Sunday, August 28, 2011

THU CANH GIAC VE BAN DO CO HINH LUOI BO CUA TRUNG QUOC

tháng 9 năm 2011

Đề mục: Về bản đồ của Trung quốc, giành hầu như toàn vùng biển của Biển Đông Nam Á là vùng lãnh hài của nước này.

Kính thưa Ông Trưởng Ban Biên Tập,

Chúng tôi là một số giáo chức và chuyên viên kỹ thuật đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi muốn nói lên sự quan tâm, nếu không nói là bất bình, về sự thiên vị thể hiện rỏ trong hình vẽ bản đồ nước Trung Quốc ( xoá bỏ những nước trong khu vực như Việt Nam,Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân... và xáp nhập vùng biển và hải đảo đang tranh chấp phía đông Việt Nam vào lãnh thổ của Trung Quốc) trong bài viết của những người Trung Quốc.
Thí dụ:
-Tập San Science, số 29 -07- 2011, bộ 333 số 6042 trang 581-587, tác giả Xizhe Peng
-Tập san Waste Management, số 8 tháng 8 2011, bài viết của J. Tai và cộng sự.
- Elsevier, Geoscience Frontiers (2011), 2(2), 261-275
- Earch Sciences (2010, 2011)
- Springer, J. Geogr. Sci. (2010), 20(4), 628-640
- Climatic Change (2006, 2008)
- Agricultural Water Management (2008)
.......
Đường biên giới 9 đoạn bao trùm khoảng 90% biển Đông, diện tích khoảng 350,000km2, chiếm trọn hai quần đảo hoàng Sa và Trường sa. Khu vực này vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Viet Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunie, Đài Loan, và gần đây là Trung Quốc ( nước đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía tây Trường Sa của việt Nam sau hai trận hải chiến đẩm máu năm 1974 và 1988). Trong khi Việt Nam đã liên tục là chủ quyền của hai quần đảo này kể từ thế kỷ 15, những nước khác (thí dụ như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Taiwan, và Trung Quốc) chỉ mới vừa lên tiếng giành chủ quyền trong thời gian gần đây sau khi có tin vùng biển Đông có tiềm năng về dầu khí.
Trong vài năm qua,Trung Quốc đơn phương đưa ra bản đồ lãnh thổ vùng biển 9 đoạn và t ự cho rằng toàn bộ biển Đông là “vùng biển lịch sử “ của họ, không tuân thủ các luật biển quốc tế như UNLOS ( Thoả Thuận về Luật Biển của Liên Hiêp Quốc). Đường ranh giới vẽ tay hình chử U vừa không có chứng cứ khoa học và cũng không có thông tin địa dư nào để chứng minh trước cộng đồng thế giới sự trung thực của nó. Do đó, đường ranh giới biển 9 đoạn trong bản đồ của Trung Quốc là sự ngụy tạo và nhằm đánh lừa cộng đồng thế giới.Trung Quốc thường xuyên lập đi lập lại trước công luận về chủ quyền của họ trên toàn vùng biển của biển Đông, và hy vọng cộng đồng thế giới không lưu tâm đến .
Chúng tôi xin lưu ý cùng ông về hệ quả liên quan đến việc cho xuất bản hình vẽ bản đồ Trung Quốc trong bài viết mà không có kiên hệ gì đến nội dung của bài.Việc gài ghép bản đồ Trung Quốc trong đó bao gồm toàn bộ vùng biển của Đông Nam Á trong các bài viết có xuất xứ từ các trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc và được nhắm vào những tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những việc làm mờ ám của nhà nước Trung Quốc. Chánh quyền Trung Quốc mong muốn với sự thường xuyên xuất hiện bản đồ Trung Quốc với đường biên giới lưỡi bò sai trái này tr ên các tạp chí nổi tiếng và có nhiều tín nhiệm trên thế giới và không bị phê phán, phản đối từ các ban biên tập và đọc giả thì họ dùng đó làm bằng chứng không chính danh cho chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông, để nhằm tạo tiền đề của việc đã rồi và để che đậy điều hiển nhiên là Trung Quốc không có bằng chứng hợp pháp nào, và để giành sự đồng tình của cộng đồng thế giới trong việc áp đặt chủ quyền của họ trên toàn bộ vùng biển đang tranh chấp tại biển Đông của Đông Nam Á.
Không cần biết là đang có tranh chấp với các nước trong vùng về các vùng lãnh hải, dựa vào sức mạnh quân sự, Trung Quốc hiện đang có hành động bạo lực rất côn đồ và phi pháp nhằm tiến hành áp đặt đường biên giới lãnh hải 9 đoạn tại vùng biền Đông, mà được các nước ví von là “vùng đường lưỡi bò”. Trong những năm qua, nhiều ngư phủ Việt Nam trong lúc họ đang hành nghề trong những vùng biển lâu đời của ông cha chạy dọc theo suốt chiều dài gần 3000km của bờ biển Việt Nam đối diện với Biển Đông, thường xuyên bị tàu hải quân các loại của Trung Quốc ngăn chặn, khủng bố, cướp đoạt và đôi khi bị lính Trung Quốc bắn giết một cách vô nhân đạo. Số ngư sản đánh bắt được, dầu chạy máy tàu, và ngư cụ bị họ cướp đoạt. Nhà cầm quyền Trung Quốc còn ngang nhiên đòi tiền chuộc mạng cùng với tàu thuyền như là hành động của bọn cướp biển trước khi được thả cùng với những chiếc thuyền bị lột sạch chỉ còn vỏ. Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2011 vừa qua, Trung Quốc cho nhiều tàu chiến đội lớp tàu hải giám trắng trợn uy hiếp hai tàu khảo cứu Việt Nam trong lúc những tàu này đang khảo sát vùng biển nằm trong vùng 200 hải lý Kinh Tế Đặc Quyền (EEZ), và đã hung bạo cắt đứt đường cáp quang chuyên dùng của những tàu này.
http://globalspin.blogs.time.com/2011/06/10/tension-rise-over-south-china-sea-claims/

Trong tinh thần tôn trọng sự trung thực của khoa học cùng với những sự thật hiển nhiên của khu vực Biển Đông, chúng tôi trân trọng việc ông để ý và quan tâm đến hành động “lén đi cửa sau” của nhà nước Trung Quốc bắng cách dùng những bài viết có xuất xứ từ Trung Quốc làm bình phong để kèm vào những bản đồ sai lệch với thực tế và có tính cách thiên vị tương tự như bản đồ nêu bên trên.
Chúng rất trân trọng sự quan tâm giúp đở của ông nhằm loại bỏ những bài viết gian dối của các tác giảTrung Quốc, lợi dụng tập san của ông để cổ vũ những ý đồ đen tối khác chống lại các nước trong vùng Đông Nam Á.
Dân chúng Việt Nam chúng tôi trên khắp thế giới xin trân trọng đáp ứng thuận lợi của ông về mối quan tâm của chúng tôi và mong muốn rằng quan điểm chân thực của chúng tôi được độc giả biết rỏ.

Trân trọng
Thay mat:
Nguyen Hung
email: savevietnam09@gmail.com

Danh sach nguoi ky ten:
Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
Gian Vu, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland
Xuan Yem Pham, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France
Dang Hung Nguyen, Ph.D., Prof , Liège, Belgium
Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France
Khanh Tuoc Trinh, Ph.D., New Zealand
Ngoc Bich Tran, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Thuong Son Nguyen. Ph.D., Australia
Hoanh T. Ngo, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Mai Tran, Ph.D., Australia

Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Long Quang Le, B.E. Mech, New Zealand
Phuong Minh Tran, M. Tech, Australia
Tuyen Gia Do, B.E. Elect, Saudi Arabia
Ba Tuoc Tran, M. Com., Vietnam
Long Viet Bui, B.E. Mech, Vietnam
Xa Van Nguyen, M.E. Civil, USA
Tu Van Nguyen, M.Com. (Econ.), New Zealand
Lap Quoc Nguyen, Ph.D.,USA

Han Huu Huynh, B.S. Tech (Food), USA
Tuyet Van Duong, M.Com. (Econ.), USA
Danh Cong Bien, M.E. Elect, New Zealand
Triet Minh Ngo, P.E. Civil, USA
Kho Huu Nguyen, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
Nham Truong, Ph.D, Australia
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Hong Ba Le, M.Sc, Australia
Huynh Tung Ngo, B, Agr.Sc, Australia
Hung The Vu, B.S. Comp., USA

Ngon Danh Nguyen, P.E. Civil, USA
Mai Chi Thi Nguyen, B.Com., USA
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Bich Lien Nguyen, B.A. Edu., USA
Mui Dinh, B.A. Edu., Australia
Tuan Sy Bui. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Duong Thanh Tran, B.A.Edu, New Zealand
Chau Bich Bui, M.A., USA
Nga Thien Nguyen, B.S. Comp., New Zealand
Thi Nhung Do, B.A. Edu., USA

The Hung Nguyen, Prof, Uni of Danang, Vietnam
Khanh Nguyen-Do, Ph.D., Australia
Ngoc Diep Vuong, M.Com.,Economics, USA
Thanh Truc Vuong, B.A.Edu, USA
Long Phan Pham, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Quyet Vu, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Lieu Thu Le, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Van Hao Nguyen, M.E. Civil, Australia

Thi Tinh Tien Le, M.Com, Economics, Australia
Mong Trinh Thi Nguyen, B.A, New Zealand
Thomas Hung Ngoc Dang, M.B.A, CPEng, Australia
Huu The Nguyen, M.B.A., USA
Hoai Vong Cong Le, M.Com, USA
Khoa Ba Ngo, M.B.A., USA
Hung Nguyen, B.E. Chem, Australia

No comments:

Post a Comment