trong pháp luật của Việt Nam đã không có quy định nào hạn chế quyền tự do ngôn luận và các quyền có liên quan. Còn Điều 88 Bộ luật Hình sự dứt khoát không phải là quy định pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và các quyền có liên quan như trên đã chứng minh. Nói cách khác “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chỉ có thể tồn tại sau khi pháp luật đã có quy định “cấm tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì tội danh được định ra là để xử lý bằng biện pháp hình sự hành vi vi phạm, điều mà pháp luật cấm. Thế nhưng quy định “cấm tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” sẽ không bao giờ có thể “xuất đầu lộ diện” trong pháp luật Việt Nam vì nó hoàn toàn trái với quy định “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp” tại Khoản 1 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự mà Việt Nam là thành viên.
Kết luận lại, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” phải bị xóa bỏ vì hoàn toàn trái với Khoản 1 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự mà Việt Nam là thành viên và Điều 69 Hiến pháp Việt Nam!
Cũng cần nói thêm rằng chính quyền cộng sản cấm báo chí tư nhân trong khi thực chất của quyền tự do báo chí là cá nhân hay tư nhân được ra báo chí. Bản thân khái niệm “tự do” xuất phát và gắn liền với khái niệm “cá nhân”, hay nói cách khác, “cá nhân” không tồn tại thì “tự do” không tồn tại!
Về quyền lập hội, quyền biểu tình của công dân, các quyền này chỉ có thể được pháp luật bảo hộ sau khi các quyền này được luật hóa như quy định tại Điều 69 Hiến pháp 1992. Thế nhưng cho đến nay, đã 21 năm trôi qua, Luật về Hội và Luật Biểu tình vẫn chưa được ban hành, đồng nghĩa với quyền lập hội, quyền biểu tình “có cũng như không”, hay nói đúng hơn các hội, các cuộc biểu tình ở Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất hợp pháp và vì vậy có thể bị chính quyền cộng sản dẹp bỏ bất cứ lúc nào và những người tổ chức luôn có thể bị chính quyền này khép vào “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” quy định Điều 258 Bộ luật Hình sự, hay vào “Tội gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự.
Nhân đây cần khẳng định rằng “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” là trái pháp luật vì “lợi dụng” không phải là hành vi vi phạm pháp. Pháp luật không chặt, hở, để ai đó lợi dụng thì đó là lỗi của các nhà làm luật. Nói cách khác, tội danh này được chính quyền cộng sản Việt Nam đặt ra là để loại bỏ chính các quyền tự do, dân chủ của công dân!
Cũng như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Điều 70 Hiến pháp là không thực chất chừng nào còn Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Thực vậy, tín ngưỡng hay tôn giáo suy cho cùng đều là hệ tư tưởng và chủ nghĩa Mác - Lênin cũng là hệ tư tưởng. Do đó, một khi đã khẳng định tự tín ngưỡng, tự do tôn giáo thì đương nhiên tín ngưỡng, tôn giáo không thể bị “lãnh đạo” hay định hướng, điều khiển bởi hệ tư tưởng nào khác mà ở đây là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là chưa nói đến quan điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” của chủ nghĩa Mác-Lênin, theo đó, những người cộng sản phải giải thoát nhân dân khỏi sự đầu độc của tôn giáo, tức coi tôn giáo là địch thủ, là đối tượng mà những người cộng sản phải trừ bỏ!
Về quy định “những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” cũng tại Điều 70 Hiến pháp thì quy định này đồng nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo bị cấm cản, đàn áp khi nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo bị chính quyền bị xóa bỏ và chiếm đóng trái pháp luật. Cần khẳng định rằng nghĩa trang của giáo xứ là nơi thờ tự của đạo Thiên Chúa (Kitô giáo). Do đó, việc chính quyền Đà Nẵng năm 2009 đã chiếm lấy nghĩa trang của Giáo xứ Cồn Dầu và bỏ tù một số giáo dân do những người này đã đưa một số giáo dân khác vừa qua đời đến chôn ở nghĩa trang này là hành vi đàn áp tôn giáo không hơn không kém!
Lẽ dĩ nhiên còn rất nhiều quyền con người - công dân khác như quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tài sản đối với đất đai… bị chính quyền cộng sản xâm hại nghiêm trọng mà khuôn khổ của một bài viết không đủ để liệt kê đầy đủ. Tuy nhiên, một số dẫn chứng về việc chính quyền cộng sản xâm hại nghiêm trọng nhân quyền đã nêu ở trên cũng đã đủ để cho thấy chủ nghĩa xã hội hay chế độ xã hội chủ nghĩa là điển hình của đàn áp nhân quyền!
4. Chủ nghĩa xã hội mang lại đói nghèo và tham nhũng
Trước hết phải khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản không gì khác hơn là kinh tế tư nhân đồng nhất với kinh tế thị trường, còn chủ nghĩa xã hội lại chủ trương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tức là xóa bỏ kinh tế tư nhân, xóa bỏ kinh tế thị trường thông qua “công hữu hóa tư liệu sản xuất” mà sản phẩm là các doanh nghiệp Nhà nước.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy chủ nghĩa xã hội chỉ mang lại đói nghèo cho tuyệt đại đa số người dân, đẩy Việt Nam đến bờ vực phá sản với lạm phát 900% vào năm 1985 dẫn tới ăn mày đầy đường!
Để sống sót, từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành “Đổi mới”, bước đầu đi theo chủ nghĩa tư bản bằng cách thừa nhận kinh tế tư nhân đồng nhất với kinh tế thị trường và “tự diễn biến hòa bình” từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản này đã cơ bản hoàn tất với việc Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức cho đảng viên làm kinh tế tư nhân vốn bị đảng này coi là “bóc lột”. Mặc dầu vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không chịu công khai thừa nhận sự phá sản của chủ nghĩa xã hội và để bao biện cho việc rốt cuộc đã phải thực hiện kinh tế thị trường – hiện thân của chủ nghĩa tư bản – đảng này đã biến báo kinh tế thị trường bằng cách gắn cho nó cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên sự bao biện này của Đảng Cộng sản Việt Nam là công cốc. Thực vậy, như đã nêu trên, “chủ nghĩa xã hội” hay “xã hội chủ nghĩa” đồng nhất với “xóa bỏ kinh tế thị trường”. Vậy khi thay “xã hội chủ nghĩa” trong “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” bằng “xóa bỏ kinh tế thị trường” thì ta có “kinh tế thị trường định hướng xóa bỏ kinh tế thị trường” ngớ ngẩn không kể xiết! Ngoài ra, chỉ riêng việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu (EU) đầu năm 2013 luôn khẩn khoản đề nghị các nước này công nhận Việt Nam có “nền kinh tế thị trường” chứ không phải “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng đã đủ cho thấy để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay, Việt Nam không thể không từ bỏ chủ nghĩa xã hội!
Chủ nghĩa xã hội cũng đồng nhất với tham nhũng. Như trên đã đề cập, chủ nghĩa xã hội chủ trương quốc hữu hóa nền kinh tế. Nhà nước trực tiếp kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, nghĩa là nhà nước vừa là người quản lý đồng nhất với giám sát, kiểm soát tài sản quốc gia vừa là người sử dụng tài sản ấy, tức là làm cái chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” theo cách nói dân gian. Nói cách khác, nhà nước không phải chịu bất cứ giám sát, kiểm soát nào trong việc sử dụng tài sản quốc gia và chính lỗ hổng thể chế này đã tạo ra tham nhũng – tham nhũng thể chế!
Tóm lại, doanh nghiệp nhà nước là kênh chủ yếu để những người nắm giữ quyền lực Nhà nước, mà ở đây là các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham nhũng tột mức bằng mọi thủ đoạn, làm đất nước điêu đứng, mà các vụ VINASHIN, VINALINES là những bằng chứng điển hình. Điều này lý giải vì sao Hiến pháp 1992 hiện hành vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, cơ bản là lỗ! Trong các lĩnh vực phi kinh doanh cũng vậy, tham nhũng tràn lan bởi sự độc quyền cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã loại trừ tính minh bạch trong sử dụng ngân sách Nhà nước. Tình hình nghiêm trọng đến mức ngay Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã phải thừa nhận tham nhũng chính là quốc nạn.
Kết
Hẳn có người đặt câu hỏi, chủ nghĩa xã hội quái vật như thế, gây hại, tàn phá con người và đất nước Việt Nam như thế thì phải chăng thống nhất đất nước vào 30-4-1975 dưới màu cờ đỏ sao vàng là sai lầm?
Như trước đây và ngay ở đầu bài viết này tôi đã nói thống nhất đất nước là khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt Nam bất luận chính kiến và vì vậy 30-4-1975 là tất yếu của lịch sử, mà đã là tất yếu thì không thể sai lầm! Vấn đề là ở chỗ chủ nghĩa xã hội hay chế độ xã hội chủ nghĩa đã không do nhân dân lựa chọn mà do Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt. Để nói chủ nghĩa xã hội chống lại con người và quốc gia Việt Nam đã có thể loại trừ nếu như nhân dân Việt Nam đã có quyền quyết định chế độ cho chính mình.
Như Hiến pháp quy định, nhân dân là chủ nhân duy nhất của đất nước. Do đó, nhân dân, chứ không phải ai khác quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương nơi cư trú và nhân dân thực hiện sứ mệnh này hoặc trực tiếp bằng lá phiếu hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trên tinh thần đó, những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trong đó có chế độ chính trị được xác định trong Hiến pháp phải được nhân dân trực tiếp quyết định bằng hình thức bỏ phiếu về Dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối (2/3 số đại biểu Quốc hội), hình thức mà Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nền Cộng hòa – gọi là phúc quyết của nhân dân về Hiến pháp. Nói cách khác, chừng nào Hiến pháp chưa được nhân dân trực tiếp làm ra dưới hình thức phúc quyết về Hiến pháp thì không thể nói nhân dân đã được quyền làm chủ đất nước hay là đã có dân chủ, càng không thể nói chế độ chính trị mà ở đây là chủ nghĩa xã hội đã được nhân dân Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên, có một thực tế là trong điều kiện chiến tranh thì quyền phúc quyết của nhân dân về Hiến pháp là không thể thực hiện được như trường hợp của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, điều này có nghĩa là trong điều kiện hòa bình thì không thể có lý do gì nhân dân không thực hiện chủ quyền cao nhất ấy của mình!
Thế nhưng như tất cả mọi người đều thấy, sau khi đất nước đã được thống nhất, hòa bình đã được lập lại vào 30-4-1975, nhân dân đã không được chính quyền cộng sản trao quyền phúc quyết về Hiến pháp, dù đó là Hiến pháp 1980 hay Hiến pháp 1992, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội hay chế độ xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ là lựa chọn của nhân dân Việt Nam theo đúng nghĩa đen của từ này.
Kết luận lại, để thực sự trở thành chủ nhân của đất nước, quyết định vận mạng chính trị của chính mình thì nhân dân Việt Nam không có cách nào khác là phải trực tiếp làm Hiến pháp thông qua phúc quyết về Hiến pháp mới hoặc Hiến pháp sửa đổi. Điều này có nghĩa là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sau khi được Quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối phải được đưa ra trưng cầu dân ý để nhân dân phúc quyết, trừ trường hợp vì lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam quyết định làm Dự thảo Hiến pháp mới để sau đó trình nhân dân quyết định.
Cho dù quái vật chủ nghĩa xã hội không phục thiện để trở thành người để câu chuyện 30-4-1975 có được cái kết có hậu như trong cổ tích “giai nhân và quái vật” thì sự tồn tại của giai nhân là báo hiệu sự xuất hiện của anh hùng để làm nên câu chuyện mới – câu chuyện “Anh hùng cứu Mỹ nhân”. Hẳn nhiên rồi, Anh hùng bao mong đợi ấy chính là Dân chủ bởi không thể nào khác được!
Một ngày không xa, “Dân chủ - Anh hùng” sẽ lên ngôi để cùng “Thống nhất đất nước – Giai nhân” làm nên câu chuyện tình đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Thực tế lịch sử cho phép ta được quyền tin như thế!
29/4/2013
S.V.

Sunday, April 28, 2013

Tổng thống Ukraine: Thiệt hại từ thảm họa Chernobyl sẽ lên đến khoảng 180 tỷ USD vào năm 2015



Tổng thống Ukraine: Thiệt hại từ thảm họa Chernobyl sẽ lên đến khoảng 180 tỷ USD vào năm 2015

Kiev, Ukraine, ngày 26 tháng 4 năm 2013 / PRNewswire
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Một góc Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - Ảnh: Đỗ Hùng
Một góc Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl – Ảnh: Đỗ Hùng

Để giảm thiểu các thiệt hại kinh tế từ thảm họa có thể đạt đến mức 180 tỷ USD vào năm 2015, điều quan trọng là cần phải đạt được một chương trình phát triển toàn diện cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Lời tuyên bố như vậy đã được Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych thố lộ trong chuyến viếng thăm nhà máy điện hạt nhân bị hủy hoại tại Chernobyl vào ngày kỷ niệm năm thứ 27 của thảm họa hạt nhân Chernobyl. Việc xây dựng một cấu trúc an toàn (nhà mồ) mới bao phủ khu nhà máy bị thiệt hại là một trong những khía cạnh cốt lõi của công tác chuyển đổi khu vực này thành một khu vực sinh thái an toàn, Tổng thống Yanukovych tái xác nhận.
Khoảng 2.700 người vẫn đang làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mặc dù thực tế rằng lò phản ứng cuối cùng tại đây đã được đóng cửa vào năm 2000. Quốc hội Ukraine đã thông qua một chương trình chấm dứt toàn bộ hoạt động nhà máy bao gồm bốn giai đoạn: tinh lọc nhiên liệu hạt nhân (2010-2013), bảo tồn các hệ thống lò phản ứng (2013-2022), giảm phóng xạ của hệ thống (2022-2045), và tháo dỡ chúng (2045-2065).
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ của Ukraine, ông Mykola Azarov, cho biết các công trình xây dựng một cấu trúc bao phủ (nhà mồ) mới giữ an toàn cho lò phản ứng thứ tư ở khu nhà máy Chernobyl đang được tiến hành và sẽ được hoàn tất vào năm 2015. Dự án cấu trúc nhà mồ an toàn mới sẽ bao bọc toàn bộ nhà máy điện hạt nhân bị huỹ hoại, được hỗ trợ bởi hơn 40 quốc gia, thông qua Quỹ hỗ trợ Chernobyl, được thành lập vào năm 1997.
Hiện nay, lò phản ứng hạt nhân bị nổ vẫn còn được bao bọc bởi cấu trúc nhà mồ ban đầu được xây dựng vội vàng khi những người lính cứu hỏa và nhân viên đội cứu hộ dập tắt ngọn lửa trong lò phản ứng hạt nhân. Hơn 400 ngàn mét khối bê tông và 7.300 tấn kim loại được sử dụng để khóa kín nhiều tấn chất phóng xạ uranium, plutonium, corium, và bụi ô nhiễm phóng xạ. Mạo hiểm cả sức khỏe và mạng sống của mình, có khoảng 600.000 người tham gia trong các hoạt động cứu hộ tại Chernobyl trong khoảng thời gian kéo dài vài năm sau khi xảy ra vụ thảm họa hạt nhân tại đây.
Do kết quả của vụ nổ tại lò phản ứng thứ tư ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, cách thủ đô Kiev của Ukraine 100 km về phía bắc, các chất phóng xạ đã gây ô nhiễm khu vực 145 ngàn km vuông, bao gồm cả các vùng lãnh thổ của Ukraine, Belarus và Nga. Gần 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Khu vực có bán kính 30 km xung quanh nhà máy chính thức vẫn không có người ở.

Nguồn: Tin thế giới Ukraina
***
Bản gốc:
Losses from Chernobyl Disaster to Approximate USD 180 Billion in 2015 – Ukrainian President
KYIV, Ukraine, April 26, 2013 /PRNewswire/ –
In order to minimize the economic losses from the disaster which may reach USD 180 billion in 2015, it is important to come up with a comprehensive development program for the regions affected by the Chornobyl Nuclear Power plant explosion in 1986. Such statement was made by the President of Ukraine Viktor Yanukovych during his visit to the plant in Chornobyl on the 27th anniversary of the nuclear disaster. Construction of a new safe confinement is one of the core aspects of converting the zone into an ecologically safe area, reiterated President Yanukovych.
About 2,700 people are still employed at the Chornobyl Nuclear Power plant, despite the fact that the last reactor has been shut down in 2000. The parliament of Ukraine has adopted a program of plant decommissioning which includes four stages: extracting the nuclear fuel (2010-2013), conservation of the reactor systems (2013-2022), decreasing radioactivity of the systems (2022-2045), and dismantling them (2045-2065).
On April 26, 2013, the Prime Minister of Ukraine Mykola Azarov informed that the works on the new safe confinement for the fourth reactor at the Chornobyl plant are underway and will be concluded in 2015. The New Safe Confinement project, supported by more than 40 donor nations, is funded through The Chornobyl Shelter Fund, established in December 1997.
Currently, the reactor is contained by the original sarcophagus, constructed hastily as the firemen and rescue team workers put out the fire in the reactor. More than 400 thousand m3 of concrete and 7,300 tons of metal were used to lock in tons of uranium, plutonium, radioactive corium, and contaminated dust. Risking their health and life, about 600,000 people participated in the rescue works at Chornobyl over the period of several years after the disaster.
As a result of the explosion at the fourth reactor at the Chornobyl Nuclear Power plant, located 100 kilometers north of the capital of Ukraine Kyiv, radioactive substances contaminated the area of 145,000 square kilometers, including the territories of Ukraine, Belarus, and Russia. Nearly 5 million people were affected by the disaster. The area with the radius of 30 kilometers around the plant officially remains uninhabited.

SOURCE Worldwide News Ukraine

Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima

http://www.boxitvn.net/bai/46588

Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima



Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân tai nạn phóng xạ được tổ chức vào ngày 26 tháng Tư. Vào ngày này năm 1986, tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra thảm họa khủng khiếp, buộc nhân loại phải suy tư nghiêm túc về độ an toàn của điện hạt nhân.

Nguyên tử hòa bình đã đi vào cuộc sống của loài người từ hơn năm chục năm trước. Các lò phản ứng hạt nhân đã tạo điều kiện không chỉ làm giảm “cơn đói năng lượng”, mà còn cải thiện môi trường ở hàng loạt quốc gia. Có thể lấy nước Pháp như ví dụ điển hình. 75% năng lượng ở đất nước này nhận được từ các nhà máy điện hạt nhân, nhờ đó lượng khí carbon dioxide thải vào khí quyển đã giảm xuống 12 lần. Có vẻ như điện hạt nhân là lựa chọn lý tưởng. Thế nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra sự cố. Trong khi đó, suốt thời gian tồn tại năng lượng hạt nhân đã ghi nhận nhiều tai nạn và sự cố ở mức độ nghiêm trọng khác nhau tại các nước trên thế giới. Tổng cộng khoảng 400 vụ. Lớn nhất là thảm họa Chernobyl ở Ukraina, tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Mỹ tại Three Mile Island năm 1979 và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản “Fukushima-1″ trong năm 2011. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, Fukushima đã vượt cả Chernobyl về tổng phát thải phóng xạ cao gấp hơn hai chục lần. Nguyên nhân gây tai nạn rất khác nhau, nhưng kinh nghiệm của các sự kiện này được các chuyên gia nghiên cứu đến từng chi tiết, ông Sergey Pikin Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng nhận xét.
“Điều chính yếu nhất là loài người trong tình huống tai nạn kỹ thuật hóa ra vô phương bảo vệ và dễ bị tổn thương. Vì vậy cần suy tính trước về những sự cố có thể xảy ra, thi hành những cố gắng trung hòa tác hại và giảm thiểu mức độ rủi ro. Ở đây quan tâm đến vấn đề an toàn là yêu cầu hết sức quan trọng”.
Trên thế giới ngày nay hiện hữu khoảng 440 – 450 lò phản ứng. Hơn 60 lò đang được xây dựng. Dù sao chăng nữa, vụ tai nạn mới nhất tại Nhật Bản đã phá hoại nghiêm trọng hình tượng uy tín của điện hạt nhân, dù đã mất gần ba thập kỷ khắc phục hệ quả sau thảm họa Chernobyl. Trong tương quan này, đã gia tăng nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, ông Oleg Dvoinikov Tổng biên tập tạp chí “Chiến lược hạt nhân” nhận xét.
“Đương nhiên hiện hữu những phương án đối trọng thay thế. Có thể tạo ra cả các nhà máy điện khí hơi hỗn hợp và nhà máy điện đốt than. Nhưng đang có sự cân bằng công suất tối ưu. Giới chuyên viên nói rằng về nguyên tắc, có thể tồn tại trên hành tinh chứa gần một nghìn lò phản ứng hạt nhân. Vấn đề khác là song song với xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, cần phải giải quyết câu hỏi về chế xuất nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân đã qua sử dụng. Nhưng các lò phản ứng vẫn có triển vọng trong 30 – 40 năm tới, và các cơ sở này sẽ được xây dựng thêm”.
Trong ngày 26 tháng Tư, ở nhiều thành phố của Nga, Belarus và Ukraina đều tổ chức hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tai nạn và thảm họa bức xạ. Tại 10 nước châu Âu, dưới khẩu hiệu “Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima”, diễn ra “Tuần hành động toàn châu Âu”. Có những cuộc gặp mặt cảm động với những chuyên viên từng tham gia thanh lý tai nạn Chernobyl, những con người mà lòng can đảm và sự xả thân hy sinh đã giúp nhân loại vượt lên hậu quả khủng khiếp của cơn thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân bị sự cố.

Matxcơva tưởng niệm nạn nhân vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl


Tai nạn xảy ra cách đây 27 năm.Những người tham gia xử lý tai nạn, con cháu của họ đã tập trung tại Quảng trường Suvorov. Họ dành một phút im lặng để tưởng nhớ các nạn nhân và thả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã khuất. Xe cứu hỏa đã bật đèn ở đây vào lúc 01:23 MSK – tại thời điểm khi 4 lò phát bị nổ. Tai nạn Chernobyl là thảm họa nhân tạo lớn nhất trong lịch sử “nguyên tử hòa bình”.

***

Các nước kỷ niệm 27 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl

Ngày 26/4, ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã có nhiều hoạt động kỷ niệm 27 năm vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.

Người dân Ukraine thắp nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Chernobyl tại Slavutich, cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 50 km (Ảnh: AFP/TTXVN).
Người dân Ukraine thắp nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Chernobyl tại Slavutich, cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 50 km (Ảnh: AFP/TTXVN).
Tại thủ đô Mátxcơva của Nga, những người từng tham gia xử lý tai nạn, con cháu của những người đã mất trong thảm họa này đã tới vườn hoa Suvorov để tham gia các hoạt động kỷ niệm. Họ đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân và thả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã mất.

Các xe cứu hỏa ở đây đã bật đèn vào lúc 01:23 (giờ Mátxcơva), thời điểm lò phản ứng số 4 phát nổ 27 năm về trước. Có tới 800.000 công dân Liên Xô đã được huy động để khắc phục hậu quả của vụ nổ thảm khốc này. Đây được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử “nguyên tử hòa bình”.
Trong khi đó, tại Belarus, các hoạt động kỷ niệm thảm họa Chernobyl diễn ra trên khắp cả nước. Người dân đã đến các nhà thờ đạo Chính thống và đạo Thiên chúa để cầu nguyện cho những người đã mất và những người tiếp xúc với phóng xạ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tới thăm những khu vực bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy Chernobyl.
Belarus là quốc gia được các chương trình cứu trợ quốc tế quan tâm sau thảm họa Chernobyl. Trong thời gian tới, sẽ có chương trình mới về hành động chung khắc phục hậu quả vụ Chernobyl trong khuôn khổ các nước liên minh Belarus và Nga, giai đoạn 2013-2016.
Ukraine, quốc gia phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của vụ nổ Chernobyl, cũng có nhiều hoạt động tưởng niệm những người thiệt mạng. Tại thủ đô Kiev, Ukraine, và các khu vực trung tâm đã diễn ra các buổi lễ cầu nguyện, mít tinh, và đặt vòng hoa tại các đài để tưởng nhớ những người thiệt mạng.
Ngày 26/4/1986, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy Chernobyl, phá hủy lò phản ứng số 4 và gây phát tán phóng xạ khắp Ukraine, lan sang Belarus và khu vực phía Tây nước Nga.
Nhà máy điện hạt nhân này nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine 110 m về phía Bắc. Hiện khu vực xung quanh nhà máy vẫn trong tình trạng nhiễm xạ, đã được khoanh vùng cấm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân trong những vùng lân cận bị nhiễm xạ ở mức thấp hơn tiếp tục là thách thức lớn đối với Ukraine.
Nguồn đọc thêm:
1. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=590793#ixzz2ReKAxLkC
2. http://www.xaluan.com/
Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=590793

Friday, April 26, 2013

27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận

http://www.boxitvn.net/bai/46567
http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/04/27-nam-sau-chernobyl-2-nam-sau.html

27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận

Thục-Quyên

Trong đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta ngày hôm nay, 27 năm sau thảm họa kinh hòang Chernobyl tại Ukraine, có bao nhiêu người đủ ăn đủ mặc, đủ học lực, đủ suy luận và có đủ thông tin để hiểu tương lai Ninh Thuận là một bãi rác hạt nhân khổng lồ, tương lai của người dân Ninh Thuận và con cháu họ là cái chết dần mòn, đau đớn, quằn quại vì bệnh ung thư máu, ung thư tuyến giáp trạng, dị tật bẩm sinh và biết bao hình trạng bệnh tật mới lạ khác?
Một điều chắc chắn là Ninh Thuận sẽ không đơn độc một mình. Cả nước Việt Nam ít nhiều sẽ cùng chung số phận vì phóng xạ là một hiểm họa không màu, không mùi, không vị, không biên giới, cho mọi lòai và kéo dài cho nhiều thế hệ. Đối diện với nó, con người vì không thấy, không ngửi không nếm, không sờ mó được nên bất lực, không đánh giá được chính xác tầm nguy hiểm của kẻ thù để biết nể sợ [1].
Một phần ba lãnh thổ Liên minh Châu Âu  đã bị ô nhiễm sau thảm họa Chernobyl (trích từ ORF.ON Science).
Một phần ba lãnh thổ Liên minh Châu Âu đã bị ô nhiễm sau thảm họa Chernobyl (trích từ ORF.ON Science).
Đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy bị nổ tại Chernobyl lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima đã tỏa rộng, vượt hơn ngàn cây số theo cả bốn phương đông, tây, nam, bắc, gây ô nhiễm nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu (Áo, Đức…), Scandinavia, Anh quốc, và tới tận miền Đông Hoa Kỳ.
Trong khi tính theo đường chim bay, tỉnh cực Bắc của VN là Hà Giang cách Ninh Thuận 1306 km, cực Nam là Cà Mau cách 497 km, Hà Nội cách 1088 km và Sài Gòn cách chỉ 266 km.
Sắp tới đây, chịu trách nhiệm về an tòan cho cả một dân tộc Việt là tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM – một tập đoàn với những vấn đề trầm trọng như tham nhũng, trình độ không đủ và kiến thức yếu kém của nhân viên, cũng như tài liệu thiết kế không đủ chất lượng, trong nước thì gây sụp đổ cả một nhà máy trước khi vào sử dụng hoặc trục trặc kỹ thuật trong qúa trình sử dụng, và khi xuất cảng thì bị gởi trả lại [2].
Transparency International Russia (TIR Tổ chức minh bạch quốc tế Nga) đã từng lên tiếng báo động: Rosatom là “một nước trong một nước”, tự trị và không bị kiểm soát bởi bất cứ ai khác hơn chính mình. Giải pháp cấp bách là phải thay đổi luật lệ hiện hành để đặt Tập đoàn Rosatom dưới sự kiểm sóat hữu hiệu của cả chính phủ lẫn công chúng Nga.
Ai, cơ quan nào trong chính phủ Việt Nam có đủ hiểu biết và khả năng để kiểm sóat Rosatom?
Ai, phe nhóm nào trong công chúng Việt Nam có khả năng và có quyền cũng như điều kiện để kiểm soát việc làm của Rosatom?
Tại sao chính phủ Nga chỉ bán vũ khí, tàu ngầm cho Việt Nam lấy tiền mặt nhưng lại sẵn sàng thiết kế và cho Việt Nam nợ nhà máy ĐHN Ninh Thuận đáng giá là 9 tỷ USD (theo đánh giá của họ)?
Chỉ cần theo dõi những cố gắng gần như tuyệt vọng để giải quyết bài tóan RÁC HẠT NHÂN của các nước có kinh nghiệm xử dụng ĐHN trên thế giới và sự rút lui của họ ra khỏi nền kỹ nghệ này, thì Việt Nam phải biết sợ và phải hiểu Ninh Thuận đã bị bán với giá bèo bọt vì ngu xuẩn.
Và nếu chúng ta nghĩ rằng trong khi Ninh Thuận ngắc ngoải, Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long, Đà Nẵng… vẫn có thể tiếp tục ăn chơi, thu hút khách du lịch, thì chúng ta thật là một dân tộc thiếu trí tuệ, không còn thuốc chữa.
Hôm nay là ngày kỷ niệm 27 năm thảm họa hạt nhân Chernoby, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW International Physicians for the Prevention of Nuclear War) và Hội Y sĩ trong Trách nhiệm Xã hội (Ärzte in sozialer Verantwortung) đã khẩn thiết thông báo [3]:
Kể từ năm thứ tư (sau thảm họa), ung thư tuyến giáp và ung thư máu (Leukämie) lan tràn ở trẻ em và người lớn. Những ước tính cẩn thận cho thấy 6 triệu người trên khắp châu Âu đã qua đời vì hậu qủa của bức xạ Chernobyl. Trong số 800.000 người tham gia công tác dọn dẹp tại Chernobyl, hơn 125.000 người đã qua đời. Hàng trăm ngàn người bị ốm nặng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng cao. Dị tật bẩm sinh tăng dần trong mỗi thế hệ tiếp nối.

Chúng tôi hoàn tòan không có bất kỳ thuốc men hay hình thức trợ giúp y tế nào để đối phó với bức xạ khi hữu sự. Cách duy nhất để tránh thảm họa là tuyệt đối không xây và đóng cửa những nhà máy ĐHN (IPPNW).
Đã đến lúc Y sĩ đòan Việt Nam cần lên tiếng cho đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình là Y khoa sẽ bó tay, không thể bảo vệ con người trước những căn bệnh hiểm nghèo do phóng xạ nguyên tử gây ra, dù cho chính bản thân hay gia đình, con cháu mình.
Cũng là lúc mà các nhà khoa học, giáo dục, truyền tin…, mọi người dân Việt có suy nghĩ và còn lưu tâm tới giống nòi, dù sống trong hay ngoài nước phải lên tiếng và hành động. Chẳng lẽ cả dân tộc Việt chúng ta chấp nhận đóng vai những kẻ mù đưa chân bước vào bãi mìn mà không mảy may chống cự?
T.Q.
Tài liệu tham khảo:
1. http://www.caodangdienhoc.org/TuSachDienHoc/NKNhan/ThucQuyen/ThucQuyen181211.htm
2. http://boxitvn.blogspot.de/2012/04/hay-bao-ve-viet-nam-hom-nay-cho-mai-sau.html
3. http://ippnw.de/?id=492
Xem thêm:
Loạt bài viết của GS Nguyễn Khắc Nhẫn về năng lượng Hạt nhân và tình trạng đi vào ngõ cụt của nền kinh tế điện hạt nhân trên thế giới 2003-2013

Saturday, April 20, 2013

Chiến tranh tâm lý ở Biển Đông / Psychological warfare in the South China Sea

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/SEA-01-100413.html

Chiến tranh tâm lý ở Biển Đông

Roberto Tofani, Asia Times, 10 April 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Trong chiến tranh, chiến thắng trên tất cả các mặt trận không có nghĩa là đã đạt tới mức tuyệt đối xuất sắc về quận sự; tuyệt đối xuất sắc là việc bẻ gãy sự kháng cự của đối phương mà không cần bước vào chiến trận – theo Binh pháp Tôn Tử của thời cổ đại Trung Hoa

Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua

HÀ NỘI – Tranh chấp hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bước vào một lĩnh vực nguy hiểm mới: chiến tranh tâm lý. Hành động khiêu khích ăn-miếng-trả-miếng, bao gồm cả việc triển khai tuần tra biển trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và quyết định của Bắc Kinh đưa vùng lãnh hải họ giành chủ quyền này vào bản đồ in trong thông hành (hộ chiếu) quốc gia của mình, đã gia tăng cường độ trong những tháng gần đây, tạo thêm những biến số bất ổn mới cho tình hình vốn đã không ổn định.

Trong khi cả hai bên đã nhiều lần khẳng định chủ trương của họ là muốn đạt được một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, qua một tuyên bố chung được công bố vào năm 2011, hiện nay có rất ít hoặc không có đối thoại trực tiếp giữa hai chính phủ. Bắc Kinh và Hà Nội bây giờ cũng đang phải đối mặt với chủ nghĩa dân tộc lên mạnh trong dân chúng của hai phía, qua những cuộc xuống đường biểu tình thường xuyên chống Trung Quốc ở Việt Nam và việc phổ biến đầy dẫy những lời lẽ chống đối Việt Nam trên các blog cá nhân và facebook của người Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông.

Thay vì đối thoại, Trung Quốc và Việt Nam dường như ngày càng tham gia vào một trò chơi gai góc của trận chiến tranh tâm lý, với mục đích rõ ràng là làm suy yếu khả năng của đối phương trong việc tiến hành các hoạt động tác chiến quân sự có thể xảy ra trong khu vực tranh chấp. Trong khi phản ứng của Việt Nam đối với động thái của Trung Quốc có vẻ thiên về hòa hoãn hơn là đối đầu, hành động của Trung Quốc càng lúc càng rõ ràng hơn, hướng vào mục đích dương oai diễu võ làm mất tinh thần lực lượng quân đội và hải quân nhỏ hơn và tương đối kém trang bị hơn của Việt Nam.

Khi lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm bị Trung Quốc áp đặt trên khu vực phía Bắc của Biển Đông đã được gỡ bỏ hồi tháng Tám, hơn 14.000 tàu thuyền đánh cá thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và 9.000 tàu thuyền với 35.000 ngư dân từ đảo Hải Nam gần đó đã tràn ngập vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Quan chức Việt Nam vào thời điểm này cho rằng ý đồ phía sau hành động đó dường như có sự phối hợp của một số lượng lớn các tàu “không phải là để đánh cá”.

Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế đặt tại Brussels cho biết trong một báo cáo tựa đề “Khuấy lên Biển Đông II: Những Phản ứng trong Khu vực” rằng số lượng lớn các tàu thuyền đánh cá (của Trung Quốc) “cũng để tạo ra một cái cớ để (Trung Quốc) gia tăng hành động tuần tra dân sự (trá hình) trong Biển Đông và khơi động tinh thần quốc gia dân tộc”.

Vào cuối tháng Giêng 2013, Việt Nam đã phản ứng bằng cách thiết lập một cơ quan ngư nghiệp mới để tuần tra vùng biển mà nước này đã tuyên bố chủ quyền trong Biển Đông. Theo Nghị định được duyệt này, các cán bộ của ”Cục Kiểm Ngư” sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức và cá nhân địa phương và nước ngoài hoạt động đánh bắt hải sản trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Theo Nghị định này, các nhóm tuần tra cũng sẽ tham gia vào nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, phòng chống thiên tai và kiểm soát trong vủng lãnh hải. Cơ quan này được thành lập sau khi Luật Biển của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào cuối năm ngoái. Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ Luật Biển này, cho rằng luật biển mới của Việt Nam vi phạm lãnh thổ của họ. Hệ thống truyền hình Trung Quốc chịu ảnh hưởng của nhà nước nhận xét tương tự rằng việc thiết lập Cơ quan Kiểm ngư của Việt Nam nói lên sự vi phạm “chủ quyền của Trung Quốc và các quyền về hàng hải”.

Trong những phản ứng rõ ràng là để ăn miếng trả miếng, vào đầu Tháng Ba vừa qua các quan chức Trung Quốc công bố kế hoạch thiết lập một làng mới trên bãi Mischief Reef, một rạn san hô lớn trong quần đảo Trường Sa. Ngày 07 tháng 3, Hà Nội đã tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, khiến Trung Quốc lần đầu tiên triển khai một đơn vị hải giám trang bị máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ tuần tra và quan sát gần quần đảo tranh chấp.

Ngày 10 tháng 3, ba tàu hải giám Trung Quốc (CMS) rùm beng tổ chức rời bến cảng mới được thành lập tại thành phố Tam Sa tại Hoàng Sa đặt trực thuộc đảo Hải Nam. Ba ngày sau đó, Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết hai tàu cá của Việt Nam bị đuổi ra khỏi vùng lãnh hải của Trung Quốc bởi một trong những tàu hải giám này. Báo cáo cho biết các thuyền đánh cá Việt Nam bị nghi ngờ đánh bắt cá trái phép trong vùng lãnh hải của Trung Quốc.

Nằm vào thế yếu

Hà Nội đã không đưa ra một tuyên bố chính thức nào để giải đáp sự việc quan trọng này trong lúc Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến 1988 tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, tại đó Trung Quốc đã đánh đuổi lực lượng Hải quân của Việt Nam, tàn sát 64 binh sĩ. Vào ngày kỷ niệm, các phương tiện truyền thông Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã cho thông báo rộng rãi và tiếp tục tố cáo rằng đảo Gạc Ma trong quần đảo Trướng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp – một quan điểm mà các nhà hoạt động Việt Nam tập trung vào đó để phản đối Trung Quốc tại cuộc biểu tình chống Trung Quốc tổ chức vào tháng trước tại Hà Nội.

Sau đó, vào ngày 25 tháng 3, Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ khi một tàu Trung Quốc bắn pháo sáng vào một tàu đánh cá Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Quan chức Việt Nam đã yêu cầu Bắc Kinh điều tra và có hành động trừng phạt các thủ phạm mà chính quyền Hà Nội tố cáo là một hành động “sai trái và vô nhân đạo”. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng hành động này là “hợp pháp và cần thiết” bởi vì nó xảy ra trong khu vực mà Bắc Kinh xem như là lãnh thổ Trung Quốc.

Về phương diện quân sự, Trung Quốc có thể có đủ khả năng để có một đường lối cứng rắn như vậy. Theo thống kê chính thức, ngân sách quân sự của Trung Quốc là 91,5 tỷ USD, lớn hơn 40 lần so với số 2,6 tỷ USD của Việt Nam trong năm 2011. Bắc Kinh cũng chiếm ưu thế trên mặt trận kinh tế, với mức thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng lên đến 16,4 tỷ USD trong năm 2012 từ 9 tỷ USD vào năm 2007.

Một số nhà phân tích cho rằng giai đoạn tiếp theo của chiến dịch chiến tranh tâm lý của Trung Quốc là họ có thể áp đặt các lệnh cấm giao thương với Việt Nam, tương tự như cách làm đối với việc xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản trong năm 2010 và lệnh cấm nhập cảng chuối từ Philippines vào năm ngoái. Cả Nhật Bản và Philippines cũng đang có rắc rối trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến thuật như vậy có nguy cơ phá hoại những thành tựu ngoại giao nhằm xây dựng sự tin tưởng và liên kết kinh tế với khu vực Đông Nam Á trong hơn hai thập niên qua.

Việt Nam ngày càng hướng về luật pháp quốc tế và những thỏa thuận có tính cách không ràng buộc trong “Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông” giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để bảo vệ vị thế của mình. Trong khi đó Trung Quốc một mặt cũng tái khẳng định cam kết của họ về Tuyên bố này vào hồi đầu tháng này tại cuộc hội nghị quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh, nhưng quan chức Trung Quốc mặt khác đã làm việc sau hậu trường để ngăn chặn các nước ASEAN tiến tới việc phát triển một quan điểm thống nhất về các tranh chấp (tại Biển Đông).

Quan điểm bất thành văn của Bắc Kinh, trong đó có nhiều cách thức như dùng bản đồ với vùng lãnh hải chín đoạn bao trùm cả Biển Đông mà nước này hiện giờ đang phổ biến, đã đóng góp vào mặt trận chiến tranh tâm lý chống lại Việt Nam. “Cường quốc lớn có lợi thế trong việc duy trì chiến lược không rõ ràng”, Huang Jing, Giám đốc Trung tâm về châu Á và toàn cầu tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. Ông cho rằng Trung Quốc đã học được cách Hoa Kỳ thường sử dụng các chiến lược mơ hồ trong quan hệ quốc tế của họ.

Tình trạng này cũng bị làm cho phức tạp hơn do quá trình chuyển đổi lãnh đạo Trung Quốc từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình. Theo học giả Jing, dưới sự lãnh đạo của Tập Cẩn Bình, vấn đề Biển Đông không còn có thể được coi chỉ là một vấn đề quốc tế mà còn là một vấn đề quốc nội. “Dư luận quần chúng ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra quyết định của họ. Những nhà lãnh đạo mới (của Trung Quốc) không có sự lựa chọn nào khác – họ phải chơi trò cứng rắn hơn tại Biển Đông”, ông Jing nói.

N. H. – T.H.N.
Ngày 20/04/2013

Psychological warfare in the South China Sea
By Roberto Tofani

To fight and conquer in all your battles is not supreme excellence; supreme excellence consists in breaking the enemy’s resistance without fighting. - The Art of War, ancient Chinese military treatise attributed to Sun Tzu.

HANOI – Maritime disputes between China and Vietnam have entered a dangerous new realm: psychological warfare. Tit-for-tat provocations, including marine patrol deployments in disputed areas in the South China Sea and Beijing’s decision to include territories it claims on maps printed in its national passports, have intensified in recent months, adding new destabilizing variables to an already volatile situation.

While both sides have repeatedly stated their intention to achieve a peaceful solution through negotiations, including through a joint statement issued in 2011, at present there is little or no direct dialogue between the two governments. Beijing and Hanoi must now also face rising nationalism among their citizens, including periodic anti-China street protests in Vietnam and widespread anti-Vietnam rhetoric on Chinese citizens’ private blogs and Facebook pages related to the South China Sea disputes.

Rather than dialogue, China and Vietnam seem to be increasingly engaged in a thorny game of psychological warfare, with the apparent aim to undermine the other sides’ ability to conduct potential combat operations in the disputed areas. While Vietnam’s reactions to China’s moves have appeared more defensive than offensive, China’s actions have more clearly aimed at deterring and demoralizing Vietnam’s smaller and comparatively poorly equipped military and navy.

When an annual fishing ban imposed by China over northern areas of the South China Sea was lifted last August, more than 14,000 fishing boats registered in China’s Guangdong province and another 9,000 ships carrying over 35,000 fishermen from nearby Hainan Island overwhelmed contested maritime areas. Vietnamese officials suggested at the time that the intention behind the seemingly coordinated dispatchment of such a large number of vessels “was not to fish”.

The Brussels-based International Crisis Group said in a report entitled “Stirring up the South China Sea II: Regional Responses” that the large number of fishing boats “also provide a pretext for increased civilian patrols in the South China Sea and rally nationalist sentiment”.

In late January, Vietnam reacted by establishing a new fishery bureau to patrol waters it claims in the South China Sea. According to the enabling executive decree, members of the new ”Vietnam Fisheries Patrol” will have authority to impose penalties on local and foreign fishing organizations and individuals that operate within Vietnam’s claimed maritime areas.

The patrol group will also be involved in disaster prevention and control, as well as search and rescue missions, according to the decree. The bureau’s creation follows on a Law of the Sea passed last year by Vietnam’s General Assembly. China vigorously protested on the grounds the new law violated its sovereign territory. The government-influenced CCTV commented similarly that the new bureau’s creation represented a violation of China’s “sovereignty and maritime rights”.

In apparent tit-for-tat response, Chinese officials announced plans in early March to establish a new village on Mischief Reef, a large reef in the Spratly archipelago. On March 7, Hanoi reaffirmed its sovereignty over the Spratly and Paracel archipelagos, prompting China for the first time to deploy a marine surveillance unit outfitted with helicopters to carry out patrol and observation missions near the contested islands.

On March 10, three China Marine Surveillance (CMS) ships departed with fanfare from the port of the newly created Sansha City on Hainan Island. Three days later, China’s official news agency Xinhua reported that two Vietnam-registered fishing ships were driven out of China’s territorial waters by one of the CMS vessels. The report said the Vietnamese boats were suspected of illegal fishing within China’s territorial waters.
Position of weakness
Hanoi did not issue an official statement in response to the incident, which significantly occurred while Vietnam commemorated a 1988 sea battle in the contested Spratly Islands in which China routed Vietnamese forces, killing 64 soldiers. Vietnamese state-controlled media, which reported widely on the anniversary, continues to assert that Gac Ma island in the same archipelago is illegally occupied by China – a notion that activists rallied around at anti-China protests held last month in Hanoi.
Days later, on March 25, Hanoi strongly protested when a Chinese boat shot flares at a Vietnamese fishing vessel in the contested Paracel archipelago. Vietnamese officials demanded that Beijing investigate and take action against the perpetrators for what Hanoi viewed as a “wrongful and inhumane” act. Chinese foreign ministry spokesman Hong Lei responded that the action was “legitimate and necessary” because it occurred in what Beijing views as Chinese territory.
Militarily, China can afford to take such a hard line. According to official statistics, China’s military budget of US$91.5 billion was more than 40 times greater than Vietnam’s $2.6 billion in 2011. Beijing also dominates on the economic front, with Vietnam’s trade deficit with China rising to $16.4 billion in 2012 from $9 billion in 2007.
Some analysts suggest that the next phase of China’s psychological warfare campaign could be to impose trade bans on Vietnam, similar to the ones it imposed on rare earth exports to Japan in 2010 and last year’s ban on banana imports from the Philippines. Both Japan and the Philippines are also embroiled in maritime disputes with China. Such tactics, however, risk undermining over two decades of diplomacy aimed at building confidence and economic linkages with Southeast Asia.
Vietnam has increasingly pointed to international law and the non-binding “Declaration on Conduct of the Parties in the East Sea” reached between China and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) to defend its position. While China reaffirmed its commitment to the declaration earlier this month at the 19th ASEAN-China Senior Official Meeting in Beijing, it has worked behind the scenes to prevent ASEAN from developing a unified position on the disputes.
Beijing’s undefined position, including over how many of the features included its wide-reaching nine-dash map of the South China Sea it actually claims, has played into its psychological warfare with Vietnam. “Big powers have advantages in maintaining strategic ambiguity,” said Huang Jing, director of the Center on Asia and Globalization at the National University of Singapore. He suggests that China has learned how the United States often makes use of strategic ambiguity in its international relations.
The situation has also been complicated by China’s leadership transition from Hu Jintao to Xi Jinping. According to academic Jing, under Xi South China Sea issues can no longer be perceived as solely an international issue but rather also a domestic one. “Public opinion does matter in decision making. [China's] new leaders have no choice – they have to play tougher in [the] South China Sea,” said Jing.
Roberto Tofani is a freelance journalist and analyst covering Southeast Asia. He is also the co-founder of PlanetNext (www.planetnext.net), an association of journalists committed to the concept of “information for change”.
Nguồn bản gốc: http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/SEA-01-100413.html

Monday, April 15, 2013

Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể tránh khỏi


http://www.boxitvn.net/bai/46272
http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/04/tai-sao-mot-cuoc-chien-giua-trung-quoc.html#more

Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể tránh khỏi

Business Insider
Dee Woo
Nguyễn HùngTrần Hoài Nam lược dịch
Bài xã luận dưới đây tuy đã được viết cách đây gần 2 năm nhưng những gì bài này nêu lên hiện nay vẫn là câu chuyện thời sự của Việt Nam và Biển Đông trước hành động xâm lược càng lúc càng trắng trợn của Tàu tại Biển Đông (và rộng ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam dưới mọi hình thức ráo riết và thâm hiểm mà ta gọi là sức mạnh mềm). Xin gửi đến độc giả bản lược dịch bài xả luận này để cùng ngẫm nghĩ – Các dịch giả.
Bây giờ với sự hoảng hốt cao độ của Trung Quốc, vụ tranh chấp Biển Đông đã trở thành một bữa tiệc công khai cho mọi người cùng đến dự: Mỹ được mời bởi nhiều người phụ trách chương trình tiệc, và thậm chí đối thủ kèn cựa của Trung Quốc là Ấn Độ cũng sẽ dự vào. Sức hấp dẫn lớn nhất đối với bữa tiệc là dầu, 7,5 tỷ thùng vàng lỏng nằm dưới đáy biển trong khu vực – vượt xa mức 80 phần trăm toàn bộ trữ lượng của vương quốc Ả Rập, theo ước tính của Trung Quốc.
Sự lộn xộn trong khu vực đã chứng minh chính sách “gác tranh chấp và cùng nhau phát triển” là một thất bại hoàn toàn của Bắc Kinh. Trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền là một loại “tiền tệ ảo” chỉ được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế và quân sự. Nếu không thì nó chỉ đơn giản là sự phỉnh gạt. Chỉ với ngoại giao và quan hệ kinh tế, Trung Quốc sẽ không bao giờ thắng tại Biển Đông.
Để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh Trung–Việt dường như không thể tránh khỏi. Đó cũng là cách hiệu quả nhất đối với Trung Quốc để giải quyết sự lộn xộn một lần cho xong. Vấn đề quan trọng duy nhất ngay lúc này là thời điểm và Mỹ sẽ phản ứng ra sao với cuộc chiến này. Chúng ta hãy nhìn vào các động thái làm cho ngọn núi lửa này sẽ bùng nổ:
Nền kinh tế Việt mong manh rất phụ thuộc vào việc sản xuất dầu tại Biển Đông, chiếm 30% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ nếu nước này bị mất đi tài sản dầu mỏ trong khu vực này. Việt Nam đang trong tình trạng quẫn bách: Lạm phát đang gia tăng một cách phi mã trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 20,82 phần trăm trong tháng Sáu so với một năm trước, tốc độ lạm phát nhanh nhất kể từ tháng 11 năm 2008; hệ thống ngân hàng đang đánh đu với các khoản nợ xấu trong bối cảnh thắt chặt các điều kiện tiền tệ và bong bóng phát triển kinh tế đang bị vỡ; thâm hụt thương mại ngày càng lớn đang xói mòn nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia, ước tính khoảng 12, 2 tỷ USD vào cuối năm 2010, giảm 53% so với mức đỉnh 25, 8 tỷ USD tính đến tháng hai năm 2008, sẽ cản trở đầu tư nước ngoài, làm trầm trọng thêm thanh khoản và gia tăng khả năng bị vỡ nợ hàng loạt của doanh nghiệp trong nước. Tất cả điều này sẽ làm trầm trọng ghê gớm hơn tình trạng bất ổn xã hội và đe dọa chế độ. Vì vậy, việc tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc sẽ là một cách tốt để cho Hà Nội làm chệch hướng những bất bình của dân chúng khỏi những sai phạm nghiêm trọng trong việc điều hành quá yếu kém nền kinh tế quốc gia của chính quyền cộng sản và hướng họ vào việc cổ vũ cho tính chính đáng của sự lãnh đạo và cai trị đất nước của Đảng Cộng sản, tạo ra tính hợp lý của chế độ dựa vào lòng yêu nước của dân chúng và thậm chí dựa cả vào chiến tranh. Đối với chính quyền cộng sản Hà Nội, Biển Đông đáng giá cho sự đổ máu.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào điều này từ quan điểm của Washington: tình trạng giảm bớt các ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở châu Á–Thái Bình Dương sẽ buộc Mỹ duy trì cam kết của mình với khu vực này trong chiều hướng khác dựa theo tiềm năng của nước Mỹ, ví dụ duy trì sự cân bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc hiện là trung tâm của các chuỗi cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng toàn cầu của khu vực, nuốt chửng các kỹ thuật về cơ phận, hàng hóa và nguồn vốn và trở thành chính họ như một trụ cột quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là tại một thời điểm nhu cầu từ phương Tây bị tụt giảm. “Theo thống kê của ASEAN, thương mại của Trung Quốc với ASEAN đã tăng gấp sáu lần kể từ 2.000 – 193 tỷ USD trong năm 2009, vượt qua cả mức giao thương với Mỹ.
Trong tổng số lượng thương mại của khu vực Đông Nam Á, phần của Trung Quốc từ 4 phần trăm đã tăng lên đến 11,3 phần trăm trong thời gian đó, trong khi phần thương mại của Mỹ với khối ASEAN giảm xuống từ 15 phần trăm còn 10,6 phần trăm. Cũng trong thời gian đó, thâm hụt thương mại của khối ASEAN với Trung Quốc tăng lên năm lần, đạt mức 21,6 tỷ USD. Khối ASEAN thông báo mức thặng dư thương mại với Mỹ trong năm 2009 là 21,2 tỷ USD, giảm 12 phần trăm từ năm 2000” .
Trung Quốc cũng là một nguồn vốn đầu tư rất quan trọng và cũng là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, châu Á hiện nay là khu vực có mức tăng cao nhất thế giới trong chi tiêu quốc phòng, và kết hợp với những cuộc đụng độ của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, v.v. tạo ra cho Quân đội Mỹ – một phức hợp kỹ thuật – một thách thức nghiêm trọng và cũng là cơ hội hoàn hảo. Tranh chấp Biển Đông cung hiến cho Hoa Kỳ một cơ hội vàng để quay trở lại Châu Á, bàn thảo về tình thân hữu, các thỏa thuận năng lượng và bán vũ khí.
N.H. & T.H.N.

Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable

Now Much to China’s dismay, the South China Sea dispute has become an open-house party: the US is invited by many to host the show, and even China’s arch rival India will tag along. The biggest allure for the party is oil, 7.5 billion barrels of the liquid gold deposited in the region—well-exceeding 80 percent of the entire Saudi kingdoms’ reserves, according to Chinese estimates.

The regional mess proves Beijing’s policy of “shelving disputes and developing jointly” is a total failure. In Territorial Disputes, sovereignty is a fiat currency solely backed by the economic and military might. Otherwise it’s simply bluff. Diplomacy and Economic ties alone will never win China the south China sea

To solve the territorial dispute, Sino-Vietnamese war seems inevitable. It’s also the most cost-effective way for China to sort out the mess once and for all. The only thing that matters right now is the timing and how the US will factor in this event. We are going to look into the dynamics how this volcano is going to erupt:

The fragile Vietnamese economy hugely depends on the South China Sea oil production, which accounts for 30% of its GDP. Vietnamese economy will collapse if it loses its oil assets in the region. Vietnam is in dire straits: The inflation is running rampant while the consumer price index rose 20.82 percent in June from a year ago, the fastest pace since November 2008; The bank system is teetering with bad loans amid tight monetary conditions and busting economic bubbles; the widening trade deficit has eroded the country’s foreign-exchange reserves—estimated at $12.2 billion at the end of 2010, down 53% from the peak of $25.8 billion reached February 2008, which will deter foreign investment, worsen liquidity and increase systemic insolvency. All this will seriously aggravate social unrest and threaten the communist regime. Therefore, Stoking tension with China will be a good way for Hanoi to direct national grievance away from its domestic mismanagement and vindicate its legitimacy of rule with patriotism and even war. To Hanoi, the South China Sea is worth shedding blood for.

Now let’s look at this from Washington’s perspective: the diminishing American economic influence in Asia-pacific will force the US to sustain its engagement with the region in alternative capacities, for example, maintaining military power balance. China now serves as the hub for the region’s global supply chain, gobble up components, commodities and capital goods and is coming into its own as a vital pillar of support for the region’s economies, particularly at a time Western demand is lagging. “According to ASEAN statistics, China’s trade with ASEAN has jumped six-fold since 2000 to US$193 billion in 2009, surpassing that of the US. China’s share of Southeast Asia’s total commerce has increased to 11.3 percent from 4 percent in that time, whereas the US’s portion of trade with the bloc fell to 10.6 percent from 15 percent. During that time, ASEAN’s trade deficit with China widened by five times to US$21.6 billion. The bloc reported a US$21.2 billion trade surplus with the US in 2009, down 12 percent from 2000.” China is also a very important source of investment and the largest source of foreign tourists in the region. Meanwhile, Asia today is the region with the highest increase in defense spending in the world, and that combined with China’s skirmishes over territory disputes with Japan, Vietnam and Philippine, etc. present the US Military–industrial complex with a grave challenge and perfect opportunity. The South China Sea dispute offers the US a golden opportunity to come back to Asia, talk about friendship, energy deals and arms sales.
Nguồn:
http://articles.businessinsider.com/2011-07-20/politics/30031154_1_territorial-dispute-asean-south-china-sea

Friday, April 12, 2013

Phe cộng sản thiên tả (cực đoan) Việt Nam chống lại các phản ứng quyết liệt yêu cầu sửa đổi Hiến Pháp


http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/04/phe-cong-san-than-huu-viet-nam-chong.html#more

10/04/2013

Phe cộng sản thân hữu Việt Nam chống lại các phản ứng quyết liệt yêu cầu sửa đổi Hiến Pháp

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Hoa được sắp xếp theo hình búa liềm Cộng sản trên một đường phố Hà Nội. Các nhà lập pháp hai năm trước đây đã khởi sự xem xét lại Hiến pháp, phản ánh một phần sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung theo kiểu xô viết sang nền kinh tế thị trường. Ảnh: Justin Mott/Bloomberg
Trong khi quay một phim tài liệu về Hồ Chí Minh lúc bộ đội của ông chiến đấu với quân đội Mỹ trong những năm 1960, ông Trần Văn Tân quan sát cách nhà lãnh đạo Cộng sản này giữ lối sống đơn giản như của người dân Việt Nam nghèo khổ.
Năm thập kỷ sau, ông Tân cho biết các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản bây giờ quan tâm về việc cố làm giàu cho bản thân mình hơn là thực hiện theo như lý tưởng của ông Hồ Chí Minh. Bãi bỏ hệ thống độc đảng sẽ dẫn đến “cạnh tranh lành mạnh” và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ông Tân, 65 tuổi, một công chức về hưu bây giờ bán trà vỉa hè trong trung tâm thành phố Hà Nội, cho biết.
“Có những người không có đủ thức ăn để ăn, con cái của họ không có đủ quần áo che thân trong mùa đông”, ông Tân nói. “Có những người nông dân không có đất để cày. Họ rất nghèo, trong khi nhiều người trong giới lãnh đạo rất giàu. Các nhà lãnh đạo rất giàu mà ngay cả con cái, cháu chắt của họ cả đời sẽ không thể xài hết số tài sản kếch xù của họ.”
Ông Tân là một trong số hơn 12.000 quan chức về hưu, học giả, trí thức, thường dân và nông dân trồng lúa lên tiếng công khai chống lại những thay đổi hiến pháp được Đảng đề xuất nhằm sẽ tăng thêm sự nắm chặt quyền lực của Đảng Cộng sản đối với đất nước và dân chúng Việt Nam. Phong trào phản biện, đối lập mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra đang gia tăng mối đe dọa và thách thức đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khi ông ta đang tìm cách quay ngược một nền kinh tế bị trì trệ với số lượng nợ xấu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á vào năm ngoái.
“Ngay cả nếu phong trào này bị đàn áp dập tắt và bị ép trở lại thời kỳ chuyên quyền lúc trước, phong trào đòi hỏi thay đổi sẽ không thể bị xóa mất. Đó là một mối đe dọa có thực”, Ernest Bower, chủ tịch của Fairfax, thuộc tổ hợp Bower GroupAsia có trụ sở tại Virginia, chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở Đông Nam Á, cho biết. “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải đối phó với vấn đề nan giải này. Nếu chế độ này bị kìm hãm khi những quyết định lớn này được thực hiện, thì đó là điều đáng lo ngại bởi vì nó có thể làm cho sự tăng trưởng bị chậm hơn và làm cho sự bất mãn ngày càng tăng.”
‘Chế độ toàn trị’
Mức VN-Index đã tăng 22 phần trăm trong năm nay, một kết quả tốt nhất có được trong khu vực châu Á sau Nhật Bản, trong khi có sự giảm bớt nguồn vốn đưa vào các thị trường mới xuất hiện từ một số quốc gia có nền kinh tế tiến tiến. Chỉ số này, trong khi tăng lên 18 phần trăm vào năm ngoái, tăng 0,6 phần trăm vào hôm nay tính đến lúc nghỉ buổi sáng. Tiền đồng đã giảm 0.5 phần trăm trong năm nay.
Các nhà lập pháp hai năm trước đây đã khởi sự xem xét lại Hiến pháp, phản ánh một phần sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu xô viết sang nền kinh tế thị trường. Ngày 2/01/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức yêu cầu mọi tầng lớp dân chúng đóng góp ý kiến về những điều khoản mới và những thay đổi cho các điều khoản cũ của Hiến pháp 92 trong bản dự thảo Hiến pháp mới 2013, chẳng hạn như loại bỏ ngôn từ quy định khu vực nhà nước sẽ đóng “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế.
Hai tuần sau, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận được một trong những thách thức lớn nhất đối với quyền lực của đảng kể từ khi đất nước thống nhất 37 năm trước đây, sau khi chiến tranh chấm dứt: Bảy mươi hai vị nhân sĩ trí thức và quan chức nhà nước trước đây, trong đó có nhiều đảng viên Đảng Cộng sản, chính thức đưa ra một dự thảo hiến pháp khác kêu gọi thực thi “tự do cạnh tranh chính trị.” Tính đến tuần trước, kiến nghị và dự thảo Hiến pháp 72 đã nhận được hơn 12.000 chữ ký thông qua một chiến dịch ký tên ủng hộ trực tuyến.
Nhóm này, trong đó bao gồm các thành viên hiện nay của Đảng Cộng sản, vào tuần rồi đã gia tăng cường độ chỉ trích lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi các nhà lập pháp từ chối xem xét đề xuất của họ. Trong một bài phổ biến trực tuyến, họ lên tiếng kêu gọi các phương tiện truyền thông nhà nước công bố các tài liệu về kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp của họ, và kêu gọi mọi người chống lại “chế độ toàn trị của chế độ độc đảng với Đảng Cộng sản nắm toàn qưyền, đứng trên nhà nước và pháp luật, bóp chết rất nhiều quyền tự do và dân chủ được minh định trong Hiến pháp 92″.
‘Không có thảo luận’
“Chúng tôi hy vọng có đối thoại công bằng, có các cuộc thảo luận thẳng thắn với họ (Ủy ban Biên soạn dự thảo Hiến pháp), nhưng cho đến nay vẫn hoàn toàn không có một lần thảo luận nào”, bà Phạm Chi Lan, người từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, cho biết ngày 03 tháng 4.
Bản dự thảo Hiến pháp của 72 vị nhân sĩ, trong đó kêu gọi cho các cuộc bầu cử dân chủ và quyền sở hữu đất tư nhân, trái ngược với bản dự thảo mới của Chính phủ (Đảng Cộng sản Việt Nam) đưa ra, trong đó lại tiếp tục tái khẳng định như Hiến pháp 92 với Đảng Cộng sản “được toàn quyền lãnh đạo của Nhà nước và xã hội.”
Trong số những vị nhân sĩ ký tên cho bản dự thảo Hiến pháp 72 có ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đơn vị Thành phố Hố Chí Minh – một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam, và ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhiều nông dân tại Nghệ An, tỉnh quê hương của ông Hồ Chí Minh, cũng đã ký tên với kiến nghị này.
‘Đổ máu’
Ông Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế đã nghỉ hưu, người đã giúp viết dự thảo Hiến pháp 72 trên đây, cảnh báo về khả năng sẽ có phản đối mạnh bạo tương tự như cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia năm 2011 nếu nhà nước cộng sản không giải quyết hợp lý tranh chấp đất đai thí dụ như những vụ cưỡng chế trục xuất người dân ra khỏi khu đất họ sở hữu lâu đời. Khoảng 70 phần trăm của 1,6 triệu khiếu nại nộp cho Cơ quan Thanh tra Nhà nước từ năm 2008 đến 2011 liên quan đến vấn đề đất đai, theo một trang web chính phủ cho biết.
Nông dân nuôi tôm Đoàn Văn Vươn và năm thành viên gia đình ông vừa bị kết án tù hồi tuần trước, với bản án tù đến năm năm vì chống lại và bắn vào cảnh sát đến cưỡng chế gia đình của họ ra khỏi khu đất họ đang canh tác hợp pháp, theo một bài viết trên trang web của chính phủ ngày 05 tháng 4. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái cho biết hành động cưỡng chế đó là bất hợp pháp và đã ra lệnh điều tra những hành động cưỡng chế rất sai trái này.
“Chúng tôi muốn tránh bất kỳ cuộc đụng độ bạo lực nào có thể đưa đến đổ máu,” ông Nguyễn Quang A cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 22 tháng Ba 2013. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc này trong lúc này. Đảng và những người cầm quyền cần phải hiểu các vấn đề xã hội để tránh phải trả một giá rất cao.”
Đảng Cộng sản đã chuyển hướng sang thực hiện các hành động dèm pha, hăm họa những người làm và phổ biến kiến nghị sửa đổi dự thảo Hìến pháp mới. Báo nhà nước, Gia đình & Xã hội, đã sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên vào ngày 26 tháng Hai sau khi ông ta viết một bài chỉ trích Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người đã phỉ báng những vị nhân sĩ trí thức lên tiếng trong bản kiến nghị thúc đẩy đòi hỏi đa nguyên đa đảng.
Nhạc sĩ bị bỏ tù
Ông Nguyễn Đình Lộc, một vị Bộ trưởng Tư pháp trước đây đã ký tên vào kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp 72 thay thế bản dự thảo do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra vào tháng trước, cho biết ông đã không tham gia viết dự thảo Hiến pháp 72 sau khi ông bị mời làm việc với các quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính phủ – vừa cho biết rằng có được một phần sáu của tổng số 90 triệu người dân Việt Nam đã đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp mới của Đảng Cộng sản biên soạn – quyết định cho gia hạn thêm thời gian lấy ý kiến của dân chúng từ ngày 31/03/2013 đến ngày 30/09/2013, sau đó các nhà làm luật sẽ xem xét các ý kiến đề nghị thay đổi.
Việt Nam thường xuyên bỏ tù những người bất đồng chính kiến lên tiếng kêu gọi tự do chính trị. Vào tháng Giêng, 14 người hoạt động ôn hoà đã bị kết án lên đến 13 năm tù vì bị gán cho tội danh lật đổ nhà nước chỉ vì họ tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Năm ngoái, hai nghệ sĩ đã bị bỏ tù vì bị gán cho tội tuyên truyền chống nhà nước sau khi Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh đàn áp các blog xã hội đã công khai phê phán ông ta.
Những vụ tranh chấp quyền hành trong nội bộ hồi năm ngoái đưa đến kết quả ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng phải công khai xin lỗi trước toàn dân về sự thất bại của Đảng Cộng sản trong công tác loại trừ tệ trạng tham nhũng trầm trọng trong Đảng Cộng sản. Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo cao cấp trong chính phủ sẽ phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm họ lần đầu tiên trước Quốc hội vào tháng tới.
Tháng 12 vừa qua, Ông Dũng cho biết nền kinh tế có thể tăng trưởng 5,5 phần trăm trong năm nay sau khi tăng 5,03 phần trăm trong năm 2012, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong năm 2010, thành phần giàu có nhất nước, chiếm 20 phần trăm dân số của Việt Nam, có mức thu nhập trung bình hơn 9,2 lần cao hơn so với mức thu nhập của số người nghèo nhất, chiếm khoảng một phần năm dân số (20%), tăng hơn so với 8,4 lần trong năm 2006, theo tổng kết của Tổng cục Thống kê.
Nền kinh tế của Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong năm nay, Phó Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết tại một hội nghị được tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 06 tháng 4. Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng, bà nói.
Ông Tân, người đã giúp đỡ thực hiện phim tài liệu vể Hồ Chí Minh, cho biết sự ủng hộ cho một hệ thống chính trị đa đảng là việc làm cần thiết và quan trọng mặc dù sự thay đổi này có thể phải cần một số năm.
“Chúng tôi có lẽ không thể làm bất cứ điều gì khác lạ nào đáng kể vào lúc này, nhưng chúng tôi vẫn cần phải nói ra,” ông nói. “Hy vọng rằng việc làm này có thể giúp thể chế thay đổi dần dần.”