Tuesday, September 4, 2012

Thư của Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi ông Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler nhân chuyến công du Việt Nam tháng 9/2012


"Trong lãnh vực môi trường Hà Nội theo đuổi một chính sách thù địch thiên nhiên và con người. Trong khi nước Đức sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì Hà Nội lại nhập khẩu các lò phản ứng từ Nga, Nhật Bản và xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại các khu vực nhạy cảm của Việt Nam."

http://www.vietnam21.info/

Thư của Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi ông Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler nhân chuyến công du Việt Nam tháng 9/2012

 




Diễn Đàn Việt Nam 21
ngày 03/09/2012


Ông Bộ trưởng Kinh tế
Dr. Philipp Rösler
10115 Berlin

Thưa ông bộ trưởng,

Chúng tôi rẩt quan tâm ghi nhận tin tức về chuyến công du Việt Nam của ông trong thời gian từ 17 đến 21 tháng 9 năm 2012.

Chúng tôi đau lòng khi nghĩ đến quê hương của chúng tôi nơi mà hiện nay người dân có không có tiếng nói trong các vấn đề dân chủ, công lý, tự do, an sinh và phát triển của đất nước.

Từ 37 năm qua, chế độ Hà Nội đã từng hứa hẹn với người dân "độc lập, tự do và hạnh phúc", nhưng những điều này vẫn chưa thành sự thật. Thay vì gìn giữ độc lập, nhà cầm quyền càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, để cho Bắc Kinh chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà không có một sự phản kháng nào. Hà Nội đã đè nén mọi khát vọng tự do của người dân, bắt giữ những người bất đồng chính kiến như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý, thượng tọa Thích Quảng Độ, luật sư Lê Công Định, Blogger Điếu Cầy... cũng như cấm đoán các cuộc biểu tình. Về mặt hạnh phúc, đằng sau một bộ mặt kinh tế bề ngoài được đánh bóng là phồn thịnh thì thực tế phần lớn dân chúng phải chịu đựng nghèo đói, lạc hậu và tham nhũng thay vì hạnh phúc. Các quan chức lũng đoạn công quỹ trong đó gồm cả tiền viện trợ phát triển. Trong lãnh vực môi trường Hà Nội theo đuổi một chính sách thù địch thiên nhiên và con người. Trong khi nước Đức sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì Hà Nội lại nhập khẩu các lò phản ứng từ Nga, Nhật Bản và xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại các khu vực nhạy cảm của Việt Nam.

Đứng trước những vấn đề bất cập nêu trên, chúng tôi rất hoan nghênh nếu ông không chỉ đàm phán với chính phủ Việt Nam về thương mãi và chính trị tại Việt Nam mà còn dành thì giờ để trao đổi với đại diện của xã hội dân sự và các cộng đồng tôn giáo. Chúng tôi hy vọng rằng ông sẽ đề cập đến số phận của các tù nhân chính trị bất bạo động tại Việt Nam và can thiệp cho họ sớm được tự do.

Chúng tôi đánh giá cao việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa Đức và Việt Nam. Mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ giữa quê huơng cũ và quê huơng mới của chúng tôi sẽ khuyến khích mọi người tại Việt Nam thêm can đảm dấn thân vì tự do, công lý để chuyển hóa đất nước.

Chúng tôi tin vào lời tuyên bố của bà thủ tướng liên bang: "trong đời sống chính trị hằng ngày tại châu Âu và trên thế giới như cũng ở phạm vi riêng tư, chúng ta thường đi đến sự dung hòa, ngay cả những dung hòa đầy khó khăn, nhưng những việc đó mang lại nhiều lợi điểm hơn là nhược điểm. Tuy nhiên, sẽ không thể có thỏa hiệp dựa trên sự thiếu hiểu biết về những điều dân chủ cơ bản như đã quy dịnh trong hiến pháp" (Bài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm "60 năm Tòa Án Hiến pháp Liên Bang"). Chúng tôi hy vọng rằng ý nghĩa phát biểu này của bà Merkel sẽ là căn bản góp phần tích cực trong các cuộc hội đàm của ông tại Việt Nam.

Kính chúc ông cùng phái đoàn một chuyến đi thoải mái và thành công.
Trân trọng kính chào.

Dr. Hong-An Duong
Diễn Đàn Việt Nam 21
www.vietnam21.info






Brief des Forums Vietnam 21 an Herrn Bundeswirtschaftsminister Philipp Rösler anläßlich seiner Reise nach Vietnam im September 2012



Forum Vietnam 21
Sektion Deutschland
03.09.2012

Herrn
Bundeswirtschaftsminister
Dr. Philipp Rösler
Scharnhorststr. 34-37
10115 Berlin


Sehr geehrter Herr Minister,

mit großem Interesse haben wir die Nachricht von Ihrer Reise nach Vietnam in der Zeit vom 17.bis 21. September aufgenommen.

Wir denken mit Wehmut an unsere alte Heimat, wo derzeit das Volk kein Mitspracherecht in Sachen Demokratie, Gerechtigkeit, Freiheit, Sicherheit und Entwicklung des Landes hat.

Das Regime in Hanoi verspricht dem Volk seit 37 Jahren „Unabhängigkeit, Freiheit und Glück“. Doch nichts davon ist wahr geworden. Statt Unabhängigkeit zu erhalten, begibt sich die Regierung immer mehr in die Abhängigkeit Chinas, in dem sie Beijing ohne Widerstand vietnamesische Territorien, wie die Paracel- und Spratly Inseln, überlässt. Den Wunsch des Volkes nach Freiheit unterdrückt HaNoi durch Verhaftung von friedlichen Dissidenten wie Dr. Cu HuyHaVu, Dr, Nguyen DanQue, Pater Nguyen VanLy, dem Mönch Thich QuangDo, dem Anwalt Le CongDinh, Blogger Dieu Cay…sowie durch Verbot von Demonstrationen. Statt Glück leidet hinter der Fassade einer vermeintlich blühenden Wirtschaft die breite Masse des Volkes unter Armut, Rückständigkeit und Korruption. Funktionäre plündern die öffentlichen Kassen, darunter auch Gelder der Entwicklungshilfe. Auch in puncto Umwelt betreibt HaNoi eine menschen- und naturfeindliche Politik. Während in Deutschland die Atommeiler stillgelegt werden, importiert HaNoi die Reaktoren aus Japan, Russland und baut Atomkraftwerke in sensiblen Regionen Vietnams.

Angesichts der genannten Missstände begrüßen wir es sehr, wenn Sie in Vietnam mit den vietnamesischen Regierungsmitgliedern nicht nur Gespräche über Wirtschaft und Politik führen, sondern auch Zeit finden, mit Vertretern der Zivilgesellschaft und der Religionsgemeinschaften zu sprechen. Wir hoffen sehr, dass Sie dabei auch das Schicksal der gewaltlosen politischen Gefangenen in Vietnam offen zur Sprache bringen und sich für deren Freilassung einsetzen.

Wir wissen die Förderung der Wirtschaftsbeziehung zwischen Deutschland und Vietnam zu schätzen. Eine enge politische und wirtschaftliche Beziehung zwischen unserer alten und unserer neuen Heimat wird den Geist der Freiheit, der Gerechtigkeit und den Mut zur Veränderung bei allen Menschen in Vietnam fördern,

Wir haben viel Vertrauen in die Aussage der Bundeskanzlerin: „Wir werden im täglichen politischen Leben in Europa und in der Welt wie auch zu Hause sicherlich immer wieder Kompromisse schließen – auch mühsame Kompromisse, bei denen aber zum Schluss die Vorteile gegenüber den Nachteilen überwiegen. Aber keine Kompromisse kann es geben, wenn die Grundlagen des Demokratieverständnisses, wie es durch das Demokratieprinzip im Grundgesetz vorgegeben ist, infrage gestellt werden.“ (Rede zum Festakt „60 Jahre Bundesverfassungsgericht“). Wir wünschen uns, dass dieser Aussage von Frau Merkel in Ihren Gesprächen in Vietnam Rechnung getragen wird.

Wir wünschen Ihnen und Ihrer Delegation eine angenehme und erfolgreiche Reise.

Mit freundlichen Grüßen

Dr. Hong-An Duong

No comments:

Post a Comment